Với sự phát triển không ngừng của công nghệ quay phim trên điện thoại, ngày nay bạn hoàn toàn có thể quay được những thước phim có độ phân giải cao từ HD, Full HD đến chất lượng 4K chỉ bằng chiếc smartphone của mình. Hãy cùng tìm hiểu các chuẩn quay video trên điện thoại qua bài viết dưới đây nhé!
1. Các chuẩn quay phim hiện nay trên điện thoại
QCIF – Chuẩn quay thấp nhất
Đây là chuẩn quay phim có chất lượng thấp (một nửa của CIF), chỉ đạt 176 x 144 pixels, hình ảnh hiển thị không được rõ ràng, chỉ thấy mờ, tuy nhiên nó có ưu điểm là chiếm rất ít bộ nhớ và không cần công nghệ camera cao.
Chuẩn quay QCIF thường bắt gặp trên các dòng điện thoại phổ thông cơ bản.
CIF – Chuẩn quay cơ bản
Đây là chuẩn quay cũng chỉ xuất hiện trong dòng điện thoại nghe gọi, có chất lượng gấp đôi QCIF, đạt 352 x 288 pixels.
Chuẩn quay này cũng không rõ ràng các chi tiết nhưng bù lại không chiếm bộ nhớ dung lượng.
QVGA – Quarter VGA
Đây là chuẩn thấp nhất thường gặp trên smartphone giá rẻ, đạt 320 x 240 pixels.
Với chuẩn quay này thì cũng không chiếm dung lượng, bù lại so với CIF thì chất lượng hình ảnh đã trở nên rõ và dễ nhìn hơn.
VGA – Chuẩn quay thường gặp trên smartphone tỉ lệ 4:3
VGA hay chuẩn 480p đã xuất hiện khá lâu đời, cho chất lượng hình ảnh ở mức trung bình và bạn vẫn có thể nhìn thấy rõ các chi tiết trong video.
Hầu hết các dòng smartphone hiện nay đều hỗ trợ quay phim ở chuẩn quay VGA này.
Chuẩn VGA thường xuất hiện trên các mẫu smartphone tỉ lệ 4:3
HD – Còn gọi là 720p
Sau nâng cấp 480p là chuẩn quay phim HD 720p. Chuẩn quay này rất phổ biến và có mặt trên hầu hết các dòng smartphone hiện nay.
Chuẩn quay HD chiếm dung lượng ở mức vừa phải, chất lượng hình ảnh rõ ràng và chi tiết, có thể nhìn rõ được các chủ thể trong video.
Chuẩn quay HD cho hỉnh ảnh rõ nét mà không chiếm quá nhiều dung lượng trên điện thoại của bạn
HD thường có độ phân giải là 1280 x 720 pixels. Một video có độ dài từ 3-5 phút sẽ chiếm khoảng 50 MB dung lượng bộ nhớ.
Full HD – Hay còn gọi là 1080p
Chuẩn này thường bắt gặp trên các dòng smartphone giá khoảng 2-3 triệu trở lên, có độ nét cao với phân giải lên đến 1920 x 1080 pixels.
Full HD chiếm khá nhiều dung lượng bộ nhớ, video khoảng 1 phút đã chiếm tầm 50-60 MB.
Chuẩn quay Full HD có mặt trên các dòng smartphone có giá từ 2 đến 3 triệu đồng
Do đó nếu bạn thường quay phim Full HD thì nên chọn chiếc điện thoại có ROM cao từ 32 GB trở lên hoặc chọn thêm phương án lắp thêm thẻ nhớ.
Chuẩn quay 2K – QHD
Quay phim 2K hay còn gọi là QHD hoặc 1440p là chuẩn quay chỉ nặng dưới 4K. 2K chiếm rất nhiều dung lượng bộ nhớ, video cho ra rất sắc nét và chi tiết.
Chất lượng 2K cho ra hình ảnh sắc nét và chi tiết
1 phút quay 2K có thể chiếm đến hàng trăm MB hoặc 1GB dung lượng điện thoại của bạn. Tuy nhiên chất lượng quay video 2K chỉ được hỗ trợ trên một số dòng smartphone cao cấp.
Chuẩn quay 4K – UHD
Chúng ta hay gọi 4K là quay phim UHD hay Ultra HD hoặc 2160p. 4K có độ sắc nét gấp 4 lần Full HD 1080p.
Do độ nặng và chiếm dung lượng rất cao nên chế độ quay phim 4K thường được hạn chế sử dụng và chỉ thực sự cần thiết khi quay những bối cảnh, phong cảnh quan trọng, cần độ sắc nét cao.
Chuẩn quay 8K – Xu hướng mới của smartphone
Tuy nhiên, việc quay và xử lý một video 8K yêu cầu tốn rất nhiều dung lượng. Một video 5 phút được quay với chất lượng 8K có thể tốn gần 3GB bộ nhớ. Trên thực tế việc sử dụng chuẩn quay 8K vẫn thực sự chưa cần thiết, nên hãy cân nhắc và tìm hiểu kĩ trước nhé!
Video quay ở chất lượng 8K sẽ chiếm cực nhiều bộ nhớ máy
2. Ý nghĩa về thông số tốc độ khung hình trên điện thoại
Sau mỗi kích thước video, người dùng thường thấy có đuôi @60FPS, @120FPS, đây được gọi là tốc độ khung hình trên giây và cũng là một yếu tố quan trọng khi nói đến việc quay video bằng điện thoại.
Tốc độ khung hình trên giây là một thông số khá quan trọng
Tốc độ khung hình trên giây (FPS) là khả năng ghi lại (chụp) số lượng bức ảnh trong 1 giây. Tốc độ FPS càng cao thì chất lượng hình ảnh trong video càng mượt và xem càng thích.
Ví dụ, với chuẩn quay video 60 FPS, máy sẽ thu được xấp xỉ 60 khung hình trên một giây, gấp đôi so với chuẩn quay 30 FPS, do đó hình ảnh cho ra sẽ mượt hơn. Tuy nhiên, vì số khung hình gấp đôi nên dung lượng video quay ở tốc độ 60 FPS sẽ lớn hơn nhiều so với 30 FPS.
Tốc độ FPS càng cao thì video càng mượt và chiếm nhiều dung lượng
3. Cách xem thông số quay phim điện thoại có thể hỗ trợ
Xem trên mạng
Bạn hoàn toàn có thể tự xem các thông số quay phim của điện thoại trên mạng bằng cách tìm tên điện thoại + video quality hoặc thông số camera + tên điện thoại để tìm hiểu khả năng quay phim của máy.
Bạn có thể tự tìm hiểu về khả năng quay phim của điện thoại trên mạng
Xem trên trang web của
Đầu tiên, hãy truy cập vào trang web của TẠI ĐÂY.
Tiếp theo, hãy nhập tên sản phẩm cần tìm vào ô tìm kiếm > Nhấp vào tên sản phẩm > Ở phần Cấu hình Điện thoại, chọn Xem thêm cấu hình chi tiết > Cuộn xuống mục quay phim.
Bạn cũng có thể kiểm tra thông số của điện thoại trên trang web của
4. Nên chọn độ phân giải và tốc độ khung hình nào là tối ưu nhất?
Để chọn độ phân giải và tốc độ khung hình phù hợp và cho ra chất lượng video tốt nhất, bạn nên cân nhắc các yếu tố sau đây:
Cân nhắc về cấu hình điện thoại
Nếu điện thoại của bạn có bộ nhớ trong nhiều và cấu hình cao, bạn có thể chọn quay video ở độ phân giải 4K 60 FPS hoặc 30 FPS đối với video clip ngắn, chất lượng Full HD đối với video clip dài.
Bạn nên cân nhắc cấu hình điện thoại để chọn các thông số quay video phù hợp
Tuy nhiên, nếu smartphone của bạn có bộ nhớ trong thấp và cấu hình máy không quá tốt, đặc biệt là RAM không nhiều thì chỉ nên chọn quay video Full HD 30 FPS hoặc HD 60 FPS để tránh tình trạng đầy bộ nhớ hoặc quá tải cho máy, đặc biệt là khi quay video dài.
Cân nhắc về nội dung quay phim
Nếu chỉ quay các cảnh tĩnh, ít chuyển động, bạn nên chọn quay video với tốc độ khung hình là 30 FPS. Vì đối với các cảnh quay tĩnh, ít chuyển động, sự khác nhau giữa hai tốc độ quay là 30 và 60 FPS sẽ không quá nhiều. Do đó, điều chỉnh tốc độ ở mức 30 FPS sẽ tiết kiệm tài nguyên cho máy hơn.
Nên chọn tốc độ quay 30 FPS đối với các khung hình tĩnh, ít chuyển động
Cân nhắc về mục đích quay phim
Nếu bạn quay video để đăng tải lên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, hãy cân nhắc sử dụng video với độ phân giải HD để nhẹ máy, thay vì chọn quay ở mức 4K. Bởi vì khi tải lên các nền tảng này, độ phân giải cũng sẽ được giảm xuống.
Trong trường hợp bạn muốn quay video để tải lên YouTube hoặc xem trên TV, màn hình lớn, bạn có thể chọn độ phân giải Full HD hoặc 4K để hình ảnh được trình chiếu sắc nét hơn.
Đối với những video tải lên YouTube, bạn nên quay video ở chất lượng cao như Full HD hay 4K
Xem thêm:
Trên đây là một số thông tin về các chuẩn quay video phổ biến trên smartphone ngày nay. Hi vọng các thông tin trong bài sẽ có ích cho bạn. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo!