Bạn đang có nhu cầu sử dụng ngôn ngữ lập trình nhưng chưa lựa chọn được loại ngôn ngữ phù hợp. Cùng tìm hiểu về khái niệm, những thông tin liên quan đến ngôn ngữ R để có cái nhìn tổng quan hơn về loại ngôn ngữ này, cũng như lựa chọn được loại ngôn ngữ lập trình phù hợp nhé!
1. Ngôn ngữ R là gì?
– R là ngôn ngữ lập trình, đây là bản hiện thực của ngôn ngữ lập trình S với từ ngữ bắt nguồn từ Scheme. Ngôn ngữ lập trình R được dùng trong tính toán và đồ họa thống kê với nhiệm vụ phát triển phần mềm thống kê và phân tích dữ liệu.
– Ngôn ngữ R được tạo ra bởi Ross Ihaka và Robert Gentleman tại Đại học Auckland, New Zealand. Tên của ngôn ngữ “R” lấy từ chữ cái đầu tiên trong tên của 2 người sáng lập (Ross Ihaka và Robert Gentleman).
– R là một phần dự án GNU cho thấy được sự phát triển của phần mềm thống kê. Ngôn ngữ R là mã nguồn mở (open – source) và có các phiên bản dịch sẵn hỗ trợ cho nhiều hệ điều hành máy tính Windows, macOS, Linux.
R là ngôn ngữ lập trình được tạo ra bởi Ross Ihaka và Robert Gentleman
2. Các phiên bản R hiện có
Thời gian ra mắt |
Phiên bản |
---|---|
Ngày 1 tháng 4 năm 1997 |
Phiên bản 0.16 |
Ngày 23 tháng 4 năm 1997 |
Phiên bản 0.49 |
Ngày 5 tháng 12 năm 1997 |
Phiên bản 0.60 |
Ngày 29 tháng 2 năm 2000 |
Phiên bản 1.0.0 |
Chưa rõ |
Phiên bản 1.4.0 |
Chưa rõ |
Phiên bản 2.0.0 |
Chưa rõ |
Phiên bản 2.1.0 |
Chưa rõ |
Phiên bản 2.9.0 |
3. Tính năng của R
– Chứa nhiều loại kỹ thuật thống kê và đồ họa, cho phép người dùng định nghĩa các hàm mới thông qua việc thêm các tính năng bổ sung.
– Có khả năng nhúng ngôn ngữ khác giúp người dùng thuận tiện trong việc theo dõi các giải thuật. R có thể liên kết được với ngôn ngữ C, C++ và Fortran để thực hiện các hoạt động chuyên về tính toán.
– Lập trình theo kiểu hướng đối tượng và có tính mở rộng cao cho phép người dùng đưa lên các chức năng và lĩnh vực nghiên cứu cụ thể.
– Có khả năng tạo đồ thị chất lượng cao nhờ điểm mạnh của nền tảng đồ họa. Hỗ trợ vẽ đồ thị tốt, có cả các ký hiệu toán học và có thể định dạng văn bản riêng như LaTeX.
Ngôn ngữ R có nhiều tính năng hỗ trợ người dùng thuận tiện hơn trong việc sử dụng
4. Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ R
Ưu điểm
– Là ngôn ngữ thông dịch hỗ trợ cho việc chạy code diễn ra đơn giản và dễ phát triển hơn.
– Hỗ trợ nhiều package trong thống kê, thuật toán một cách toàn diện nhờ công nghệ mới, các ý tưởng mới nhất đều được xuất hiện trên R.
– Với mã nguồn mở, ai cũng có thể sử dụng và cải tiến nó tốt hơn. Người dùng có thể sử dụng ở bất kỳ đâu, bất kể việc gì cũng như có thể bán theo điều kiện của giấy phép đối với các sản phẩm từ R.
– Có thể chạy được trên nhiều hệ điều hành máy tính phổ biến như Windows, macOS, Linux.
– Bạn có thể tự phát triển ý tưởng của mình để cải tiến và tạo ra package riêng và cho phép cộng đồng có thể sử dụng.
Ngôn ngữ R có thể chạy trên nhiều hệ điều hành máy tính phổ biến
Nhược điểm
– Xuất hiện lỗi ở một vài package hay không thể chạy được package, vì một trong số đó bug, buộc phải tự debug thì mới có thể sử dụng.
– Số lượng người sử dụng chưa được phổ biến như các ngôn ngữ Python, C++,… Vì vậy, việc gửi phản hồi khi xuất hiện lỗi trong package diễn ra lâu hơn và chưa được cải thiện.
– Bộ nhớ được quản lý chưa tốt và chưa có tính năng bảo mật riêng.
Xuất hiện lỗi nhưng chưa được ghi nhận và xử lý kịp thời
5. Tại sao nên sử dụng ngôn ngữ R?
– Với ngôn ngữ R, bạn có thể thu thập và phân tích dữ liệu ở cùng một vị trí. Do đó, đây là ngôn ngữ lập trình dễ dùng, dễ học cho người cơ bản.
– Với các tính năng của R, phù hợp cho việc nghiên cứu dữ liệu trong khoa học, kinh tế. Ngoài ra, R là ngôn ngữ thống kê (Statistical-Language), chuyên dùng để thực hiện phân tích dữ liệu trong khoa học như sinh học, di truyền học hay các lĩnh vực xử lý dữ liệu bên các ngành kinh tế.
– Vì R là mã nguồn mở lên rất phù hợp để mô phỏng dữ liệu qua bảng biểu, đồng thời hỗ trợ nhiều package thống kê trong mọi lĩnh vực nghiên cứu và được sử dụng miễn phí. Thuận tiện để làm nền tảng phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.
Ngôn ngữ R với các tính năng phù hợp cho việc nghiên cứu dữ liệu trong khoa học, kinh tế
6. Hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ R cho người cơ bản
Bạn nên sử dụng RStudio, vì nó được coi là Môi trường phát triển tích hợp (IDE) cho ngôn ngữ lập trình R. Hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện và dễ hiểu các thao tác của mình hơn.
Tải RStudio bản miễn phí: Tại đây!
Với RStudio hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện và đơn giản hơn
Giao diện của RStudio
Code Editor (trình chỉnh sửa mã) : Là nơi viết code (mã) để phân tích. Mỗi tab đại diện cho một tệp script (tập lệnh) R khác nhau.
Ví dụ: snapper_analysis.R
Console (bảng điều khiển): Là nơi được R in đầu ra của code khi nó chạy. Bạn có thể viết code trực tiếp trong Console sau biểu tượng “>”.
Environment/History: Bao gồm hai tab trong bảng điều khiển:
– Environment: Hiển thị tất cả dữ liệu, biến và các hàm do người dùng xác định. Chúng được tạo bởi người dùng trong Code Editor hoặc trực tiếp trong Console.
– History: Danh sách lịch sử command (lệnh) đã sử dụng của bạn.
Files/Packages/Help/Viewer
– Files: Danh sách tất cả các tệp có trong working directory (thư mục làm việc) hiện tại. Bạn cũng có thể điều hướng đến các thư mục khác nhau trên máy tính của mình. Đây là nơi bạn có thể nhấp vào các tập lệnh R khác nhau để mở chúng trong Code Editor.
– Plots: Khi bạn tạo ra các plots bằng code của mình, chúng sẽ được hiển thị ở đây.
– Packages: Danh sách các packages (nhóm chức năng) hiện được cài đặt trên máy tính của bạn. Bạn có thể cài đặt các packages mới hoặc cập nhật các packages hiện có từ tab này bằng cách nhấp vào “Install” hoặc “Update”.
– Help: Bạn có thể tìm kiếm tài liệu R để được trợ giúp bằng cách sử dụng các chức năng R khác nhau. Có thể nhận trợ giúp cho một hàm bằng cách nhập “?” theo sau là tên hàm trong Console.
Ví dụ: ?data.frame()
Giới thiệu về giao diện của RStudio
Các phím tắt
Phím tắt |
Chức năng |
---|---|
Phím Tab |
Chức năng tự động hoàn tất chung. Nhấn Tab nếu bạn bắt đầu nhập dữ liệu để các dòng lệnh được chấp nhận và RStudio sẽ tự động làm việc. |
Ctrl + Mũi tên lên (Cmd + Mũi tên lên trên macOS) |
Chức năng tự động hoàn tất chung. Tương tự phím Tab, nhưng chỉ sử dụng được với giao diện Console và không sử dụng được trong Code Editor. |
Ctrl + Enter (Cmd + Enter trên macOS) |
Hiển thị dòng code hiện tại trong Code Editor, gửi chúng đến Console và chạy những dòng lệnh đó |
Cách cài đặt thư mục làm việc
Bạn có thể thay đổi thư mục đang làm việc với câu lệnh “setwd()” bằng cách, trong ô Console nhập: setwd(“~/mydirectory”)
Ví dụ: setwd(“C:/Sharon/Documents/RProjects”)
Chú ý: Những dấu gạch chéo luôn phải được đặt phía trước, ngay cả khi bạn đang thao tác trên một hệ thống Windows.
Cách tải và sử dụng package trên RStudio
Để cài đặt package
– Trong ô Console nhập: install.packages(“Tên Package”)
Ví dụ: install.packages(ggplot2)
Ngoài ra, để nhìn thấy các package đã cài đặt vào hệ thống, nhập: installed.packages()
Để sử dụng package
– Để sử dụng một package đã được cài đặt, trong ô Console nhập: library(“Tên Package”)
Ví dụ: library(ggraph)
Để cập nhật package
– Để cập nhật một package đã được cài đặt, trong ô Console nhập: update.packages(“Tên Package”)
Ví dụ: update.packages(dplyr)
Để xóa package
– Khi muốn xóa một package trong hệ thống, trong ô Console nhập: remove.packages(“Tên Package”)
Ví dụ: remove.packages(tidyr)
Sử dụng các câu lệnh để tải và sử dụng package trên RStudio
Xem thêm
Bạn vừa tìm hiểu xong khái niệm về ngôn ngữ R cũng như các thông tin và hướng dẫn sử dụng loại ngôn ngữ lập trình này. Đừng quên để lại bình luận và chia sẻ cho mọi người cùng biết những thông tin hữu ích này nhé! Chúc bạn thành công!