Mạng 2G là gì? Tại sao bị tắt sóng? Không có 2G có gọi được không? Update 04/2024

Mạng 2G là một thuật ngữ không có gì xa lạ với phần đông người dùng điện thoại, nhất là những chiếc điện thoại “cục gạch”. Nhưng có mấy ai hiểu tường tận về nó. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về mạng 2G nhé.

1. Lịch sử phát triển các thế hệ mạng di động

Trước đây, điện thoại bàn cổ dùng tín hiệu xung quay số (pulse dial signalling). Tuy nhiên thì hiện nay chúng không thể kết nối được với các thiết bị hiện đại, trừ khi người dùng chuyển đổi tín hiệu thì mới có thể kết nối được.

Từ năm 1963, điện thoại bấm nút được trang bị tiêu chuẩn công nghệ đa tần số quét (DTMF), nhờ sở hữu các công nghệ tương tự nhau mà đến nay chúng vẫn kết nối tốt với điện thoại bàn hiện đại.

Mạng 2G

Mạng 2G

Tuy nhiên, những năm trở lại đây thì mạng di động có sự cải tiến rõ rệt, các công ty công nghệ thường xuyên ra mắt các tiêu chuẩn mới. Chữ cái “G” là từ viết tắt của Generation (thế hệ).

5G là tiêu chuẩn mạng di động thế hệ thứ 5, mới nhất hiện nay.

+ Năm 2001: Mạng 3G bắt đầu hoạt động.

+ Năm 2009: Mạng 4G được ra đời.

+ Năm 2018: Mạng 5G được sử dụng lần đầu tiên.

Trước đó là mạng di động 2G ra đời năm 1991 và thế hệ mạng 1G được sử dụng lần đầu tiên từ năm 1981.

Lịch sử phát triển các thế hệ mạng di động

Lịch sử phát triển các thế hệ mạng di động

Các tiêu chuẩn mạng mới cải thiện các công nghệ cốt lõi đồng thời cập nhật thêm nhiều nâng cấp. Tiêu chuẩn mới hơn thường cung cấp tín hiệu nhanh và mạnh hơn do đó người dùng có thể truy cập các trang web một cách nhanh hơn hay xem video với độ phân giải màn hình cao hơn.

Để mạng di động trở nên phổ biến và được trang bị trên smartphone, các tiêu chuẩn mới thường mất một khoảng thời gian để được phổ cập đến người dùng.

2. Mạng 2G là gì?

2G là từ viết tắt của công nghệ viễn thông di động thế hệ thứ hai được ra mắt lần đầu tiên ở Phần Lan vào năm 1991 bởi nhà mạng Radiolinja.

Các tính năng chính của kết nối di động 2G là mã hóa tín hiệu các cuộc hội thoại và tin nhắn dưới dạng kỹ thuật số, cung cấp các dịch vụ dữ liệu khác nhau cho điện thoại di động.

2G là công nghệ viễn thông di động thế hệ thứ 2

2G là công nghệ viễn thông di động thế hệ thứ 2

Mạng 2G mang tới cho người sử dụng di động 3 lợi ích tiến bộ hơn so với 2 công nghệ tiền nhiệm là 0G1G là:

+ Gọi thoại với tín hiệu được mã hóa dưới dạng tín hiệu kỹ thuật số (digital encrypted) giúp chất lượng cuộc gọi được cải thiện hơn.

+ Cung cấp dịch vụ dữ liệu cho di động, bắt đầu với tin nhắn văn bản SMS.

+ Sử dụng hiệu quả hơn phổ tần số vô tuyến cho phép nhiều người dùng hơn trên mỗi dải tần.

Việc ra đời của mạng 2G đã giúp tiết kiệm thời gian cũng như mở rộng phạm vi phủ sóng hơn so với mạng 0G và 1G.

Mạng 2G vượt trội hơn so với các mạng trước đây

Mạng 2G vượt trội hơn so với các mạng trước đây

Mạng 2G chia làm 2 nhánh chính: Nền TDMA (Time Division Multiple Access) và nền CDMA, cùng nhiều dạng kết nối mạng tuỳ theo nhu cầu sử dụng từ thiết bị cũng như hạ tầng từng phân vùng quốc gia:

+ GSM (TDMA-based): Áp dụng tại Phần Lan sau đó phổ biến trên 6 châu lục và hiện nay vẫn được hơn 80% nhà cung cấp mạng sử dụng trên toàn cầu.

+ CDMA2000 – tần số 450 MHZ: Là nền tảng di động tương tự GSM nhưng nó lại dựa trên nền CDMA và hiện nay cũng đang được sử dụng nhều.

+ S-95 (cdmaOne): Được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và một số nước Châu Á và chiếm gần 17% các mạng toàn cầu.

+ PDC (nền tảng TDMA) tại Nhật Bản.

+ iDEN (nền tảng TDMA) sử dụng bởi Nextel tại Hoa Kỳ và Telus Mobility tại Canada.

+ IS-136 (D-AMPS): Được cung cấp hầu hết tại các nước trên thế giới cũng như Hoa Kỳ.

Mạng 2G chia làm 2 nhánh chính

Mạng 2G chia làm 2 nhánh chính

Hiện tại, 2G đã trở thành thế hệ mạng cũ bởi sự thay thế từ 3G hay 4G. Tuy nhiên 2G vẫn còn khả năng giúp ích cho người dùng các dòng điện thoại phổ thông có thể kết nối được Internet cơ bản và nhẹ nhàng.

3. Ưu điểm của mạng 2G

So với mạng 0G và 1G trước đây thì mạng 2G có một số ưu điểm vượt trội:

+ Mạng 2G hoạt động dựa trên cơ chế tìm kiếm và kết nối với những trạm phát sóng mạng gần điện thoại nhất và đem lại rất nhiều cải tiến so mạng di động đầu tiên 1G.

+ Mạng 2G cải thiện chất lượng cuộc gọi bằng cách nâng cao tín hiệu và tốc độ xử lý so với thế hệ trước.

+ Cung cấp tin nhắn SMS, mã hoá dữ liệu theo dạng kỹ thuật số, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

+ Tín hiệu kỹ thuật số truyền nhận trong thế hệ 2G được tạo ra từ nguồn năng lượng sóng nhẹ và sử dụng các chip thu phát nhỏ gọn giúp thiết bị trở lên nhỏ gọn hơn.

Ưu điểm của mạng 2G

Ưu điểm của mạng 2G

4. Tại sao mạng 2G dần bị cắt sóng?

Giống như WiFi, các kết nối di động chính là các sóng vô tuyến và các nhà cung cấp mạng chỉ có một phổ tần số vô tuyến nhất định để dùng cho mạng lưới của họ.

Vì thế, họ loại bỏ dần mạng di động 2G giúp giải phóng không gian phổ tần số vô tuyến cho các tiêu chuẩn mới, cụ thể là giúp mạng 4G chạy nhanh hơn.

Hiện nay, đa số người dùng nâng cấp thiết bị của mình và không còn sử dụng các thiết bị cũ nữa. Vì thế, không có lý do gì để tiếp tục giữ lại thế hệ mạng di động cũ thay vào đó đẩy mạnh sự phát triển cho mạng 3G, 4G.

Mạng 2G dần bị cắt sóng

Mạng 2G dần bị cắt sóng

Bên cạnh đó, theo các nhà mạng thì chi phí nâng cấp mạng 4G, 5G cho một số khách hàng chịu chi rẻ hơn việc duy trì các mạng lưới cũ 3G, 2G nên việc mạng 2G dần bị cắt sóng là điều hiển nhiên.

5. Khi nào dừng sóng mạng 2G?

Hiện tại, lĩnh vực viễn thông di động chỉ tập trung vào 5G, IoT (Internet of Things) điện toán đám mây đa truy nhập (Multi-access Edge Computing – MEC). Tất cả chắc chắn sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong lĩnh vực di động.

Việc dừng phát sóng công nghệ cũ cũng mở ra tiềm năng cho thị trường mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ, thúc đẩy kế hoạch chuyển đổi số quốc gia.

Dừng sóng mạng 2G

Dừng sóng mạng 2G

Theo nhiều thống kê đáng tin cậy, hiện vẫn còn khoảng 24 triệu thuê bao 2G trên tổng số 130 triệu thuê bao di động. Tuy nhiên 2G là xu thế đã thoái trào và ngày càng bị thay thế bởi các công nghệ tiên tiến hơn như 4G, 5G.

Bộ Thông tin & Truyền thông đặt mục tiêu để các nhà mạng đủ điều kiện tắt sóng 2G vào đầu năm 2022. Như vậy khả năng cao mạng 2G sẽ chính thức bị khai tử từ đầu năm 2022.

6. Tắt sóng 2G có nghe gọi được không?

Việc tắt sóng 2G không có nghĩa là xóa sổ hoàn toàn những dòng điện thoại có chức năng nghe gọi cơ bản, mà người ta chỉ thay thế con chip sóng 2G trên những chiếc điện thoại đó bằng chip sóng 3G, 4G,…

Những chiếc điện thoại “cục gạch” được sản xuất theo công nghệ cũ sẽ không thể hoạt động được. Người dùng vẫn có thể mua những chiếc điện thoại có thiết kế tương tự nhưng nhận được sóng 3G, 4G, 5G,…

Tắt sóng 2G có nghe gọi được không?

Tắt sóng 2G có nghe gọi được không?

Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại ở bài viết tiếp theo nhé!