Tân ngữ là gì trong tiếng Anh: Hình thức, cách sử dụng và bài tập Update 10/2024

Tân ngữ (hay Object) là thành phần không thể thiếu trong ngữ pháp tiếng Anh. Trong các bài tập tiếng Anh hay ứng dụng học tiếng Anh trên smartphone hay trên máy tính, chắc hẳn các bạn đã gặp tân ngữ một vài lần. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức về tân ngữ trong tiếng Anh và các bài tập ứng dụng, cùng xem qua nhé!

1. Tân ngữ là gì?

Tân ngữ (hay Object) là thuật ngữ chỉ đối tượng bị chủ ngữ tác động trong tiếng Anh. Tân ngữ thường đứng sau động từ chỉ hành động. Trong một câu có thể xuất hiện nhiều tân ngữ khác nhau.

Ví dụ:

– My father gives me some money. (Ba tôi cho tôi một ít tiền).

=> Cả “me” và “some money” đều là tân ngữ của câu.

Tân ngữ trong tiếng Anh

Tân ngữ trong tiếng Anh

2. Vai trò của tân ngữ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, tân ngữ là bộ phận giữ chức năng diễn đạt, làm rõ nghĩa cho động từ giúp câu có nội dung dễ hiểu và chính xác hơn.

3. Cách nhận biết tân ngữ

Tân ngữ thường là một từ hoặc cụm từ đứng sau một động từ chỉ hành động trong câu. Để xác định chính xác tân ngữ, bạn có thể đặt câu hỏi “Ai nhận hành động?”, “Cái gì nhận hành động?”,…

Vai trò và cách nhận biết tân ngữ

Vai trò và cách nhận biết tân ngữ

4. Các loại tân ngữ trong tiếng anh

Tân ngữ trực tiếp (Direct Object)

Tân ngữ duy nhất trong câu là tân ngữ trực tiếp. Ngoài ra, nếu tân ngữ là đối tượng chịu tác động đầu tiên từ hành động thì đó cũng là tân ngữ trực tiếp.

Ví dụ: I like this book. (Tôi thích nó).

=> Quyển sách là đối tượng duy nhất tôi thích nên “book” là tân ngữ tiếp.

Tân ngữ trực tiếp trong tiếng Anh

Tân ngữ trực tiếp trong tiếng Anh

Tân ngữ gián tiếp (Indirect Object)

Đối tượng mà hành động dành cho nó được xem là tân ngữ gián tiếp. Tân ngữ gián tiếp thường đứng sau giới từ và sau tân ngữ trực tiếp hoặc đứng trước tân ngữ trực tiếp không cần giới từ.

Ví dụ: My brother bought a laptop for me. (Anh trai của tôi mua một chiếc laptop cho tôi).

=> Câu có 2 tân ngữ là “a laptop” và “me” có giới từ “for” đứng giữa. Như vậy “a laptop” là tân ngữ trực tiếp do anh trai trực tiếp mua và “me” là tân ngữ gián tiếp đứng sau giới từ.

Tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh

Tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh

Tân ngữ của giới từ

Từ hoặc cụm từ đứng sau một giới từ là tân ngữ giới từ trong câu.

Ví dụ: My hat is on the table. (Cái nón của tôi ở trên bàn).

=> Cụm “On the table” là tân ngữ.

Tân ngữ của giới từ trong tiếng Anh

Tân ngữ của giới từ trong tiếng Anh

Chú ý:

– Giữa tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp có thể tồn tại giới từ ở giữa.

– Tân ngữ đứng trước là tân ngữ trực tiếp, tân ngữ đứng sau là tân ngữ gián tiếp.

5. Phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp

Khi trong một câu có 2 tân ngữ thì thứ tự của tân ngữ trực tiếp và gián tiếp được phân biệt như sau:

Tân ngữ gián tiếp đứng sau tân ngữ trực tiếp và giới từ “to” hoặc “for”.

Ví dụ: I give some flowers for my mom. (Tôi tặng một ít hoa cho mẹ mình).

=> Câu có 2 tân ngữ là “flowers” và “mom” có xuất hiện giới từ “for” đứng giữa nên “flowers” là tân ngữ trực tiếp, “mom” là tân ngữ gián tiếp.

Tân ngữ gián tiếp đứng trước tân ngữ trực tiếp.

Ví dụ: My boyfriend bought me a car. (Bạn trai tôi mua cho tôi xe ô tô).

=> Câu có 2 tân ngữ “me” và “a car” nhưng không có giới từ nào nên “me” là tân ngữ gián tiếp, “a car” là tân ngữ trực tiếp cũng là đối tượng chủ ngữ trực tiếp tác động bằng hành động mua.

Phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh

Phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh

6. Các hình thức tân ngữ trong tiếng anh

Danh từ (Noun)

Danh từ, cụm danh từ hoặc tính từ được dùng như danh từ tập hợp có thể là tân ngữ trực tiếp hoặc tân ngữ gián tiếp trong câu.

Ví dụ:

+ I sent him a letter. (Tôi gửi anh ấy một lá thư).

=> Danh từ “a letter” được xem là tân ngữ trực tiếp trong câu.

+ We must help the poor. (Chúng ta phải giúp đỡ người nghèo).

=> Tính từ “the poor” chỉ tập hợp những người nghèo, được dùng như danh từ nên đây là tân ngữ trong câu.

Danh từ làm tân ngữ

Danh từ làm tân ngữ

Đại từ nhân xưng (Personal Pronoun)

Bảng dưới đây liệt kê các đại từ nhân xưng làm tân ngữ cho câu.

Đại từ chủ ngữ

Đại từ tân ngữ

I

Me

You

You

He

Him

She

Her

It

It

They

Them

Ví dụ: I know her. (Tôi biết cô ấy).

=> Đại từ tân ngữ là “her”.

Đại từ nhân xưng làm tân ngữ

Đại từ nhân xưng làm tân ngữ

Động từ nguyên mẫu (to Verb)

Nếu động từ diễn đạt hành động là các từ nằm trong bảng dưới đây thì tân ngữ theo sau sẽ là một động từ nguyên mẫu khác ở dạng “to + verb”.

agree

expect

learn

refuse

attempt

fail

need

seem

claim

forget

offer

strive

decide

hesitate

plan

tend

demand

hope

prepare

want

desire

intend

pretend

wish

Ví dụ: I plan to study hard in next semester. (Tôi lên kế hoạch học tập chăm chỉ vào học kỳ tới).

=> Động từ diễn đạt hành động là “plan” nên tân ngữ là động từ nguyên thể có to “to study”.

Động từ có

Động từ có

Động từ thêm đuôi V-ing (Gerund)

– Nếu động từ diễn đạt hành động là các từ nằm trong bảng dưới đây thì tân ngữ theo sau sẽ là một động từ thêm -ing (hay Gerund) “verb + ing”.

admit

enjoy

suggest

appreciate

finish

consider

avoid

miss

mind

can’t help

postpone

recall

delay

practice

risk

deny

quit

repeat

resist

resume

resent

Ví dụ: He enjoys watching film when he has free time. (Anh ấy tận hưởng việc xem phim khi anh ấy có thời gian rảnh).

=> Động từ diễn đạt hành động là “enjoy” nên tân ngữ sẽ là một động từ thêm -ing “watching”.

Tân ngữ là động từ thêm

Tân ngữ là động từ thêm

– Nếu động từ diễn đạt là một trong số các động từ dưới đây thì tân ngữ có thể động từ thêm -ing hoặc nguyên mẫu, ý nghĩa của câu vẫn không đổi.

begin

can’t stan

continue

drea

hate

like

love

prefer

start

try

​Ví dụ:

+ I begin working at 8:00 am.

+ I begin to work at 8:00 am.

Mệnh đề (Clause)

Trong một số trường hợp mệnh đề danh từ cũng đóng vai trò làm tân ngữ trong câu.

Ví dụ: She agrees that he looks handsome. (Cô ấy đồng ý rằng anh ấy đẹp trai).

=> Cụm “that he looks handsome” là mệnh đề danh từ làm tân ngữ.

Mệnh đề làm tân ngữ

Mệnh đề làm tân ngữ

7. Vị trí của tân ngữ trong câu

Có giới từ

Tân ngữ trực tiếp + Giới từ (thường là “to” và “for”) + Tân ngữ gián tiếp.

Ví dụ: My mother makes a cake for me at weekend. (Mẹ của tôi làm một cái bánh cho tôi vào cuối tuần).

=> Tân ngữ trực tiếp là “a cake”, giới từ “for” và tân ngữ gián tiếp là “me”.

Tân ngữ có giới từ

Tân ngữ có giới từ

Không có giới từ

Động từ + Tân ngữ trực tiếp + Tân ngữ gián tiếp.

Ví dụ: My father have sent me a message. (Bố tôi gửi cho tôi một tin nhắn).

=> Tân ngữ trực tiếp là “me” và tân ngữ gián tiếp là “a message”.

Tân ngữ không có giới từ

Tân ngữ không có giới từ

8. Tân ngữ trong câu bị động (Passive Voice)

Kiến thức về tân ngữ là điểm ngữ pháp quan trọng trong câu bị động. Để chuyển đổi từ câu chứa tân ngữ sang câu bị động, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định tân ngữ muốn chuyển.

Bước 2: Chuyển tân ngữ đó lên đầu thành chủ ngữ.

Bước 3: Động từ chuyển từ thể chủ động sang bị động.

Bước 4: Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối, thêm by đăng trước.

Chuyển đổi câu bị động có tân ngữ

Chuyển đổi câu bị động có tân ngữ

Ví dụ: People should protect the environment. (Mọi người nên bảo vệ môi trường).

=> Thực hiện 4 bước:

+ Xác định tân ngữ: “the environment” (dạng danh từ, đứng sau động từ).

+ Chuyển tân ngữ lên đầu thành chủ ngữ: “The environment”.

+ Động từ chuyển từ bị động sang bị động: The environment should be protected…

+ Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối, thêm by: The environment should be protected by people.

Ta được câu bị động hoàn chỉnh là “The environment should be protected by people”.

Tân ngữ trong câu bị động

Tân ngữ trong câu bị động

9. Tại sao tân ngữ quan trọng?

Tân ngữ là thành phần quan trọng bổ nghĩa cho phần lớn động từ trong tiếng Anh. Những động từ đặc biệt không cần tân ngữ được gọi là nội động từ (ví dụ: run, sleep, cry, wait, die, fall,…). Một số khác cần phải có tân ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nghĩa cho thì gọi là ngoại động từ (ví dụ: eat (sth.), break (sth.), cut (sth.), make (sth.), send (s.o) (sth.), give (s.o) (sth.)…).

Tầm quan trọng của tân ngữ trong tiếng Anh

Tầm quan trọng của tân ngữ trong tiếng Anh

10. Bài tập về tân ngữ trong tiếng Anh (có đáp án)

Để vận dụng tốt các điểm ngữ pháp liên quan đến tân ngữ và ứng dụng tốt vào thực tế, bài viết tổng hợp thêm cho các bạn một số dạng bài tập về tân ngữ trong tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao.

Bài tập về tân ngữ trong tiếng Anh

Bài tập về tân ngữ trong tiếng Anh

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các kiến thức cơ bản về Tân ngữ trong tiếng Anh như hình thức, vai trò, cách nhận biết và bài tập ứng dụng tân ngữ. Chúc các bạn học tập tốt!