Tìm hiểu về chip Apple A12 Bionic – Liệu có đáng mua vào năm 2021? Update 01/2025

Luôn được đánh giá tiên phong đón đầu các công nghệ, tại sự kiện ra mắt iPhone vào 2018, Apple đã chính thức giới thiệu con chip Apple A12 Bionic với nhiều công nghệ mới và đột phá. Hãy cùng mình tìm hiểu, liệu vào thời điểm năm 2021 này nó vẫn đáng mua chứ?

1. Chip A12 Bionic là gì?

Chip A12 Bionic là thế hệ chip kiến trúc ARM 64-bit của Apple được xuất hiện lần đầu trong buổi giới thiệu dòng sản phẩm điện thoại gồm iPhone Xs. Xs Max và iPhone XR. Đây là chip Hexa-core với tổng cộng 6 lõi, gồm 2 lõi hiệu năng cao và 4 lõi tiết kiệm điện, cùng với bộ xử lý đồ họa đa lõi tùy theo phiên bản của chip A12.

Chip Apple A12 Bionic

Chip Apple A12 Bionic

2. Một số điểm nổi bật của chip A12 Bionic

Tiến trình 7nm

Cấu trúc 7nm với 6,9 tỷ bóng bán dẫn (transistors) với thiết kế dựa trên cấu trúc ARM cho hiệu năng xử lý nhanh hơn và đặc biệt giảm mức tiêu thụ điện năng thấp hơn so với tiến trình 10nm trên iPhone X.

Tiến trình 7nm

Tiến trình 7nm

Tích hợp Neural Engine

Từ chip A11 trở đi Apple tích hợp hẳn một bộ xử lý dành cho AI trên chip của mình, gọi là Neural Engine. Neural Engine có khả năng xử lý 5 nghìn tỷ phép tính mỗi giây và được tối ưu cho các thuật toán AI như: xử lý hình ảnh, phân loại ảnh theo chủ đề,… Ngoài ra, Neural Engine cũng là nguyên nhân giúp Face ID của bộ đôi iPhone Xs và Xs Max nhận diện khuôn mặt nhanh hơn.

Tích hợp Neural Engine

Tích hợp Neural Engine

Hiệu năng vượt trội

Số lượng nhân CPU của A12 Bionic bao gồm 2 nhân mạnh và 4 nhân tiết kiệm điện, tất cả đều là nhân tự thiết kế dựa trên nền tảng ARM. Tuy nhiên Apple đã tinh chỉnh về mặt vi kiến trúc để tăng hiệu năng cho hai lõi xử lý tốc độ cao nhanh lên 15% so với A11, bốn lõi tiết kiệm điện tiêu thụ ít năng lượng hơn 50% so với A11, tổng hiệu suất của 6 lõi của A12 cao hơn gần 33,3% so với chip A11.

Hiệu năng vượt trội

Hiệu năng vượt trội

Bộ xử lý ảnh (ISP) thế hệ mới

Image Signal Processor (ISP) là thành phần cực kì quan trọng nhưng lại thường không được nhắc đến nhiều khi nói về chip. ISP trên A12 Bionic được nâng cấp với một “Engine chiều sâu” mới, nó sẽ ghi nhận được thêm nhiều thông tin hơn mỗi khi chụp chân dung. Nhờ có ISP mới mà iPhone Xs, Xs Max mới có thêm tính năng chỉnh nền để giả lập các khẩu độ khác nhau.

Bộ xử lý ảnh (ISP) thế hệ mới

Bộ xử lý ảnh (ISP) thế hệ mới

3. Các biến thể của A12 Bionic và sản phẩm trang bị

Apple A12

Chip Apple A12 được trang bị trên iPhone Xs, Xs Max, XR, iPad Air 3 và iPad Mini 2019 với 6 lõi CPU và 4 nhân đồ họa cho hiệu năng tốt hơn vi xử lý A11 Bionic cũ 15% và tiết kiệm năng lượng hơn 50%.

Apple A12

Apple A12

Apple A12X

Được trang bị trên dòng sản phẩm iPad Pro 11 inch và iPad Pro 12,9 inch thế hệ thứ ba ra mắt vào năm 2018, với CPU 8 nhân (4 nhân hiệu năng cao và 4 nhân tiết kiệm điện) cùng với GPU 7 nhân và bộ đồng xử lý chuyển động M12 cho hiệu năng xử lý và hiệu năng đồ họa vượt trội hơn so với chip A12 thông thường.

Apple A12X

Apple A12X

Apple A12Z

Vi xử lý A12Z được trang bị trên dòng sản phẩm iPad Pro 11 inchiPad Pro 12,9 inch ra mắt năm 2020. Chip A12Z có CPU tương tự A12X nhưng GPU đã được nâng cấp lên 8 nhân CPU.

Apple A12Z

Apple A12Z

4. Liệu chip A12 Bionic có đáng mua vào năm 2021?

Ở năm 2021, vi xử lý Apple A12 Bionic vẫn rất đáng mua bởi hiệu năng cao mà nó mang lại, có thể xử lý tốt các tác vụ thông thường như lướt web, Facebook, Instagram thậm chí chạy tốt các tựa game đồ họa nặng như Liên Minh Tốc Chiến, PUBG Mobile, Genshin Impact,… ở mức mượt mà. Để đánh giá về mặt hiệu năng, chip A12 của Apple hoàn toàn có thể sử dụng tốt trong vòng 2 năm tiếp theo.

Tuy nhiên, các thiết bị sử dụng vi xử lý A12 sẽ không được hỗ trợ 5G, vì vậy nên cân nhắc trước khi mua nếu bạn muốn trải nghiệm 5G tốc độ cao.

5. So sánh chip A12 Bionic với một số dòng chip đối thủ

A12 Bionic với Snapdragon 768G

Theo bài phân tích của NanoReview giữa hai dòng chip Snapdragon 768G và A12 Bionic. A12 Bionic hoàn toàn vượt trội về hiệu năng của xử lý của CPU và hiệu năng đồ họa của GPU so với chip Snapdragon 768G. Ngoài ra, hiệu năng chấm được trên AnTuTu 9 và GeekBench 5 cũng cho điểm A12 Bionic vượt trội hơn.

A12 Bionic với Snapdragon 768G

A12 Bionic với Snapdragon 768G

A12 Bionic với Snapdragon 855

So với Snapdragon 855 thì A12 Bionic có hiệu năng xử lý của CPU nhỉnh hơn nhưng hiệu năng đồ hoạ của GPU thì lại kém hơn một ít. Hiệu năng được chấm trên AnTuTu 9 và GeekBench 5 của A12 Bionic thì lại cao hơn Snapdragon 855. Cụ thể trên AnTuTu 9, điểm số của A12 Bionic cao hơn Snapdragon 855 1%.

A12 Bionic với Snapdragon 855

A12 Bionic với Snapdragon 855

A12 Bionic với Snapdragon 865

Khi so với chip Snapdragon 865 thì A12 Bionic lại hoàn toàn thua ở cả hiệu năng CPU và GPU. Theo AnTuTu 9 điểm số của Snapdragon cao hơn 26%, còn theo GeekBench 5 điểm số đơn nhân của A12 Bionic lại cao hơn và điểm đa nhân thì lại thấp hơn so với Snapdragon 865.

A12 Bionic với Snapdragon 865

A12 Bionic với Snapdragon 865

Hy vọng qua bài viết vừa rồi, có thể giúp bạn hiểu hơn về chipset Apple A12 Bionic. Nếu có góp ý hay đóng góp gì thêm, bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé!