Máy đo nồng độ Oxy trong máu là gì? Công dụng như thế nào? Có nên mua? Update 03/2024

Máy đo nồng độ Oxy trong máu là một thiết bị chăm sóc sức khỏe hữu ích vì bạn có thể theo dõi sức khỏe tại nhà. Trong đại dịch COVID-19, máy đo nồng độ Oxy trong máu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì chức năng tiện ích của nó. Bài viết cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về máy này cũng như công dụng của chúng, cùng theo dõi nhé!

Nồng độ Oxy trong máu là gì?

Nồng độ Oxy trong máu (viết tắt là SpO2 – Saturation of peripheral oxygen) nghĩa là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (hay còn gọi là nồng độ oxy trong máu, chỉ số oxy hóa máu). Việc theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong quá trình tập luyện thể thao cường độ cao hoặc với những người có sẵn bệnh lý như tim mạch, huyết áp, hen suyễn.

Để hiểu hơn về SpO2 và ý nghĩa của nó, bạn có thể tham khảo bài viết SpO2, VO2 max là gì? Thông số này nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?

1. Máy đo nồng độ Oxy trong máu là gì?

Máy đo nồng độ Oxy trong máu là thiết bị đo sự bão hòa Oxy (SpO2) trong mạch máu và nhịp tim, giúp người dùng kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể và đưa ra cách xử lý nhanh chóng để bảo vệ sức khỏe.

Hình dáng của máy đo nồng độ Oxy trong máu

Hình dáng của máy đo nồng độ Oxy trong máu

2. Công dụng của máy đo nồng độ Oxy trong máu

Cơ thể con người có 5 dấu hiệu sinh tồn cơ bản là nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim và nồng độ Oxy trong máu. Máy đo nồng độ Oxy trong máu dùng để đo nồng độ Oxy trong máu và đo nhịp tim.

Trong đại dịch COVID-19, có nhiều bệnh nhân được bệnh viện tiếp nhận với tình trạng Oxy xuống thấp đến mức nguy hiểm, có thể dẫn đến biến chứng nặng hay thậm chí là tử vong. Hơn nữa, kể cả khi không trong quá trình chiến đấu với dịch bệnh, các bác sĩ cũng khuyến khích mỗi gia đình nên chuẩn bị một thiết bị để theo dõi sức khỏe và kịp thời ứng biến.

Chọn máy đo nồng độ Oxy trong máu để theo dõi sức khỏe

Chọn máy đo nồng độ Oxy trong máu để theo dõi sức khỏe

Vì vậy, máy đo nồng độ Oxy trong máu là một sự lựa chọn thông minh để nhận ra kịp thời các triệu chứng bất thường của cơ thể. Không chỉ dành cho việc kiểm tra các nguy cơ nhiễm virus Corona, bạn còn có thể sử dụng máy này để theo dõi các bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, khó thở hay thậm chí là các bệnh về tim mạch.

Xử lý các triệu chứng bất thường của cơ thể

Xử lý các triệu chứng bất thường của cơ thể

3. Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động máy đo SpO2

Cấu tạo

Đây là một thiết bị nhỏ thường được thiết kế với hình dáng trông giống một chiếc kẹp hoặc một chiếc ghim quần áo cỡ lớn. Tuy nhiên sẽ có nhiều kiểu khác nhau nhưng về cơ bản các thiết bị đều có màn hình hiển thị chỉ số và đầu dò đo mạch.

Cấu tạo của máy đo SpO2 cầm tay

Cấu tạo của máy đo SpO2 cầm tay

Nguyên lý hoạt động

Để tiến hành đo nồng độ Oxy trong máu, bạn đặt đầu ngón tay vào giữa hai khe và màn hình sẽ hiển thị chỉ số nồng độ Oxy trong máu sau vài giây. Máy đo nồng độ Oxy trong máu hoạt động dựa trên cơ chế quang phổ kế (sắc ký) và cơ chế xung động kế (xung động ký).

Sở dĩ máy có thể đưa ra các thông số về sức khỏe của bạn chính xác và nhanh chóng chỉ qua đầu ngón tay là nhờ vào công nghệ quang điện. Khi đặt một đầu ngón tay vào bộ phận thăm dò, phần nhựa trên (tiếp xúc với móng tay) sẽ tạo ra ánh sáng phát quang và phần nhựa dưới (tiếp xúc với da tay) là bộ phận dò ảnh, chúng kết hợp tạo thành bộ phận đầu dò.

Khi máy hoạt động, chúng sẽ tạo ra xung điện từ gồm 2 chùm tia có bước sóng khác nhau xuất phát từ phần nhựa trên móng tay qua ngón tay xuống bộ phận dò ảnh. Đặc biệt, 2 chùm tia này hội tụ tại điểm kẹp ở đầu ngón tay.

Cuối cùng, bộ phận thăm dò sẽ tiếp nhận tín hiệu và hình ảnh từ bộ phận dò ảnh. Các thông tin và hình ảnh được xử lý qua các mạch điện và bộ vi xử lý để cho ra kết quả hiển thị trên màn hình máy đo.

Nguyên lý hoạt động của máy đo SpO2

Nguyên lý hoạt động của máy đo SpO2

4. SpO2 bình thường bao nhiêu?

Hầu hết những người có sức khỏe tốt sẽ có chỉ số Oxy trong máu nằm ở khoảng từ 95-100%. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ thấp hơn đối với người có bệnh về đường hô hấp và phổi. Nếu màn hình hiển thị thông số dưới 95%, bạn cần đi đến các cơ sở y tế để kịp thời chẩn đoán và xử lý.

Chỉ số bình thường của nồng độ Oxy trong máu

Chỉ số bình thường của nồng độ Oxy trong máu

Để biết thông tin chi tiết về chỉ số sức khỏe bình thường, bạn hãy truy cập bài viết SpO2 là gì? SpO2 bình thường là bao nhiêu? để có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn nhé!

5. Các loại máy đo SpO2 hiện nay

Dựa theo đặc điểm cấu tạo và thiết kế, có thể chia máy đo nồng độ Oxy trong máu thành các loại sau đây:

– Máy đo nồng độ Oxy trong máu cầm tay

Đúng như cụm từ “cầm tay”, loại máy này có thiết kế nhỏ, gọn, nhẹ, dễ dàng mang theo bên mình và thích hợp dùng cho cá nhân hoặc gia đình. Đặc biệt, sản phẩm cầm tay còn được chia thành 2 loại bao gồm:

+ Máy có màn hình và đầu dò tách biệt, kết nối với nhau thông qua dây dẫn.

+ Máy có màn hình và đầu dò gắn liền với nhau, gần giống một chiếc kim bấm giấy.

Máy đo SpO2 cầm tay phổ biến hiện nay

Máy đo SpO2 cầm tay phổ biến hiện nay

– Máy đo nồng độ Oxy trong máu để bàn

Đây là máy đo nồng độ Oxy có kích thước khá lớn, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp chúng tại các môi trường chuyên môn như bệnh viện hay phòng khám y tế.

Máy đo SpO2 để bàn

Máy đo SpO2 để bàn

6. Nên mua máy đo SpO2 hay đồng hồ có đo SpO2?

Tuy máy đo nồng độ Oxy trong máu và đồng hồ có đo SpO2 đều không hoàn toàn chính xác nhưng nhìn chung, máy đo nồng độ Oxy trong máu được khuyến khích sử dụng nhiều hơn vì máy đo được đảm bảo ở cấp độ lâm sàng và đồng hồ chỉ dừng có cấp độ người tiêu dùng.

Nếu bạn muốn sử dụng tính năng đo nồng độ Oxy trong máu trên đồng hồ thông minh, bạn được yêu cầu phải đứng yên, không vận động và ổn định trong một khoảng thời gian máy mới cho ra kết quả. Vì vậy, Smartwatch là biểu hiện của sự không nhất quán trong các chỉ số đưa ra. Trong khi đó, máy đo nồng độ Oxy, dù không đưa ra kết quả hoàn hảo nhưng chúng đảm bảo tính nhất quán của các chỉ số. Hơn nữa, các đồng hồ không đảm bảo về chất lượng thậm chí sẽ không hiển thị kết quả.

Máy đo SpO2 đảm bảo tính nhất quán của các chỉ số

Máy đo SpO2 đảm bảo tính nhất quán của các chỉ số

Tuy nhiên, việc đầu tư một chiếc Smartwatch tốt sẽ thuận tiện hơn rất nhiều cho quá trình theo dõi sức khỏe vì bạn không phải loay hoay chuẩn bị nhiều cho việc đo bằng máy. Dù vậy, bạn chỉ nên xem các chỉ số hiển thị trên đồng hồ với giá trị tương đương, không phải giá trị chính xác.

Các chỉ số trên Smartwatch chỉ mang tính chất tham khảo

Các chỉ số trên Smartwatch chỉ mang tính chất tham khảo

7. Đồng hồ đo nồng độ Oxy trong máu (SpO2) dưới 4 triệu

Bên cạnh các sản phẩm của Apple Watch, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm như Realme Watch 2 Pro, Amazfit GTS 2 mini, Xiaomi Mi Watch,… có tích hợp tính năng đo SpO2 với giá phải chăng đang được kinh doanh tại .

Ngoài ra, bài viết Top 10 Đồng hồ đo nồng độ Oxy trong máu (SpO2) dưới 4 triệu tại TGDĐ sẽ giới thiệu đến bạn nhiều sản phẩm khác, giúp bạn có nhiều sự lựa chọn phù hợp hơn.

Huami Amazfit GTS 2 mini

Huami Amazfit GTS 2 mini

Bài viết thông tin đến bạn những thông tin cơ bản về máy đo nồng độ Oxy trong máu. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo!