RAM là gì? Các chức năng của RAM là gì? Update 12/2024

RAM là gì? Các chức năng của RAM là gì? Có bao nhiêu loại RAM trên thị trường hiện nay? Để máy tính, laptop vận hành theo cách mà bạn mong muốn thì sự phối hợp nhịp nhàng giữa các linh kiện bên trong máy là điều cần thiết. Tuy nhiên trong đó, RAM được xem là một linh kiện quan trọng của “bộ máy” này, nếu RAM chết hoặc hư hỏng dường như máy tính của bạn không thể nào hoạt động được nữa.

>>> Bỏ túi ngay: Cách tìm kiếm file, tập tin trên máy tính nhanh nhất

Với những người có ham hiểu về kỹ thuật điện tử, chuyên ngành công nghệ thông tin thì có lẻ việc hiểu RAM là gì không hề phức tạp tí nào. Thế nhưng, với những bạn chưa quá “sành sỏi” về công nghệ thì việc hiểu rõ RAM và tầm quan trọng của nó là một bầu trời đầy kiến thức. Đừng lo, chỉ cần dành chút thời gian tìm hiểu nội dung bài viết này bạn sẽ hiểu rõ RAM là gì và các chức năng của RAM trên máy tính là như thế nào nhé.

Ram là gì? Chức năng của ram là gì?
Ram là gì và tầm quan trọng của RAM với máy tính

RAM là gì?

RAM là từ viết tắt của Random Access Memory, đây được hiểu là một bộ nhớ tạm của chiếc máy tính/ laptop. Nó có tác dụng giúp lưu trữ thông tin hiện hành cho CPU khi trích xuất và xử lý dữ liệu trong một thời gian ngắn.

RAM không thể lưu trữ được dữ liệu khi bạn ngừng cung cấp nguồn cho nó, nếu máy tính của bạn đang hoạt động bỗng dưng rơi vào tình trạng sập nguồn thì toàn bộ dữ liệu đang xử lý trước đó sẽ bị mất đi. RAM đọc và ghi dữ liệu trên từng ô nhớ, mỗi ô nhớ trên nó có một địa chỉ khác nhau, và tất nhiên cùng một loại ram thì tốc độ đọc, ghi chép dữ liệu của nó là bằng nhau.

>>> Có thể bạn cần biết: Hệ điều hành là gì?

Chức năng của RAM trong máy tính:

Như đã đề cập ở trên, RAM là một phần cứng quan trọng trong máy tính và có sự ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của máy tính, RAM hỗ trợ mọi tác vụ từ người dùng như word,Excel, truy cập Internet để lướt web, xem phim, nghe nhạc, chơi game, làm việc, giải trí v.v…

Dung lượng bộ nhớ của RAM chính là yếu tố quyết định khả năng đọc ghi dữ liệu và tốc độ xử lý của máy tính. ữ liệu trên RAM càng lớn thì công việc mà RAM giải quyết sẽ càng gia tăng, lúc này đòi hỏi máy tính của bạn phải hoạt động ở mức khá cao. Vì thế, với những máy tính/laptop sở hữu bộ nhớ RAM càng lớn thì công suất hoạt động và tốc độ xử lý tác vụ càng nhau, không xảy ra tình trạng giật lang.

Qua đó, có thể thấy được rằng nếu máy tính của bạn đang cài đặt nhiều phần mềm thì việc nâng cấp dung lượng RAM trên máy là điều cần thiết nhất hiện nay.

So sánh về tốc độ (triệu đơn vị truyền mỗi giây – MT/s)
So sánh về tốc độ (triệu đơn vị truyền mỗi giây – MT/s)

>>> Thông tin thêm: Cách hẹn giờ tắt máy tính Win 10 đơn giản nhất

Có bao nhiêu loại RAM?

Hiện tại trên thị trường, RAM được phân thành nhiều loại và có dung lượng khác nhau. Để có cái nhìn tổng quan về các loại RAM hiện nay, Tip.com.vn sẽ phân loại RAM theo 2 yếu tố khác nhau: phân loại theo cấu tạo và phân loại ram theo laptop.

Phân loại RAM theo cấu tạo:

  • RAM tĩnh: SRAM – Static Random Access Memory, loại này được sản xuất bàng cong nghệ điện hóa phát quang ECL. SRAM sở hữu bộ nhớ siêu nhanh và không làm mất nội dung sau khi đi được nạp. Hiểu một cách đơn giản, SRAM chính là nơi lưu trữ các tập tin từ CMOS hỗ trợ cho việc khởi động máy.
  • RAM động: DRAM – Dynamic Random Access Memory. Với DRAM dữ liệu trong máy sẽ bị mất sau khi máy tắt nguồn, và nếu muốn hồi phục dữ liệu phải mất một khoảng thời gian nhất định. Vì mới mỗi lần đọc và ghi dữ liệu, loại RAM này phải viết và phân công lại nội dung trong từng ô nhớ của nó.

Phân loại RAM theo laptop:

LOẠI RAM ĐẶC ĐIỂM
SDR Chuẩn RAM đầu tiên trên thế giới, sử dụng cho những chiếc máy tính vào thời điểm cuối thế kỷ 20. Tốc độ truy xuất dữ liệu của SDR khá chậm, dung lượng bộ nhớ nhỏ. Vì thế, khi công nghệ phát triển, ram SDR đã bị loại bỏ và thay thế bằng các loại khác, khắc phục gần như toàn bộ các nhược điểm của loại ra SDR.
DDR Năm 2000, DDR- Double Date Rate SDRAM chính thức có mặt trên thị trường. Với tốc độ truy xuất dữ liệu đạt gấp đôi loại SDR trước kia.  Và tất nhiên, chuẩn ram này chỉ tồn tại trong vòng vài năm từ 2000 – 2004, khi nó bị “khai tử” thì chuẩn ram mới lại ra đời.
DDR2 Một phiên bản nâng cấp của DDR, hoàn thiện hơn, tốt hơn, có khả năng xử lý cao hơn. Hơn thế nữa, DDR2 còn giúp tiết kiệm một lượng điện năng tiêu thụ khá đáng kể. Thời gian “ngự trị” của DDR2 kéo dài từ năm 2003 – 2009.
DDR3 Thực chất, chuẩn ram DDR3 đã được nghiên cứu từ năm 2007, thế nhưng để đem đến sự trải nghiệm tốt nhất cho người dùng thì qua quá trình thử nghiệm kéo dài đến đầu năm 2010, DDR3 chính thức trình làm để thay thế cho chuẩn ram DDR2 trước kia. DDR3 được nâng cấp cải thiện toàn bộ nhược điểm của DDR2, và phát triển khả năng đọc/ghi, truy xuất dữ liệu, tiết kiệm năng lượng tăng thêm 30%. Đó cũng là lý do vì sao mặc dù có nhiều thế hệ RAM sau đó được ra đời nhưng DDR3 vẫn tồn tại đến nay.
DDR3L DDR3L là thành quả của sự hợp tác giữa Intel và Kingston. Thường được sử dụng phổ biến trên các dòng máy tính cao cấp, nhằm giúp thời lượng dùng pin kéo dài hơn. Ram DDR3L sử dụng điện thế khoảng 1.35V, với các loại ram thông thường khác thì phải dùng điện thế 1.5V
DDR4 Vào năm 2015, chuẩn ram DDR4 xuất hiện trên thị trường. Có thể khẳng định ở thời điểm hiện tại, đây là chuẩn ram mạnh nhất. Dung lượng ram có thể tích hợp lên đến 512 GB. Loại ram này hỗ trợ các chuẩn như 600MHz, 1866MHz, 2133 MHz, 2400 MHz, 2666 MHz, 3200 MHz, 4266 MHz.

Trên đây là các thông tin chi tiết về RAM là gì, chức năng của Ram cũng như thông tin phân loại về các loại RAM hiện có. Mong rằng đôi dòng chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bộ phận quan trọng này, và đồng thời chủ động hơn trong việc nâng cấp bộ nhớ RAM để máy tính hoạt động “mượt mà” hơn nhé!