Những chiếc đồng hồ cao cấp được trang bị loại kính Sapphire có độ bền chỉ đứng sau độ bền của kính chất liệu kim cương. Để làm rõ hơn về kính Sapphire là gì? Ưu nhược điểm ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết này nhé.
1. Kính Sapphire Crystal trên đồng hồ là gì?
Kính Sapphire là loại mặt kính đồng hồ được chế tạo từ bột nhôm oxit (Al2O3) và quá trình Verneuil để tạo thành. Sapphire là loại kính được trang bị trên các dòng đồng hồ cao cấp và một số đồng hồ trung cấp. Ngoài ra, Sapphire còn được trang bị trên các mẫu Apple Watch sử dụng khung thép, khung Titan hoặc khung gốm, giúp cải thiện độ bền của đồng hồ.
Kính Sapphire Crystal trên đồng hồ là gì?
2. Các dạng kính Sapphire thường gặp
Có 3 loại chính trên đồng hồ kính Sapphire:
– Sapphire tráng mỏng: Đây là loại kính được phủ một lớp Sapphire mỏng ở phía trên bề mặt, vẫn có khả năng chống xước của Sapphire nhưng có giá thành rẻ hơn. Trong thời gian sử dụng mặt đồng hồ bị cọ xát nhiều sẽ làm cho lớp Sapphire bị mờ dần đi.
– Sapphire tráng dày: Tương tự như Sapphire tráng mỏng, nhưng lớp Sapphire trên bề mặt kính sẽ được làm dày hơn để bền hơn theo thời gian, tuy nhiên độ cứng sẽ không bằng Sapphire tự nhiên.
– Sapphire nguyên khối: Là loại mặt kính bền, cứng nhất trên đồng hồ, được cắt ra và tạo hình từ khối Sapphire thay vì tráng Sapphire như hai loại trên. Được đánh giá là loại mặt kính tốt nhất để sử dụng trên các đồng hồ cao cấp với chất lượng cao và trong sáng, sắc nét.
Các dạng kính Sapphire thường gặp
3. Đặc điểm của kính Sapphire Crystal
Ưu điểm:
– Độ cứng bề mặt đạt 9 điểm trên thang Mohs, chỉ xếp sau Kim cương (10 điểm), cứng hơn bất kỳ loại kính đồng hồ khác. Giúp chống trầy xước tốt trên bề mặt đồng hồ.
– Có độ trong suốt cực tốt, khả năng chống ăn mòn cao giúp đảm bảo mặt hiển thị đồng hồ vẫn trong suốt, bền bỉ theo thời gian.
Nhược điểm:
– Giá thành cao, nếu phải thay thế sẽ bỏ ra chi phí lớn.
– Có độ giòn cao, độ đàn hồi thấp, tuy Sapphire cứng nhưng khả năng biến dạng đàn hồi của Sapphire kém hơn các loại kính khác, nếu như có một lực tác động làm biến dạng Sapphire, có thể dẫn đến khả năng bị vỡ vụn. Tuy nhiên điều này rất khó xảy ra trên bề mặt đồng hồ bởi độ dày của kính Sapphire cũng như phần khung đồng hồ có tác dụng phân tán lực tác động lên kính Sapphire.
– Đối với đồng hồ được phủ lớp Sapphire mỏng, theo thời gian có thể bị mất lớp Sapphire, giảm độ bền đồng hồ.
Đặc điểm của kính Sapphire Crystal
4. Tại sao kính Sapphire lại đắt tiền?
Như đã nói ở trên, Sapphire tạo từ bột nhôm oxit Al2O3 sau quá trình Verneuil để tạo ra các khối tinh thể theo khuôn. Các khối tinh thể đạt chất lượng sẽ được mài dũa và cắt lát bằng cưa mạ kim cương, tạo hình thành các miếng kính có độ cứng và trong suốt như mong muốn của các nhà sản xuất đồng hồ.
Quá trình tốn kém để sản xuất tinh thể Sapphire. Các công cụ và thiết bị đắt tiền được sử dụng để đánh bóng và cắt vật liệu này thành sản phẩm. Ngoài ra, khả năng chống trầy xước và vỡ của Sapphire, chứng tỏ nó là một trong những vật liệu cứng nhất trên trái đất.
Tại sao kính Sapphire lại đắt tiền?
5. So sánh Sapphire với kính khoáng, mặt nhựa trong suốt
Mặt kính Sapphire |
Mặt kính khoáng |
Mặt nhựa |
|
---|---|---|---|
Độ cứng |
Cứng nhất |
Khá |
Kém |
Khả năng chống trầy |
Tốt nhất |
Vừa phải |
Kém |
Khả năng chống vỡ |
Tốt nhất |
Trung bình |
Khá tốt |
Giá thành |
Đắt nhất |
Tầm trung |
Rẻ nhất |
Sapphire có thể xem là loại kính bền nhất, chất lượng nhất để làm mặt đồng hồ khi so sánh với kính khoáng hay mặt nhựa.
6. Có thể phân biệt được kính Sapphire không?
Có thể phân biệt được Sapphire so với các loại kính khác thông qua một số cách sau:
– Quan sát trực diện: Bề mặt của kính Sapphire luôn có độ sáng bóng, trong trẻo. Khi sờ lên mặt kính, bạn sẽ cảm nhận được sự trơn láng và mát lạnh. Theo các chuyên gia trong ngành, khi nhìn kỹ vào phần vành đồng hồ, nếu có ánh xanh hắt lên là kính Sapphire, còn nếu trong veo là kính Mineral.
– Nhỏ giọt nước: Đặt đồng hồ trên mặt phẳng và nhỏ 1 giọt nước lên mặt kính rồi quan sát. Nếu giọt nước đọng lại không loang hoặc khi nghiêng đồng hồ thấy giọt nước chảy dọc không bám mặt thì đây chắc chắn là kính Sapphire chuẩn. Ngược lại, với những mặt kính Mineral khi nhỏ giọt nước lên sẽ bị loang ra bề mặt, không đọng thành giọt.
– Thử bằng kim loại (không khuyến khích): Sử dụng một que kim loại nhọn rạch một đường trên bề mặt đồng hồ. Nếu bề mặt không trầy xước thì đó là kính Sapphire, còn nếu là sapphire tráng thì sẽ xuất hiện vết bong tróc.
Lưu ý: Không khuyến khích vì làm trầy xước mặt kính, chỉ nên thử khi không sử dụng đến mặt kính đồng hồ đó nữa.
Có thể phân biệt được kính Sapphire không?
Xem thêm:
Vừa rồi là thông tin về Sapphire Crystal. Cảm ơn bạn đã theo dõi! Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết sau!