Lỗi phần cứng điện thoại là gì? Cách nhận biết? Làm gì khi gặp lỗi Update 01/2025

Chúng ta vẫn thường nghe nhiều về lỗi phần cứng trên điện thoại và dường như đây là một vấn đề được rất nhiều người dùng quan tâm. Vậy thì lỗi phần cứng điện thoại là gì, cách nhận biết cũng như có giải pháp gì khi gặp lỗi? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc trên nhé!

1. Phần cứng trên điện thoại là gì?

Phần cứng trên điện thoại là những linh kiện được lắp ráp cùng nhau để tạo nên một chiếc điện thoại hoàn chỉnh. Những bộ phận quen thuộc của phần cứng mà ta vẫn thường tiếp xúc như pin, nút nguồn (đối với điện thoại thông minh), nút bấm, màn hình, camera, vỏ điện thoại, khe SIM, khe thẻ nhớ, main điện thoại,…

Nói một cách đơn giản, phần cứng là những phần, chi tiết mà ta có thể trực tiếp sờ thấy trên chiếc điện thoại, khác với phần mềm – phần không thể sờ hay cầm nắm được.

Phần cứng trên điện thoại

Phần cứng trên điện thoại

2. Lỗi phần cứng trên điện thoại là gì?

Lỗi phần cứng điện thoại là những lỗi xảy ra khi phần cứng trên điện thoại bị hỏng và không thể thực hiện chức năng như bình thường.

Có thể kể tên một số lỗi phần cứng thường gặp như: Lỗi màn hình, lỗi ở khe cắm SIM, lỗi khe cắm tai nghe,… Và tất nhiên tùy theo từng trường hợp mà sẽ có những cách khắc phục lỗi phần cứng khác nhau. Quan trọng là chúng ta phải biết chính xác phần cứng đang gặp phải lỗi gì thì mới có thể sửa chữa một cách nhanh chóng và hiệu quả được.

Lỗi màn hình là một trong những lỗi phần cứng điện thoại phổ biến

Lỗi màn hình là một trong những lỗi phần cứng điện thoại phổ biến

3. Dấu hiệu nhận biết lỗi phần cứng

Trong quá trình sử dụng, nếu nhận thấy các dấu hiệu sau đây thì có thể là phần cứng điện thoại của bạn đã xảy ra lỗi.

Màn hình bị lỗi: Không hiển thị, chớp tắt, thiếu điểm ảnh, đứt nét, xuất hiện đường đen và sọc chạy dọc màn hình, có hiện tượng trắng màn hình, màn hình xanh, có đốm đen, không sáng đèn,…

Nguồn điện thoại bị lỗi: Không tắt, mở nguồn được và điện thoại tự khởi động lại.

Pin hỏng: Sạc không vào, pin nhanh cạn, hao pin, dung lượng pin thấp, pin quá nóng, sạc nhưng không lên nguồn, pin phù hoặc bị gãy chấu pin/tiếp xúc pin.

Pin điện thoại bị hỏng

Pin điện thoại bị hỏng

Bị lỗi cảm ứng: Cảm ứng không có tác dụng, bị đơ, bị lệch, sai, cảm ứng chập chờn, lúc được lúc không.

SIM bị lỗi: Khe SIM không nhận thẻ SIM dù đã lắp đúng vị trí.

Sự cố kết nối: Không gọi đi được và cũng không nhận được cuộc gọi đến, tín hiệu yếu, sóng yếu, mất sóng liên tục, rớt cuộc gọi,…

Sự cố về loa điện thoại: Không truyền được âm thanh đi, người khác không nghe được mình, âm thanh đi chất lượng kém, nói nghe lúc được lúc không hoặc nghe rất nhỏ, không có âm thanh đầu vào, không nghe được người khác nói, loa ngoài không hoạt động, không nghe nhạc rõ.

Hệ thống Camera điện thoại bị lỗi: Máy ảnh không hoạt động, không quay video được, không bật flash được.

Hệ thống camera bị lỗi

Hệ thống camera bị lỗi

4. Nên làm gì khi gặp lỗi phần cứng trên điện thoại

Điện thoại có thể gặp rất nhiều lỗi xảy ra trên phần cứng, và tùy theo từng trường hợp hay mức độ nặng nhẹ để có cách khắc phục lỗi khác nhau. Tuy nhiên, hầu như chúng ta thường khó có thể tự mình sửa các lỗi phần cứng nên tốt nhất là bạn hãy mang điện thoại đến những trung tâm sửa chữa uy tín để được khắc phục lỗi nhanh chóng nhé!

Đến những trung tâm sửa chữa uy tín để khắc phục lỗi phần cứng

Đến những trung tâm sửa chữa uy tín để khắc phục lỗi phần cứng

5. Kinh nghiệm sử dụng điện thoại tránh lỗi phần cứng

Đối với màn hình

Vì màn hình điện thoại, đặc biệt là màn hình cảm ứng thường rất dễ bị va đập trong khi sử dụng dẫn đến trầy xước, hư hỏng. Do đó bạn hãy ưu tiên sử dụng miếng dán màn hình, dán cường lực,… để màn hình của bạn được bảo vệ tốt nhất nhé!

Đối với mặt sau điện thoại

Tương tự như màn hình, mặt sau cũng là phần thường xuyên tiếp xúc, va chạm với nhiều vật thể nên nếu không cẩn thận thì rất dễ bị hỏng, chẳng hạn như bị sốc khi rơi xuống đất. Vì vậy nên tốt hơn hết, bạn hãy lựa chọn những chiếc ốp lưng chắc chắn để vừa giúp tăng tính thẩm mỹ cho điện thoại mà lại vừa bảo vệ mặt sau điện thoại trước những lực tác động bên ngoài.

Sử dụng ốp lưng để bảo vệ mặt sau điện thoại

Sử dụng ốp lưng để bảo vệ mặt sau điện thoại

Đối với khe cắm SIM, lỗ cắm tai nghe

Chúng ta đều biết khe cắm SIM hay lỗ cắm tai nghe là những bộ phận rất dễ bị bám bụi, lâu ngày có thể dẫn đến hư hỏng do không được làm sạch. Vì thế để tránh hiện tượng khe SIM hay lỗ cắm bị hỏng thì bạn nên thường xuyên vệ sinh ở những khu vực này nhé!

Đối với camera

Camera trên các dòng smartphone luôn mang đến sự nổi bật, tạo điểm nhấn cho chiếc điện thoại. Tuy nhiên đây cũng là bộ phận dễ bị hư hỏng, trầy xước nếu không được bảo vệ cẩn thận. Một trong số những cách để chống trầy camera hiệu quả nhất là dùng cường lực camera cho điện thoại. Nếu không thích sử dụng cường lực thì bạn cũng có thể tham khảo miếng dán bảo vệ mắt camera với tác dụng bảo vệ từng mắt camera riêng lẻ trong cụm camera của điện thoại.

Cường lực camera cho điện thoại

Cường lực camera cho điện thoại

Đối với pin

Để tránh hiện tượng pin bị chai, phồng pin… dẫn đến việc phải thay pin thì bạn hãy luôn điều chỉnh độ sáng màn hình phù hợp để tránh tiêu hao năng lượng pin quá nhiều. Bên cạnh đó, nếu như không cần thiết thì bạn cũng nên tắt hết các ứng dụng không thường xuyên sử dụng và có thể bật chế độ tiết kiệm pin. Một điều quan trọng hơn hết là bạn phải chú ý sạc pin đúng cách để đảm bảo kéo dài tuổi thọ pin tối đa.

Sạc pin đúng cách để kéo dài tuổi thọ pin

Sạc pin đúng cách để kéo dài tuổi thọ pin

Đối với nút Home vật lý

Nút Home vật lý có thể sẽ bị liệt nếu chúng ta sử dụng quá nhiều. Vì vậy, hãy hạn chế bấm nút Home khi không cần thiết. Hoặc bạn hoàn toàn có thể bật phím Home ảo để dùng ngay trên màn hình. Đây cũng là một cách hiệu quả để bảo vệ nút Home vật lý trên điện thoại của bạn đấy!

Bài viết trên vừa giới thiệu đến bạn những lỗi phần cứng thường gặp trên điện thoại cũng như cách khắc phục và tránh lỗi phần cứng hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo và áp dụng để bảo vệ phần cứng trên điện thoại của mình nhé! Cảm ơn bản đã theo dõi.