Khi lựa chọn mua sản phẩm laptop ta thường nghe đến tiêu chuẩn sRGB. Chuẩn màu này là gì, có ý nghĩa gì trên máy tính hãy cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!
1. Chuẩn màu sRGB là gì?
sRGB (viết tắt của Standard Red Green Blue) được công bố vào năm 1996 do HP và Microsoft nghiên cứu phát triển là tập hợp các dải màu trong không gian (dựa trên 3 màu chính: đỏ, lục, lam) mà mắt người có thể nhìn thấy được, nó thể hiện khả năng tái tạo lại màu trên màn hình thiết bị điện tử như: laptop, máy chiếu, màn hình LCD,…
Biểu diễn bằng giản đồ CIE, sRGB được thể hiện là hình tam giác nằm trong gam màu hình móng ngựa như hình vẽ bên dưới:
Giản đồ CIE của sRGB
Chuẩn màu này được tạo ra nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa màu sắc thể hiện trên thiết bị điện tử, giúp tạo nên các bức ảnh, tác phẩm đồ hoạ, thiết kế,… có tính thẩm mỹ, chính xác cao.
2. Thông số sRGB có ý nghĩa gì trên laptop?
Tiêu chuẩn này được hỗ trợ trên các thiết bị màn hình phổ thông, các sản phẩm màn hình laptop có độ bao phủ khoảng 90 – 100% sRGB là có thể đáp ứng nhu cầu thưởng thức hình ảnh hoặc chơi game giải trí thông thường của nhiều đối tượng, đủ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời.
Dải màu càng lớn, càng rộng thì khả năng hiển thị màu sắc càng dễ dàng, không bị hạn chế cho mắt người.
Thông số sRGB có ý nghĩa gì trên laptop?
Chuẩn màu sRGB cung cấp khoảng 16.7 triệu màu trên màn hình giúp hiển thị một cách chân thực và chính xác các đặc điểm của hình ảnh trên màn hình, hạn chế tối đa sự khác biệt giữa hình ảnh hiển thị với thức tế.
Khi các laptop hay màn hình máy tính đạt 100% sRGB được sử dụng rộng rãi thì việc chia sẻ hình ảnh, sản phẩm đồ hoạ từ laptop này qua laptop khác sẽ không bị thay đổi màu sắc quá nhiều, mang đến trải nghiệm và hiệu quả công việc cao hơn.
Mặc dù tiêu chuẩn này chưa đủ để đáp ứng được hết nhu cầu của một chiếc laptop đồ họa – kỹ thuật của nhiếp ảnh gia hay kỹ sư đồ họa chuyên nghiệp được do nhu cầu không gian màu của họ rất lớn, tuy nhiên 100% sRGB cũng đã đáp ứng được phần nào người dùng với chi phí phải bỏ ra không quá cao.
Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn, hãy để lại thắc mắc bên dưới nhé!