Sales là gì? Những kỹ năng cần có của nhân viên Sales mà bạn nên biết Update 01/2025

Nếu đang tìm hiểu về các nghề nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng đọc qua về nghề Sales. Vậy cụ thể sales là gì, có gì đặc biệt, cần những kỹ năng nào để làm sales? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Sales là gì?

– Sales là gì?

Sales là hoạt động bán hàng hoặc vị trí bán hàng. Trong một doanh nghiệp, sales là bộ phận rất quan trọng vì phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhân viên sales chính là cầu nối giữa công ty với người mua.

Trong một số ngành nghề đặc thù, sales hầu như đóng vai trò chủ chốt trong việc xúc tiến bán những sản phẩm/dịch vụ, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Sales là hoạt động bán hàng

Sales là hoạt động bán hàng

– Sales viết tắt của từ tiếng Anh nào?

Sales hiểu theo nghĩa đen thì có nghĩa là bán hàng, tuy nhiên từ tính chất của công việc này, ta có thể phân tích sales theo các từ tiếng Anh sau:

S – Smile: Luôn mỉm cười khi gặp khách hàng.

A – Ask: Luôn đặt ra các câu hỏi, càng chi tiết càng tốt, để nắm được những thông tin, dữ liệu cần thiết và đưa ra giải pháp cho khách hàng.

L – Listen: Học cách lắng nghe, tức nghe và phân tích những thông tin khai thác được từ khách hàng, từ đó hiểu và tìm ra nhu cầu, nguyện vọng sâu bên trong họ.

E – Education: Đưa những thông tin về sản phẩm, thị trường, các quy chuẩn cũng như kiến thức xoay quanh thứ mình bán, để khách hàng có hiểu biết đúng đắn về chúng.

Từ viết tắt của sales

Từ viết tắt của sales

2. Công việc của nhân viên sales

– Nắm vững tất cả thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

– Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giữ mối quan hệ với khách hàng.

– Tiếp cận, trò chuyện và tư vấn cho khách hàng.

Tư vấn khách hàng

Tư vấn khách hàng

– Báo giá, đàm phán giá cả, hỗ trợ khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch.

– Kiểm kê hàng hóa.

– Nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng để bán hàng tốt hơn.

– Báo cáo kết quả kinh doanh.

– Giải quyết khiếu nại của khách hàng (nếu có).

3. Sales khác gì với Marketing?

Một nhân viên sales nên có kiến thức về Marketing để áp dụng trong công việc, tuy nhiên, sales và Marketing lại là hai lĩnh vực khác nhau.

Nếu Marketing là một chuỗi các hoạt động nhằm tạo ra giá trị và duy trì cung cấp giá trị đó cho khách hàng để thu về lợi nhuận, thì sales chỉ đơn giản là làm sao để bán được càng nhiều sản phẩm cho khách hàng càng tốt.

Khác biệt giữa sales và Marketing

Khác biệt giữa sales và Marketing

Marketing có thể ảnh hưởng đến toàn bộ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ định vị thương hiệu của doanh nghiệp, văn hóa của công ty, đến thứ doanh nghiệp bán hay các chiến dịch trong suốt quá trình kinh doanh,…

Trong khi đó, bộ phận sales cần làm mọi công việc để bán hàng được hàng do công ty sản xuất.

Chính vì thế, người làm sales cần phải có tâm lý vững, chịu các áp lực về mặt doanh số và có các kỹ năng, cũng như sự quyết tâm bán được nhiều hàng nhất có thể.

4. Các vị trí và cấp bậc trong ngành sales

– Salesman (Nhân viên kinh doanh)

Salesman là vị trí cơ bản nhất trong ngành sales. Các nhân viên kinh doanh làm nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, chăm sóc và phát triển khách hàng tại các khu vực được phân công.

Các công việc về khuyến mãi, hậu mãi và quản lý công nợ của khách cũng do một salesman đảm nhiệm.

Salesman (Nhân viên kinh doanh)

Salesman (Nhân viên kinh doanh)

– Sales Representative (Đại diện kinh doanh)

Đại diện kinh doanh là vị trí cao hơn Salesman một bậc. Một Sales Representative quản lý các hệ việc liên quan đến thủ tục, giấy tờ như nhận đơn đặt hàng, nghiên cứu đối thủ, thị trường để đề xuất các kế hoạch bán hàng sao cho hiệu quả.

Ngoài ra, nếu làm việc ở vị trí này bạn cũng phải quản lý và giám sát hoạt động của các salesman dưới cấp của mình.

– Sales Executive (Điều hành kinh doanh)

Một Sales Executive sẽ có nhiệm vụ triển khai tất cả các kế hoạch kinh doanh do công ty đề xuất. Người điều hành kinh doanh sẽ lên kế hoạch theo từng giai đoạn và khu vực phụ trách sau đó giao xuống cho nhân viên cấp dưới.

- Sales Executive (Điều hành kinh doanh)

– Sales Executive (Điều hành kinh doanh)

– Sales Supervisor (Giám sát kinh doanh)

Đúng như tên gọi, Sales Supervisor làm nhiệm vụ chính là giám sát. Tất cả các hoạt động liên quan đến khâu sales như hàng hóa, tiến độ kinh doanh, công nợ, các kế hoạch và cả các động thái của đối thủ đều phải được giám sát bởi Sales Supervisor.

Giám sát kinh doanh cũng sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý toàn bộ các hoạt động của Salesman và Sales Representative.

– Sales Director/Manager

Đây là vị trí cao nhất trong khâu sales. Giám đốc kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động kinh doanh trong công ty, cũng như quản lý, giám sát hoạt động của nhân viên cấp dưới.

Sales Director/Manager

Sales Director/Manager

– Sales Admin

Sales Admin hay còn gọi là thư ký văn phòng kinh doanh. Nhân viên ở vị trí này sẽ hỗ trợ và báo cáo trực tiếp cho Sales Manager.

Ở một số công ty nhỏ, Sales Admin có thể tương đương với trưởng phòng hoặc trưởng đại diện kinh doanh.

5. Những kỹ năng, tố chất cần thiết khi làm sales

– Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

Kỹ năng đầu nhiên của một nhân viên sales chắc chắn phải là giao tiếp. Vì phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của họ, nên salesman phải có tài ăn nói và cao hơn chính là khả năng đàm phán.

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

– Tư duy khéo léo, linh hoạt trong công việc

Trong khi tiếp xúc với khách hàng, chắc chắn sẽ phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi tư duy nhạy bén của salesman. Càng linh hoạt và nhanh nhạy thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn, “chốt đơn” được nhiều hơn.

– Thông minh, có bản lĩnh

Để giải quyết các tình huống khẩn trong môi trường làm việc có cường độ cao thì rất cần sự thông minh và bản lĩnh của salesman. Bạn phải có khả năng xoay sở, cũng như một sự bình tĩnh và bản lĩnh nhất định để kiểm soát được những vấn đề xảy đến bất ngờ.

Thông minh, có bản lĩnh

Thông minh, có bản lĩnh

– Luôn giữ phong thái lịch sự, cởi mở

Khách hàng đương nhiên là không thích tiếp xúc với một nhân viên có thái độ khó chịu hay phong thái luống cuống. Việc tỏ ra chuyên nghiệp, lịch sự là một kỹ năng cần thiết nếu bạn nếu theo nghề sales.

– Nhẫn nại, không sợ từ chối

Việc tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng không phải lúc nào cũng thành công. Chính vì thế salesman cần có một tính kiên nhẫn nhất định, có tinh thần thép để không nản chí khi vấp phải những sự từ chối.

Nhẫn nại, không sợ từ chối

Nhẫn nại, không sợ từ chối

– Kỹ năng lắng nghe, thuyết phục

Như đã đề cập ở trên, kỹ năng lắng nghe rất quan trọng trong nghề sales. Không chỉ nghe mà phải nghe và chắt lọc, phân tích những thông tin có lợi cho cuộc đàm phán.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có khả năng thuyết phục người khác để họ đi đến quyết định nhanh hơn. Kỹ năng này bạn có thể trau dồi thông qua các kiến thức về tâm lý học hoặc tư duy lập luận.

6. Cơ hội và thách thức khi làm sales

– Những cơ hội khi làm sales

+ Phát triển bản thân

Khi làm trong một môi trường năng động và linh hoạt thì điều dĩ nhiên là bạn sẽ học được vô số các kỹ năng giúp phát triển bản thân như: quản lý thời gian, chịu áp lực, khả năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề nhanh chóng,…

Ngoài ra, trải qua một thời gian làm trong ngành sales, bạn cũng sẽ thu về cho mình một phong thái giao tiếp lịch sự, chuyên nghiệp, cũng như đàm phán, thuyết phục người khác.

Phát triển bản thân

Phát triển bản thân

+ Xây dựng mạng lưới mối quan hệ

Nhân viên sales tiếp xúc với rất nhiều người, và trong một số ngành nghề, salesman sẽ có “cơ hội vàng” để giao thiệp với những người thành công. Cũng chính vì lý do này mà người làm sales thường có mạng lưới các mối quan hệ rộng, giúp ích rất nhiều nếu bạn cần những mối quan hệ này trong các công việc cá nhân nào đó.

+ Phát triển sự nghiệp

Những kỹ năng của một nhân viên sales không chỉ có ích trong nội bộ ngành, nó còn là những kinh nghiệm quý báu để bạn tích lũy và mở rộng sự nghiệp của mình. Việc này mang đến cho bạn nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp hơn sau này.

Phát triển sự nghiệp

Phát triển sự nghiệp

– Thách thức của nghề sales

+ Thu nhập không cố định

Thu nhập của nhân viên sales thường dựa vào mức lương thưởng và hoa hồng của các đơn hàng, chính vì thế chúng không cố định và phụ thuộc vào khả năng của chính nhân viên sales đó.

+ Khó khăn trong quản lý thời gian

Vì công việc linh hoạt nên vấn đề quản lý thời gian của nhân viên sales khá bất cập. Đôi khi bạn sẽ phải gặp gỡ khách hàng hoặc xử lý các tình huống phát sinh bất ngờ ngoài giờ làm việc.

Khó khăn trong quản lý thời gian

Khó khăn trong quản lý thời gian

+ Chịu áp lực KPI

Áp lực KPI là rất lớn đối với người làm trong ngành sales. Vì mục tiêu tối trọng của mảng này chính là doanh số, nên thường bạn phải chạy theo một KPI khá cao để đảm bảo hiệu quả của các kế hoạch bán hàng của công ty.

7. Nên làm sales ngành nào?

Để trả lời cho câu hỏi nên làm sales ngành nào thì bạn cần cân nhắc các yếu tố sau:

– Ngành yêu thích của bạn là gì?

Vì tính chất công việc rất áp lực nên bạn nên chọn ngành nghề bạn cảm thấy có hứng thú nhất. Vì khi có sự yêu thích thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua các trở ngại của công việc hơn.

Chọn ngành yêu thích

Chọn ngành yêu thích

– Ngành bạn giỏi, am hiểu là gì?

Một salesman cần kiến thức vững về sản phẩm cũng như thị trường liên quan, chính vì thế bạn cần xem xét những lĩnh vực mình thực sự am hiểu, đừng chọn những ngành quá mới lạ sẽ khó khăn hơn cho bạn trong việc tiếp cận chúng.

– Ngành nào đang là xu hướng phát triển của xã hội?

Cuối cùng, để làm sales mang lại được những mức thu nhập cao thì bạn nên chọn những lĩnh vực đang “hot” trên thị trường. Sales các lĩnh vực đang có xu hướng phát triển thì cơ hội của bạn cũng sẽ tăng cao hơn.

Chọn ngành đang là xu hướng

Chọn ngành đang là xu hướng

Khi chọn lĩnh vực sales để tham gia, bạn cần giao thoa 3 yếu tố trên và chọn ra công việc phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số ngành sale có mức thu nhập “khủng” ngay trong mục 8 bên dưới đây.

8. TOP nghề sale có mức lương cao, hấp dẫn tại Việt Nam

Lưu ý: Mức lương, thưởng được nêu dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào công ty và năng lực cụ thể của từng người mà con số có thể khác biệt.

– Nhân viên sales bất động sản

Lĩnh vực đầu tiên có thể kể đến chính là bất động sản. Đây là một ngành sales hầu như chưa bao giờ hết “hot”. Với mức lương cứng khá thấp, chỉ khoảng 4-6 triệu/tháng, tuy nhiên tỉ lệ phần trăm hoa hồng lại rất cao (10-20% giá trị hợp đồng), thế nên nếu có đủ khả năng, việc kiếm được mức lương vài chục, hay thậm chí trăm triệu là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

– Nhân viên sales bảo hiểm nhân thọ

Khi mức sống được nâng cao, nhiều người không ngại chi tiền cho các khoản bảo hiểm. Không chỉ là ngành nghề đang có xu hướng phát triển lớn, các hợp đồng bảo hiểm cũng có tỉ lệ hoa hồng 30-40%, nếu làm việc lâu, có kinh nghiệm lương có thể lên đến khoảng 40-50 triệu/tháng, cực kì hấp dẫn cho những người muốn “dấn thân” vào sales.

Sales bảo hiểm nhân thọ

Sales bảo hiểm nhân thọ

– Nhân viên sales tín dụng ngân hàng

Trái với các ngành sales khác có đầu vào khá dễ dàng, sales tín dụng ngân hàng đòi hỏi bạn phải có bằng cấp và chứng chỉ nghiệp vụ liên quan. Tuy nhiên mức lương cứng của ngành sales này khá cao (khoảng 8-9 triệu/tháng), và nếu thêm tiền hoa hồng và thưởng thì mức thu nhập của nhân viên sales tín dụng ngân hàng cực kì hấp dẫn.

– Nhân viên sales ô tô

Ô tô cũng là một ngành rất tiềm năng nếu bạn muốn theo nghề sales. Đây là hàng hóa có giá trị lớn, nên tiền hoa hồng khi bán được hàng cũng rất cao, đảm bảo nguồn thu nhập cho bạn.

Theo ước tính, lương cứng của nhân viên sales ô tô sẽ rơi vào khaongr 4-5 triệu/tháng, cộng thêm tiền hoa hồng và phí thưởng sẽ lên đến 35-40 triệu/tháng.

Sales ô tô

Sales ô tô

– Nhân viên sales mỹ phẩm

Mỹ phẩm tuy là mặt hàng phổ thông nhưng lại rất tiềm năng vì lượng người sử dụng là rất lớn. Đặc biệt, đối với mỹ phẩm, bạn có thể hoàn toàn sales online thông qua các nền tảng mạng xã hội.

Ngành sales này khá linh hoạt, bạn vẫn có thể chốt đơn bất cứ lúc nào chỉ với chiếc smartphone của mình.

9. Một số thắc mắc khác

– Nghề sales có khó không?

Có thể nói bất cứ ngành nghề nào cũng sẽ có những khó khăn riêng của nó, và sales cũng vậy. Nếu bạn thực sự có đam mê cũng như có tính cách phù hợp với ngành này thì bạn sẽ rất dễ để vượt qua những khó khăn trong trong nghề nếu như bạn đủ kiên nhẫn và quyết tâm.

Làm sales cần sự quyết tâm

Làm sales cần sự quyết tâm

– Làm sales có giàu không? Lương có cao không?

Nhìn chung lương cứng của một nhân viên sales không cao (trừ một số ngành đặc thù), thu nhập chủ yếu của người theo ngành này đến từ lương thưởng và tiền hoa hồng. Chính vì thế mức thu nhập của ngành sales sẽ phụ thuộc vào khả năng của bạn.

Nếu luôn cố gắng, cũng như tích lũy kinh nghiệm đủ thì việc có một mức thu nhập xếp vào hàng “khủng” với ngành sales là điều không khó.

– Nghề sales học ngành gì?

Sales thường rất dễ để xin việc, vì nhiều công ty chấp nhận cả những “tay ngang” trong ngành. Tuy nhiên nếu học từ những ngành học này, bạn sẽ dễ có cơ hội được nhận việc, cũng như dễ thích ứng với nghề hơn: Quản trị kinh doanh, Marketing, Truyền thông báo chí, Tâm lý học,…

Nghề sales học các ngành kinh tế

Nghề sales học các ngành kinh tế

– Làm sales có cần bằng cấp không?

Về cơ bản thì làm sales không cần có bằng cấp, khi vào ngành bạn sẽ được đào tạo cụ thể về sản phẩm cũng như kỹ năng, và cái cần nữa chính là “duyên buôn bán” của bạn. Nhưng đối với một số ngành sales nhất định sẽ

cần có bằng cấp, ví dụ như sales tài chính ngân hàng.

Xét trong thời buổi kinh tế hiện nay, tình hình cạnh tranh rất khốc liệt, cùng với đó là sự khó tính hơn của khách hàng, nên bằng cấp sẽ là một yếu tố rất thuận lợi khi bạn làm nghề. Nếu bạn không muốn học tại các trường lớp

chính quy thì cũng nên trau dồi thêm kiến thức thường xuyên để công việc suôn sẻ hơn.

Bài viết trên đã tổng quan những thông tin về sales, hi vọng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại bạn ở những chủ đề sau!