Cùng với NVIDIA, card màn hình AMD được biết đến là một trong những dòng card đồ họa hàng đầu hiện nay. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về card màn hình AMD và các dòng card AMD phổ biến trên thị trường, cùng theo dõi nhé!
1. Card màn hình AMD là gì?
Card đồ họa (Graphics card) hay còn gọi là card màn hình là thiết bị chuyên xử lý các thông tin về hình ảnh, đồ họa trên máy tính, bao gồm màu sắc, độ phân giải, độ tương phản hình ảnh,…
Card màn hình AMD là dòng card do hãng AMD (Advanced Micro Devices) thiết kế, sản xuất. Đây là nhà sản xuất chip bán dẫn, linh kiện điện tử cũng như bộ xử lý đồ họa GPU đa quốc gia, có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Card AMD sản xuất tích hợp trên cả máy tính để bàn, máy tính công nghiệp và laptop, là một trong những dòng card đồ họa rời phổ biến trên thị trường hiện nay.
Card màn hình AMD là một trong những dòng card đồ họa rời phổ biến
2. Ưu, nhược điểm card màn hình AMD
Ưu điểm |
Nhược điểm |
---|---|
– Hầu hết các dòng card màn hình AMD đều sử dụng riêng một khe cắm và độc lập với máy chủ. – Card màn hình AMD sử dụng bộ nhớ riêng, không cần dùng đến RAM nên không làm ảnh hưởng đến hệ thống chung của máy tính. – Có khả năng hỗ trợ xử lý hình ảnh đồ họa, game, tác vụ nặng. |
Hệ thống tản nhiệt của card màn hình AMD chưa được tối ưu, do đó máy tính, laptop có thể bị nóng hơn so với khi không sử dụng card. |
3. Các dòng card màn hình AMD tích hợp trên laptop
Để hiểu thêm về card màn hình (đồ họa) tích hợp và card rời, bạn có thể xem thêm: Card đồ họa tích hợp là gì? Có gì khác card rời? Có nên mua không?
Lưu ý: Bài viết này không đề cập đến giá sản phẩm, vì giá thành có thể thay đổi theo thời gian, đồng thời bài này không đưa ra lời khuyên bạn nên chọn và mua card màn hình nào.
Hãy cân nhắc và tìm hiểu chi tiết nếu có nhu cầu mua nhé!
Card màn hình AMD Radeon 520
Card AMD Radeon 520 là dòng card dành cho laptop tầm trung, giá rẻ. Dòng card này phù hợp cho các công việc văn phòng, chơi game nhẹ, đem đến hiệu năng đồ họa tạm ổn.
Card màn hình AMD Radeon 530
Tương tự như AMD Radeon 520, dòng AMD Radeon 530 cũng là card đồ họa tầm trung và chỉ thích hợp chơi game nhẹ ở mức cấu hình trung bình.
Xét về hiệu năng, AMD Radeon 530 nhỉnh hơn AMD Radeon 520 khoảng 10%.
Card màn hình AMD Radeon 520 và Radeon 530
Card màn hình AMD FirePro M5100
AMD Firepro M5100 là dòng card đồ họa tầm trung cho các máy trạm di động, được tích hợp trên laptop.
Card AMD Firepro M5100 có hiệu năng ổn, thích hợp chơi các tựa game 3D, cùng với đó là công nghệ tiết kiệm điện năng và kéo dài tuổi thọ của pin.
Card màn hình AMD FirePro M6100
AMD FirePro M6100 tích hợp trên laptop được ra mắt vào năm 2013, là card đồ họa cao cấp cho các máy trạm di động.
Nhờ tốc độ xung nhịp cao, AMD FirePro M6100 mang đến hiệu năng chơi game 3D mượt mà và ổn định hơn.
Card màn hình FirePro M6100 có mức tiêu thụ năng lượng tương đối cao (có thể lên tới 75W), tuy nhiên khả năng kéo dài tuổi thọ pin cũng cao.
Laptop Dell Precision M6800 tích hợp card AMD FirePro M6100
4. Các dòng card màn hình rời AMD chuyên đồ họa
Card AMD Firepro W series
AMD FirePro là dòng card đồ họa của AMD, được sử dụng cho các máy trạm và máy chủ. Dòng AMD Firepro W tập trung vào đồ họa và hiển thị, gồm một số sản phẩm:
+ Card AMD FirePro W5000 được ra mắt vào tháng 08/2012, là card đồ họa cao cấp, chuyên nghiệp của AMD. AMD FirePro W5000 không yêu cầu đầu nối nguồn bổ sung, khả năng rút điện được đánh giá ở mức tối đa là 75W.
+ Card AMD FirePro W7000 là được ra mắt vào tháng 06/2012. Đây là card 1 khe cắm, lấy năng lượng từ đầu nối nguồn 6 pin, với mức tiêu điện tối đa 150W và có giải pháp làm mát 1 khe cắm.
+ Card AMD FirePro W8000 là card 2 khe cắm, lấy năng lượng từ các đầu nối nguồn 6 pin, với mức tiêu thụ điện tối đa 225W. Card có chiều dài 279mm và có giải pháp làm mát 2 khe.
+ Card AMD FirePro W9000 cũng được ra mắt vào tháng 06/2012, là card 2 khe cắm, mức tiêu thụ điện tối đa là 274W. Card có chiều dài 279 mm và có giải pháp làm mát 2 khe cắm.
Card màn hình AMD Firepro W series
Card AMD FirePro V series
Card AMD FirePro V series là dòng card đồ họa chuyên dụng, mang lại hiệu năng mạnh mẽ đáng kinh ngạc.
AMD FirePro V series mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời và khả năng hiển thị đa màn hình nổi bật, điển hình là dòng card FirePro V7900.
Card màn hình AMD FirePro V7900
Card AMD Firepro M series
Card AMD FirePro M series là dòng chip đồ họa chuyên nghiệp của AMD, một số được tích hợp trên laptop chuyên đồ họa.
Một vài sản phẩm điển hình của dòng này là AMD FirePro M5950, M5100, M6100,…
5. Các dòng card màn hình rời AMD chuyên Gaming
Card AMD Ryzen series
Card AMD Ryzen là card đồ họa chơi game sử dụng tiến trình 14nm, hiệu năng mạnh mẽ. Đây là dòng card đồ họa sử dụng nhân đồ họa tích hợp và có bộ nhớ lớn.
Card Ryzen có giá thành phù hợp với người dùng phổ thông.
AMD Ryzen có nhiều dòng sản phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau, với 4 dòng sản phẩm hiệu năng tăng dần: Ryzen 3, Ryzen 5, Ryzen 7, Ryzen 9.
Card màn hình AMD Ryzen
Card AMD Radeon RX 6000 series
AMD Radeon RX 6000 series là dòng card đồ họa hàng đầu hiện nay của hãng AMD.
Dựa trên kiến trúc RDNA 2 mới, dòng RX 6000 mang đến những cải tiến hiệu suất đáng kể so với thế hệ trước.
AMD hiện có 4 card đồ họa trong dòng Radeon RX 6000:
+ AMD Radeon RX 6900 XT: Đứng đầu dòng sản phẩm là AMD Radeon RX 6900 XT với 5.120 bộ xử lý luồng và bộ nhớ 16GB. Dòng card này có thể hỗ trợ chơi một số game 4K cực mượt với chất lượng hình ảnh cao.
+ AMD Radeon RX 6800 XT: Có 4.608 bộ xử lý luồng cùng bộ nhớ GDDR6 lên đến 16GB.
+ AMD Radeon RX 6800: Là phiên bản tối giản hơn của RX 6800 XT, nhưng vẫn có hiệu suất mạnh mẽ, vững chắc. RX 6800 có 3.840 bộ xử lý luồng đi kèm với bộ nhớ GDDR6 lên đến 16 GB.
+ AMD Radeon RX 6700 XT: Có 2.560 bộ xử lý dòng và bộ nhớ GDDR6 lên đến 12GB.
Card AMD Radeon RX 6000 Series
Card AMD Radeon RX 5000 series
Dòng card AMD Radeon RX 5000 được sản xuất với cấu trúc RDNA – mở ra một kỷ nguyên đồ họa cải tiến mới từ AMD. Tuy nhiên, dòng card này không hỗ trợ phần cứng chuyên dụng để dò tia như dòng RTX 20 của đối thủ cạnh tranh từ NVIDIA.
Dòng RX 5000 hứa hẹn tăng 50% hiệu suất trên mỗi watt (W) so với thế hệ trước, đồng thời cũng tích hợp tính năng xử lý khác như Radeon Image Sharpening và FidelityFX để hiển thị hình ảnh tốt hơn.
Dòng AMD Radeon RX 5000 có 7 sản phẩm trong 3 dòng phụ: AMD Radeon RX 5700 XT, Radeon RX 5600 XT, Radeon RX 5500 XT.
AMD Radeon 5600 XT thuộc dòng card AMD Radeon RX 5000
Card AMD Radeon RX Vega series
AMD Radeon RX Vega là dòng card đồ họa cuối cùng được tích hợp đầy đủ kiến trúc Graphics Core Next (GCN).
Dòng sản phẩm này ra mắt cùng thời điểm với Zen (Chip Ryzen thế hệ đầu tiên) của AMD. Tuy nhiên, nó không mang lại hiệu suất tăng vọt như Zen đã làm với Chip của AMD.
Card đồ họa AMD Radeon RX Vega vẫn tiếp tục được sử dụng trong các dòng sản phẩm APU (chip được tích hợp cả CPU và GPU) của AMD.
Card Radeon RX Vega của AMD
Card AMD Radeon RX 500 series
Card đồ họa AMD Radeon RX 500 series có thể xem là dòng card đồ họa lâu đời nhất hiện có của AMD. Dòng card này sử dụng kiến trúc GCN thế hệ thứ 4.
Dòng Radeon RX 500 chủ yếu nhắm vào thị trường card đồ họa tầm trung và tầm thấp. Đối với tầm trung, AMD có Radeon RX 570, RX 580 và RX 590. Cấp thấp hơn thì có RX 550 và RX 560.
Card AMD Radeon Pro series
AMD Radeon Pro là dòng sản phẩm máy trạm và card đồ họa tập trung vào các doanh nghiệp, được kết hợp các tính năng, công nghệ tân tiến.
Card đồ họa Pro mới nhất trên thị trường là AMD Radeon Pro VII, là phiên bản nâng cấp của Radeon VII dựa trên Vega.
Card AMD Radeon Pro
6. Một số công nghệ nổi bật trên card AMD chuyên Gaming
Công nghệ FreeSync
Công nghệ FreeSync dành cho gaming giúp các bạn đem lại cảm giác chân thật hơn với việc tối ưu hóa hình ảnh khiến đồ họa mượt mà hơn, không giật, lag.
Công nghệ này đã và đang đem lại trải nghiệm cực kỳ tốt cho người dùng khi chơi các game đồ họa HDR, xem phim và nhiều điều thú vị hơn nữa.
Tích hợp DirectX 12
Các dòng card đồ họa được tích hợp DirectX 12 của AMD sẽ đưa các trò chơi của bạn lên tầm cao mới với việc thúc đẩy hiệu năng, cho phép bạn có thể chạy nhiều tác vụ cùng lúc, giảm ping và tăng FPS lên cao (Frames per second).
TressFX Hair
Với công nghệ này, bạn có thể cảm nhận và thấy rõ từng chi tiết chân thật. Bạn có thể thấy được rõ từng sợi tóc đang bay trong gió, sự chuyển động của từng sợi tóc khi di chuyển khiến nó trở nên sống động hơn khi trải nghiệm các game đồ họa đỉnh cao.
Công nghệ TressFX Hair
AMD CrossFire
AMD CrossFire là nền tảng cuối cùng của dòng đa GPU gaming. Công nghệ này giúp khai thác sức mạnh của 2 hoặc nhiều card đồ họa rời, cho phép chúng chạy song song với nhau để gia tăng hiệu năng gaming.
Hiện nay, công nghệ này khá phổ biến và cũng không quá đắt với sự kết hợp linh hoạt 2 hoặc 3 hoặc 4 GPUs.
Vì vậy, công nghệ AMD CrossFire sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho nhu cầu đồ họa nặng.
Virtual Super Resolution
Công nghệ này sẽ đưa chất lượng hình ảnh với độ phân giải của bạn lên tầm cao mới, có thể lên đến 4K mặc dù thực chất đang là 1080p FHD trong khi trải nghiệm dòng game ưa thích.
Công nghệ Virtual Super Resolution
AMD OverDrive
Công nghệ này giúp các bạn ép xung và điều chỉnh tốc độ của quạt giúp tăng hiệu năng và điều chỉnh nhiệt độ do card màn hình sinh ra.
AMD XConnect
Là một phần mềm được phát triển bởi AMD. Cho phép bạn kết nối máy tính với card màn hình ngoài với cổng USB. Công nghệ này rất thích hợp với những người thường dùng laptop mỏng nhẹ.
AMD Eyefinity Technology
Công nghệ Eyefinity có khả năng đưa bạn lên trên cả ranh giới của màn hình máy tính thông thường. Nó có thể mở rộng giới hạn máy tính của bạn với đa màn hình, game sẽ trở nên kịch tính và hồi hộp hơn đối với các tựa game sinh tồn.
Công nghệ AMD Eyefinity Technology
7. Card màn hình AMD có tốt không?
Từ những thông tin trên, có thể thấy card AMD có rất nhiều dòng đa dạng, mỗi dòng có những công nghệ nổi bật riêng biệt.
AMD được mệnh danh là “ông vua card đồ họa giá rẻ” và đang cải thiện đáng kể với dòng sản phẩm của mình cùng với các dịch vụ card đồ họa của hãng.
AMD được mệnh danh là
Nhiều người dùng đánh giá card đồ hoạ của AMD và NVIDIA là gần tương đồng với nhau cả về giá, hiệu năng, độ tiêu thụ năng lượng lẫn công nghệ được tích hợp. Tuy nhiên card AMD lại có vẻ yếu thế hơn khi có cấu hình mạnh nhưng ít đẩy hiệu năng xử lý lên mức cao nhất.
Nếu bạn có điều kiện tài chính vừa phải, những chiếc card đồ hoạ AMD là hoàn toàn đủ để đáp ứng nhu cầu chơi game, đồ họa của bạn!