Mạng 3G là gì? Tốc độ như thế nào? Khác gì với mạng 2G, 4G, 5G? Update 11/2024

Chắc hẳn bạn vẫn thường hay đề cập đến mạng 3G khi sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu rõ về khái niệm mạng 3G là gì, tốc độ như thế nào, khác gì với mạng 2G, 4G, 5G hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

1. Mạng 3G là gì?

Mạng 3G còn được biết đến là thế hệ thứ ba (third-generation) của chuẩn công nghệ di động. Tính năng của nó là cho phép thực hiện thao tác truyền đi các dữ liệu thoại như nghe, gọi, nhắn tin,… và cả các dữ liệu ngoài thoại bao gồm tin nhắn nhanh, gửi email, hình ảnh, tải tệp,…

Công nghệ mạng 3G đã phổ biến từ lâu

Công nghệ mạng 3G đã phổ biến từ lâu

2. Lịch sử ra đời của mạng 3G

Vào năm 1998, dự án Đối tác Thế hệ thứ 3 (3GPP) – The 3rd Generation Partnership Project được thành lập với mục đích thúc đẩy triển khai các mạng 3G. Đó cũng chính là lịch sử ra đời của mạng 3G ngày nay.

Lịch sử ra đời của mạng 3G

Lịch sử ra đời của mạng 3G

Nhật Bản là quốc gia đầu tiên sử dụng mạng 3G rộng rãi. Đặc biệt, công ty NTT Docomo đã tiên phong cho ra mắt phiên bản thương mại của mạng W-CDMA vào năm 2001.

Dịch vụ 3G có mặt tại khu vực châu Âu vào năm 2003 và tại châu Phi vào năm 2007.

3. Tốc độ của mạng 3G

Một khái niệm quen thuộc mà ta vẫn hay sử dụng nhưng có thể còn chưa hiểu tường tận đó là tốc độ 3G , hay còn được hiểu là tốc độ truyền và tải các dữ liệu như gọi điện, tin nhắn, hình ảnh hay video. Khi nói tốc độ 3G cao thì đồng nghĩa với thời gian truyền tải dữ liệu càng nhanh và dữ liệu có dung lượng càng lớn.

Tại Việt Nam, tốc độ tiêu chuẩn của một số mạng di động phổ biến ở mức 21 Mbps và nâng cao lên 42 Mbps. Với tốc độ này, người dùng có thể lướt web, nghe nhạc, xem phim “mượt” hơn.

4. Ưu và nhược điểm của mạng 3G

– Ưu điểm

+ Thuận tiện, dễ dàng kết nối ở mọi lúc, mọi nơi.

+ Hỗ trợ cho người dùng nhiều dịch vụ đa phương tiện như lướt web, truy cập ứng dụng, nghe nhạc, xem video, tải dữ liệu,…

+ Truyền tải ở tốc độ cao hơn so với mạng 2G, từ đó việc tải dữ liệu diễn ra nhanh chóng hơn.

+ Hỗ trợ đa dạng trên các thiết bị, từ các loại smartphone rẻ cho đến những dòng chất lượng cao.

Ưu và nhược điểm của mạng 3G đối với người dùng

Ưu và nhược điểm của mạng 3G đối với người dùng

– Nhược điểm

+ Chi phí sử dụng cao.

+ Chất lượng sóng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như thiết bị, vị trí thuê bao và trạm phát sóng 3G.

+ Tốc độ truy cập mạng sẽ đôi lúc không ổn định vì phải chia sẻ băng thông với những người dùng khác.

+ Tuy tốc độ 3G cao nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dùng trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, dẫn đến sự ra đời của các thế hệ mạng di động tiếp theo như 4G và 5G.

5. Sự khác nhau giữa mạng 3G với 2G, 4G, 5G là gì?

– Mạng 2G

Được ra mắt ở Phần Lan vào năm 1991, cho phép truyền tải cuộc gọi và tin nhắn văn bản, gửi SMS, hình ảnh và MMS. Tốc độ tối đa cho 2G là khoảng 50kbps.

– Mạng 3G

Được ra đời vào năm 1998 với nhiều cải tiến ở các tính năng hơn như cho phép truyền các dữ liệu thoại như nghe gọi, nhắn tin và cả dữ liệu ngoài thoại như gửi mail, tải tài liệu, hình ảnh. Nhờ có 3G, người dùng còn có thể truy cập Internet cho cả thuê bao cố định và di động với các tốc độ khác nhau.

So sánh mạng 3G với mạng 2G, 4G, 5G

So sánh mạng 3G với mạng 2G, 4G, 5G

– Mạng 4G

Ra mắt vào cuối những năm 2000, mạng 4G được cho là vượt trội hơn nhiều so với 3G bởi nó nhanh hơn 3G gấp 500 lần. 4G còn cho phép người dùng truyền tải dữ liệu với tốc độ lên đến 1-1.5 Gb/giây kể cả hình ảnh động chất lượng cao.

– Mạng 5G

Mạng 5G được lên kế hoạch hoạt động trong dải tần số cao của băng tần không dây, cải thiện nhiều vấn đề của 4G như hỗ trợ đồng thời nhiều người dùng và thiết bị hơn với tốc độ cao hơn cả 4G. Tuy nhiên, để 5G trở nên phổ biến ở nước ta thì có lẽ cần thêm một thời gian nữa.

6. Ứng dụng của mạng 3G

Mạng 3G ứng dụng trong nhiều mảng khác nhau như:

Mạng di động: Chuẩn 3G được sử dụng phổ biến nhất trong các mạng di động và các nền tảng công nghệ truy cập vô tuyến của nó.

Điện thoại di động/Điện thoại thông minh: Các thiết bị sử dụng 3G phổ biến nhất là điện thoại di động để kết nối thoại và văn bản cơ bản, cũng như các loại điện thoại thông minh cung cấp nhiều tính năng hơn cho người dùng như truyền và truy cập dữ liệu.

Mạng 3G có ứng dụng rộng rãi hiện nay

Mạng 3G có ứng dụng rộng rãi hiện nay

Bộ định tuyến băng thông rộng di động: Đối với việc sử dụng của người tiêu dùng và cả doanh nghiệp, bộ định tuyến băng thông rộng di động hỗ trợ tiêu chuẩn 3G có thể cho phép kết nối Internet cho các thiết bị điểm cuối được gắn vào bộ định tuyến – thông qua dây hoặc Wi-Fi.

Modem máy tính: Các modem 3G Universal Serial Bus (USB) dùng cho máy tính xách tay cho phép kết nối di động với các thiết bị không có quyền truy cập Wi-Fi hoặc kết nối mạng có dây.

Sao lưu di động: Cho phép kết nối chính thông qua kết nối có dây cố định và trong trường hợp bị lỗi, thiết bị đó sẽ không thể sử dụng kết nối di động.

7. Mạng 3G còn được sử dụng không? Còn quan trọng không?

Ngày nay, mặc dù mạng 4G, thậm chí là 5G đang dần trở nên phổ biến hơn nhưng không thể phủ nhận rằng mạng 3G vẫn còn phù hợp với đa số người dùng. Lý do mà cho đến nay mạng 3G vẫn còn có một vị trí quan trọng đó là:

– 3G vẫn là mạng dịch vụ mạng được sử dụng rộng rãi nhất trên hành tinh. Nó phủ sóng đến 87% các khu vực đông dân cư.

– Đối với người dùng, sự ổn định có lẽ vẫn chiếm ưu thế hơn tốc độ truyền mạng. Khi kết nối mạng 4G bị hạn chế hoặc không đáng tin cậy, người dùng sẽ cảm nhận được lợi ích về độ ổn định khi sử dụng kết nối mạng.

Hầu hết các thiết bị thông minh đều có mạng 3G

Hầu hết các thiết bị thông minh đều có mạng 3G

– 3G có xu hướng tiêu tốn ít năng lượng hơn, đặc biệt khi người ta không liên tục chuyển đổi giữa 3G và 4G do sự kết nối không ổn định. Nếu việc tiết kiệm pin cho thiết bị của bạn là vấn đề quan trọng hơn thì việc chuyển kết nối sang 3G sẽ là lựa chọn tối ưu.

8. Những thiết bị nào sử dụng mạng 3G?

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người dùng thì hầu hết tất cả các loại điện thoại thông minh và máy tính bảng đều hỗ trợ kết nối 3G với tốc độ truyền tải phổ biến là 7.2Mbps.

Bài viết trên vừa giới thiệu đến bạn những thông tin cụ thể về mạng 3G, hy vọng có thể hữu ích với bạn. Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo!