Raspberry Pi là gì? Dùng để làm gì? Nên chọn phiên bản nào? Update 05/2024

Với những bạn đam mê các thiết bị điện tử chắc hẳn đã nghe qua cái tên Raspberry Pi- một thiết bị khá hữu ích cho trong các hoạt động lập trình hay những hoạt động liên quan đến máy tính. Vậy bạn có biết chúng còn có vai trò nào khác hay chạy trên hệ điều hành nào hay chưa? Hãy cùng xem bài viết này để tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan đến Raspberry Pi nhé!

1. Raspberry Pi là gì?

Raspberry Pi là một máy vi tính rất nhỏ gọn, kích thước hai cạnh chỉ cỡ một cái thẻ ATM, trong đó đã tích hợp mọi thứ cần thiết để bạn sử dụng như một máy vi tính. Bộ xử lý SoC Broadcom BCM2835 của nó bao gồm CPU, GPU, RAM, khe cắm thẻ microSD, WiFi, Bluetooth và 4 cổng USB 2.0.

Khi mua Pi về, bạn chỉ việc cài hệ điều hành (bằng cách copy/paste thư mục vô thẻ nhớ), gắn chuột, bàn phímmàn hình là có thể sử dụng được.

Raspberry Pi

Raspberry Pi

Raspberry Pi không hoàn toàn có thể thay thế được máy tính để bàn hoặc laptop nhưng nó là một thiết bị đa năng có thể được sử dụng cho những hệ thống điện tử, thiết lập hệ thống tính toán, những dự án DIY… với chi phí rẻ. Chỉ từ 5 USD thôi là bạn đã mua được một thiết bị của hãng này (phiên bản rút gọn Raspberry Pi Zero).

Raspberry Pi 4 Model B

Raspberry Pi 4 Model B

Hiện tại (cập nhật 22/7/2021), Raspberry Pi 4 Model B chính là phiên bản mới nhất được ra mắt, với các chức năng cũng như thông số kỹ thuật được nâng cấp cải tiến đáng kể. Có thể kể đến như:

-Broadcom BCM2711, Quad core Cortex-A72 (ARM v8) 64-bit SoC @ 1.5GHz.

-Có 3 lựa chọn RAM: 2GB, 4GB hoặc 8GB LPDDR4-2400 SDRAM

-Wifi chuẩn 2.4 GHz và 5.0 GHz IEEE 802.11ac. Bluetooth 5.0, BLE

-Cổng mạng Gigabit Ethernet

-2 cổng USB 3.0 và 2 cổng USB 2.0

-Chuẩn 40 chân GPIO, tương thích với các phiên bản trước

-Hỗ trợ 2 cổng ra màn hình chuẩn Micro HDMI với độ phân giải lên tới 4K

-Cổng MIPI DSI, cổng MIPI CSI, cổng AV 4 chân

-H.265 (4kp60 decode), H264 (1080p60 decode, 1080p30 encode)

-OpenGL ES 3.0 graphics

-Khe cắm MicroSD cho hệ điều hành và lưu trữ

-Nguồn điện DC 5V – 3A DC chuẩn USB-C

-5V DC via GPIO header (minimum 3A*)

-Hỗ trợ Power over Ethernet (PoE) (yêu cầu có PoE HAT)Raspberry Pi 4 Model B

Raspberry Pi 4 Model B

2. Raspberry Pi dùng để làm gì?

Công dụng của  Raspberry Pi

Công dụng của Raspberry Pi

Với khả năng tùy biến cao, Raspberry Pi có thể biến thành rất nhiều thiết bị từ phần cứng đến phần mềm, có thể kể đến một số công dụng như sau:

– Đầu coi phim HD giống như Android Box, hỗ trợ KODI đầy đủ.

– Máy chơi game cầm tay, console, game thùng. Chơi như máy điện tử băng ngày xưa, giả lập được nhiều hệ máy.

– Cắm máy tải Torrent 24/24.

– Dùng làm VPN cá nhân.

– Biến ổ cứng bình thường thành ổ cứng mạng (NAS).

– Làm camera an ninh, quan sát từ xa.

– Hiển thị thời tiết, hiển thị thông tin mạng nội bộ…

– Máy nghe nhạc, máy đọc sách.

– Làm thành một cái máy Terminal di động có màn hình, bàn phím, pin dự phòng để sử dụng mọi lúc mọi nơi, dò pass WiFi…

– Làm thiết bị điều khiển SmartHome, điều khiển mọi thiết bị điện tử trong nhà.

– Điều khiển robot, máy in không dây từ xa, Airplay…

Trên đây chỉ là một vài ứng dụng dễ thấy của Raspberry Pi, chúng có thể được sử dụng cho vô vàn những mục đích khác nhau.

3. Nên mua Raspberry Pi bản nào?

Có 2 dòng chính của Raspberry Pi, model A và B (có thêm A+ và B+ nhưng chủ yếu tăng tốc xử lý).

Raspberry Pi Model A và Model B

Raspberry Pi Model A và Model B

– Model A là bản rẻ, 25 USD, có tốc độ RAM thấp hơn model B, ít hơn 1 cổng USB và không có cổng Ethernet.

-Model B có giá thành cao hơn, 35 USD, tốc độ xử lý nhanh, nhiều cổng hơn model A.

Vì vậy. nếu bạn muốn mua sản phẩm này để khám phá, nghiên cứu nguyên lý hoạt động thì nên lựa chọn dòng Raspberry Pi model B, với nhiều cổng cũng như cấu hình tốt hơn, kết nối mạng mạnh hơn.

4. Một số hệ điều hành chạy trên Raspberry Pi

Raspberry Pi được thiết kế cho hệ điều hành Linux, và nhiều bản phân phối Linux hiện cũng có phiên bản tối ưu hóa Raspberry Pi. Hai trong số các lựa chọn phổ biến nhất là Raspbian Jessie, dựa trên hệ điều hành Debian, và Pidora, dựa trên hệ điều hành Fedora.

Hệ điều hành Linux

Hệ điều hành Linux

Trên thực tế cả 2 tùy chọn này đều hoạt động tốt, lựa chọn Raspbian Jessie hay Pidora là do sở thích của mỗi người. Khi khởi động đầu tiên từ thẻ SD, bạn sẽ được cung cấp menu có nhiều phân phối (bao gồm cả Raspbian và Pidora) để lựa chọn.

Chúng ta vẫn còn những lựa chọn khác: OpenELEC và RaspBMC là 2 hệ điều hành phân phối dựa trên Linux, nhắm mục tiêu hướng tới sử dụng Raspberry Pi làm trung tâm truyền thông. Ngoài ra còn có các hệ thống không phải Linux, chẳng hạn như RISC OS, chạy trên Pi.

Có thể nói Raspberry Pi là một sự lựa chọn khá tối ưu với phạm vi người dùng đa dạng. Hi vọng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức về Raspberry Pi.