Thì quá khứ tiếp diễn là một điểm ngữ pháp rất căn bản trong ngữ pháp tiếng Anh, cũng như trong các bài kiểm tra và giao tiếp. Vì thế, trong bài viết dưới đây, chúng mình sẽ chia sẻ đến các bạn một số kiến thức trọng tâm về thì quá khứ tiếp diễn, công thức, dấu hiệu và các dạng bài tập tự luyện để củng cố kiến thức. Cùng xem ngay nhé!
1. Định nghĩa thì quá khứ tiếp diễn
Trong tiếng Anh, thì quá khứ tiếp diễn (hay còn gọi là Past Continuous) dùng để nhấn mạnh tính chất kéo dài của một diễn biến hay quá trình của sự vật, sự việc, hiện tượng diễn ra trong quá khứ.
Thì quá khứ tiếp diễn dùng để nhấn mạnh tính chất kéo dài của một hoạt động trong quá khứ
2. Công thức thì quá khứ tiếp diễn
Giải thích thuật ngữ:
– S (Subject): Chủ ngữ.
– Were/Was: Động từ TOBE ở dạng quá khứ.
– V-ing: Động từ thêm “-ing”.
Câu khẳng định
Cấu trúc |
S + was/were + V-ing |
Lưu ý |
– S = I/ He/ She/ It + was – S = We/ You/ They + were |
Ví dụ |
– I was playing badminton with my friends at two o’clock,. (Tôi đang đi chơi cầu lông với bạn của tôi vào lúc 2 giờ). – In 2010 we were studying in a small university in Germany. (Vào năm 2010 chúng tôi đang học tại một trường đại học nhỏ ở Đức). |
Câu phủ định
Cấu trúc |
S + was not/ were not + V-ing |
Ví dụ |
– She was not swimming at 9 pm yesterday. (Lúc 9 giờ tối hôm qua cô ấy đang không bơi). – We were not relaxing when the baby cried. (Chúng tôi đang không nghỉ ngơi lúc em bé khóc.) |
Lưu ý viết tắt:
– Was not = wasn’t
– Were not = weren’t
Câu nghi vấn
– Câu hỏi Yes/No
Cấu trúc câu hỏi |
Was/Were + S + V-ing? |
Cấu trúc trả lời |
– Yes, S + was/ were. – No, S + wasn’t/ weren’t. |
Ví dụ |
– Were you thinking about the film last night? (Đêm qua cậu có nghĩ về bộ phim đó không?). – Yes, I was./ No, I wasn’t. |
- Câu hỏi bắt đầu bằng Wh-
Cấu trúc câu hỏi |
Wh- + was/ were + S + V-ing? |
Cấu trúc trả lời |
S + was/ were + V-ing +… |
Ví dụ |
– Who was she talking about? (Cô ấy đã nói về ai?) – What were you doing in the classroom yesterday? (Bạn đã làm gì trong lớp học hôm qua?) |
3. Quy tắc thêm đuôi -ing sau động từ nguyên mẫu
Đối với hầu hết các động từ
Để chuyển thành dạng V-ing, hầu hết chỉ cần giữ nguyên dạng động từ rồi thêm đuôi “-ing” vào động từ.
Ví dụ:
– Cook => Cooking.
– Work => Working.
– Go => Going.
– Dream => Dreaming.
– Sleep => Sleeping.
Quy tắc thêm -ing cho hầu hết động từ
Động từ kết thúc bằng -e
Đối với các động từ có kết thúc bằng -e, ta thêm đuôi -ing bằng cách bỏ -e rồi thêm -ing.
Ví dụ:
– Take => Taking.
– Write => Writing.
– Leave => Leaving.
– Come => Coming.
Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt không áp dụng quy tắc bỏ e như:
– See => Seeing.
– Be => Being.
Quy tắc thêm -ing cho hầu hết động từ kết thúc bằng -e
Động từ kết thúc bằng -ie
Đối với một số động từ có đuôi -ie, ta chuyển -ie thành -y rồi thêm đuôi -ing.
Ví dụ:
– Die => Dying.
– Lie => Lying.
– Tie => Tying.
Quy tắc thêm -ing cho hầu hết động từ kết thúc bằng -ie
Động từ có 1 âm tiết, kết thúc dưới dạng phụ âm – nguyên âm – phụ âm
Nếu động từ dạng 1 âm tiết có cấu trúc phụ âm – nguyên âm – phụ âm, ta gấp đôi phụ âm cuối cùng rồi thêm đuôi -ing.
Ví dụ:
– Sit => Sitting.
– Set => Setting.
– Refer => Referring.
– Pat => Patting.
Riêng đối với trường hợp các động từ có cấu trúc như trên nhưng có phụ âm cuối là -w, -x, -y thì không được gấp đôi phụ âm khi thêm -ing.
Ví dụ:
– Throw => Throwing.
– Fix => Fixing.
– Play => Playing.
Quy tắc thêm -ing cho hầu hết động từ dạng phụ âm – nguyên âm – phụ âm
Lưu ý: Không chia các động từ sau với thì hiện tại tiếp diễn:
Động từ |
Nghĩa tiếng Việt |
Động từ |
Nghĩa tiếng Việt |
1. Want |
Muốn |
13. Depend |
Phụ thuộc |
2. Like |
Thích |
14. Seem |
Dường như/ có vẻ như |
3. Love |
Yêu |
15. Know |
Biết |
4. Need |
Cần |
16. Belong |
Thuộc về |
5. Prefer |
Thích hơn |
17. Hope |
Hy vọng |
6. Believe |
Tin tưởng |
18. Forget |
Quên |
7. Contain |
Chứa đựng |
19. Hate |
Ghét |
8. Taste |
Nếm |
20. Wish |
Ước |
9. Suppose |
Cho rằng |
22. Mean |
Có nghĩa là |
10. Remember |
Nhớ |
23. Lack |
Thiếu |
11. Realize |
Nhận ra |
24. Appear |
Xuất hiện |
12. Understand |
Hiểu biết |
25. Sound |
Nghe có vẻ như |
4. Cách dùng thì quá khứ tiếp diễn
Hành động đang xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ
Ví dụ: I was working on my laptop at 9 o’clock last night. (Tôi đang làm việc trên laptop vào lúc 9 giờ tối qua).
=> Ở thời điểm quá khứ là 9 giờ tối qua, xảy ra hành động “tôi đang làm việc trên laptop”.
Hành động đang xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ
Những hành động xảy ra đồng thời trong quá khứ
– Ví dụ: Ana was watching TV while her mom was cooking in the kitchen. (Ana đang xem tivi khi mẹ cô ấy nấu ăn trong bếp).
=> Trong lúc Ana thực hiện hành động xem tivi thì mẹ của cô ấy cũng đang nấu ăn, 2 hành động này song song xảy ra trong quá khứ.
– Ví dụ: We were eating snacks, discussing homework and having a good time. (Chúng tôi đã đang ăn đồ ăn vặt, thảo luận về bài tập về nhà và có một khoảng thời gian vui vẻ).
=> Cả 3 hành động “ăn vặt”, “thảo luận về bài tập” và “có khoảng thời gian vui vẻ” đều xảy ra tại cùng một thời điểm trong quá khứ.
Hành động xảy ra đồng thời trong quá khứ
Hành động đang xảy ra thì có hành động khác xen vào
Ví dụ: He was waiting for the bus when it rained. (Anh ấy đang đợi xe buýt khi trời mưa).
=> Hành động “đợi xe buýt” đang diễn ra thì bỗng nhiên “trời đổ mưa” cắt ngang và cùng xảy ra tiếp tục.
Hành động đang xảy ra thì có hành động khác xen vào
Hành động từng lặp đi lặp lại trong quá khứ và làm phiền đến người khác
– Ví dụ: When Lisa stayed with me, she was always turning the radio. (Khi Lisa ở với tôi, cô ấy lúc nào cũng bật chiếc radio).
=> Hành động “bật radio” thường xuyên của Lisa xảy ra mỗi khi “ở với tôi” khiến “tôi” thấy phiền.
– Ví dụ: The teachers were always complaining about their students. (Các giáo viên lúc nào cũng phàn nàn về những học sinh của họ).
=> Hành động phàn nàn liên tục của những giáo viên khiến người nghe thấy phiền.
Hành động từng lặp đi lặp lại trong quá khứ và làm phiền đến người khác
5. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ tiếp diễn
Trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ kèm theo thời điểm xác định
Khi thấy xuất hiện các trạng từ chỉ quá khứ đi kèm với thời điểm quá khứ như: at + giờ + thời gian trong quá khứ, at this time + thời gian trong quá khứ, in + năm, in the past,… Thì chia thì quá khứ tiếp diễn.
Ví dụ:
– I was reading a novel at 10 o’clock last night. (Tôi đã đang đọc tiểu thuyết vào 10 giờ đêm qua).
=> Tại thời điểm quá khứ 12 giờ đêm hôm qua, tôi đang đọc tiểu thuyết.
Trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ tại thời điểm xác định
Trong câu có “when” khi diễn tả một hành động đang xảy ra và một hành động khác xen vào
– Ví dụ: When I was playing the mobile game, my mother came in. (Tôi đang chơi game trên điện thoại di động thì mẹ tôi đi vào).
=> Hành động “chơi game trên điện thoại di động” đang diễn ra thì hành động “đi vào” của mẹ cắt ngang.
Có xuất hiện các từ đặc biệt
Khi có một số từ đặc biệt như: While (trong khi), when (khi), at that time (vào thời điểm đó), … Hãy cân nhắc sử dụng thì quá khứ tiếp diễn.
– Ví dụ: She was singing while I was playing the guitar. (Cô ấy đang hát trong khi tôi đang chơi ghi-ta).
=> Từ “while” xuất hiện trong câu là dấu hiệu chia thì quá khứ tiếp diễn cho 2 hành động cùng xảy ra trong quá khứ.
Sự xuất hiện của các từ đặc biệt
6. Phân biệt While và When
While |
When |
|
Ý nghĩa |
Khi, vào lúc, hồi, trong khi… |
Trong lúc, trong khi, trong khoảng thời gian, đang lúc… |
Cách dùng |
– Sử dụng để nói về hai hành động đang diễn ra và kéo dài tại cùng 1 thời điểm. – Sử dụng với các hành động xảy ra trong một thời gian dài. |
– Sử dụng để nói về hai hành động đồng thời đang diễn ra trong một thời gian ngắn. – Sử dụng với các hành động xảy ra trong thời gian ngắn hoặc rất ngắn. – Đề cập tới các giai đoạn, thời kỳ của cuộc sống. |
Ví dụ |
– She was cooking meals when I was studying. (Cô ấy đã đang nấu bữa ăn khi tôi đang học). – I didn’t eat fast food while I was losing weight. (Tôi không ăn thức ăn nhanh trong thời gian giảm cân). |
– She was very happy when I announced to her. (Cô ấy đã rất vui mừng khi tôi thông báo cho cô). – You should cover your mouth when yawning. (Bạn nên che miệng khi ngáp). – I went to America when I was a child. (Tôi đã tới Mỹ khi tôi còn là một cậu bé). |
7. Bài tập về thì quá khứ tiếp diễn (có đáp án)
Để ghi nhớ và ứng dụng tốt các kiến thức về thì quá khứ tiếp diễn, cung cấp đến các bạn bộ bài tập tự luyện từ cơ bản đến nâng cao có đáp án về thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh.
Bài tập cơ bản đến nâng cao về thì quá khứ tiếp diễn (có đáp án)
Xem thêm:
Hy vọng sau bài viết này bạn đã có thêm những kiến thức về thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh. Cám ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!