Tội phạm công nghệ cao là gì? Thủ đoạn ra sao? Phòng ngừa thế nào? Update 04/2024

1. Tội phạm công nghệ cao là gì?

Tội phạm công nghệ cao hoặc tội phạm ảo hay tội phạm không gian ảo (tiếng Anh: Cyber Criminal) là bất kỳ hành động phi pháp nào liên quan đến một máy tính hay một mạng máy tính. Xét về bản chất thì tội phạm công nghệ cao cũng có đầy đủ 4 cấu thành cơ bản của vi phạm pháp luật (mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể, và chủ thể của vi phạm pháp luật).

Tội phạm ảo

Tội phạm ảo

Điều khác biệt của nhóm tội phạm này so với tội phạm thông thường khác là tính không biên giới, cách thức và thủ đoạn vô cùng tinh vi. Đây là loại tội phạm sử dụng tri thức, thiết bị, phương tiện công nghệ ở trình độ cao để thực hiện các hành vi trái pháp luật, gây ra những tổn thất vật chất và tinh thần cho cá nhân, xã hội.

2. Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao

Hoạt động không biên giới: Hành vi phạm tội có thể được thực hiện ở bất cứ đâu. Chúng có thể đánh cắp thông tin của người dùng Việt Nam ngay cả khi ở nước ngoài và ngược lại.

Thủ đoạn tinh vi, kín đáo: Chúng lợi dụng lòng tin, sự mất cảnh giác của người dân để thực hiện hành vi phạm tội. Tội phạm công nghệ cao thường núp bóng ngân hàng, doanh nghiệp để gửi những tin nhắn hoặc quảng cáo lừa gạt nạn nhân. Người dân không nhận ra được bởi chúng dùng những mánh khóe hết sức tinh vi, khó mà nhận ra được. Ngoài ra, tội phạm ảo luôn có sự thay đổi trong phương thức hoạt động để tránh sự phát hiện của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Tội phạm ảo thường liên kết với nhau khi hoạt động

Tội phạm ảo thường liên kết với nhau khi hoạt động

Hoạt động tổ chức mạng lưới: Loại tội phạm này có xu hướng liên minh với nhau thông qua các diễn đàn trên mạng internet để chia sẻ công cụ, kinh nghiệm, hoặc để mở rộng phạm vi hoạt động.

3. Một số thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao

Chúng có rất nhiều cách thức để thực hiện hành vi phạm tội, nhưng dưới đây là một số thủ đoạn chủ yếu của tội phạm ảo:

– Mạo danh ngân hàng yêu cầu nạn nhân đưa thông tin tài khoản ngân hàng.​

Tin nhắn giả danh ngân hàng

Tin nhắn giả danh ngân hàng

– Làm quen với nạn nhân qua Facebook rồi giới thiệu mình đang ở nước ngoài và ngỏ ý muốn gửi quà về cho nạn nhân. Chúng yêu cầu nạn nhân phải thanh toán một số tiền tại sân bay thì mới nhận được quà.

– Hack tài khoản mạng xã hội, sau đó nhắn tin mượn hoặc xin tiền của bạn bè, người thân nạn nhân.

Hack tài khoản Facebook​​

Hack tài khoản Facebook

– Gửi tin nhắn trúng thưởng để lừa đảo.

– Gọi điện thoại trên nền internet giả danh cơ quan chức năng để đe dọa, mạo danh công ty điện lực để thu tiền điện. Bên cạnh đó, lợi dụng tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay, nhóm đối tượng này còn giả danh nhân viên y tế nhằm đánh cắp thông tin.

Bạn nên cẩn trọng khi có các cuộc gọi từ số lạ

Bạn nên cẩn trọng khi có các cuộc gọi từ số lạ

– Dùng thông tin giả để đặt hàng online rồi yêu cầu chủ shop cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho mình để gửi tiền. Sau đó, đối tượng này dùng sim rác nhắn tin “tài khoản của bạn đã được cộng một số tiền, để nhận được tiền bạn hãy truy cập vào trang web có đường dẫn ở cuối tin nhắn rồi nhập đầy đủ thông tin như tên tài khoản, số tài khoản và mã OTP để hoàn tất thủ tục nhận tiền”. Hậu quả là nạn nhân sẽ bị rút hết tiền trong tài khoản.

Bạn nên ghi nhớ những thủ đoạn lừa đảo của tội phạm ảo để phòng tránh: 7 thủ đoạn lừa đảo mới qua mạng, điện thoại: Share ngay cho người thân

4. Tội phạm công nghệ cao có bị phạt không?

Câu trả lời là vì lừa đảo, chiếm đoạt qua mạng vẫn được tính là lừa đảo và sẽ áp dụng theo điều 174 Bộ luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Cụ thể, có 2 nhóm phạt chính sau:

Nhóm bị phạt hành chính

Có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có trị giá dưới 2 triệu đồng.

Nhóm bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có trị giá 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Và lừa đảo dưới 2 triệu đồng nhưng bao gồm các yếu tố sau:

+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản trước đó.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh.

+ Tài sản bị lừa đảo là phương tiện kiếm sống chính.

+ Đã từng bị kết án về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trước đó mà chưa được xóa án tích.

Tội phạm ảo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Tội phạm ảo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

5. Một số lưu ý để cảnh giác tội phạm công nghệ cao

Đây là nhóm tội phạm hoạt động rất tinh vi, để bắt được chúng thì phải nhờ vào sự can thiệp của Chính phủ, cơ quan bảo vệ pháp luật.

Tại Việt Nam, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) trực thuộc Bộ Công an Việt Nam là cơ quan đầu ngành về công tác đảm bảo an ninh và an toàn mạng, và các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra xử lý tội phạm công nghệ cao.

Nếu không may là nạn nhân của trường hợp này, bạn có thể trình báo sự việc với cơ quan công an tại địa phương bạn sinh sống.

Cẩn thận trước thủ đoạn của tội phạm ảo

Cẩn thận trước thủ đoạn của tội phạm ảo

Tuy nhiên, người dân nên tự trang bị kiến thức, đề cao cảnh giác đề tự bảo vệ bản thân. Bạn nên tỉnh táo trước những lời đề nghị hấp dẫn mà chúng đưa ra để tránh bị lợi dụng, thiệt hại về mặt tài sản lẫn tinh thần.

Hy vọng những thông tin vừa rồi giúp bạn hiểu hơn về tội phạm công nghệ cao. Hãy cẩn thận và đề cao cảnh giác để tránh bị các đối tượng trên lợi dụng. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại trong các chủ đề tiếp theo.