[Video] Cách sao lưu dữ liệu trên máy Mac bằng Time Machine và iCloud Update 10/2024

Time Machine và iCloud là cơ chế sao lưu do Apple phát triển. Hai nền tảng này đem lại rất nhiều lợi ích cho người dùng. Hãy cùng tìm hiểu cách sao lưu dữ liệu trên máy Mac bằng Time Machine và iCloud qua bài viết dưới đây nhé!

Time Machine là gì?

Time Machine là chương trình sao lưu được tích hợp sẵn trên hệ điều hành macOS. Với Time Machine, bạn có thể sao lưu các tệp như ứng dụng, nhạc, ảnh và tài liệu. Khi Time Machine được bật, chức năng này sẽ tự động sao lưu máy Mac và tiến hành sao lưu tệp hàng giờ, hàng ngày và hàng tuần.

Hướng dẫn trong bài viết dưới đây được thực hiện trên MacBook Pro 2020 chạy hệ điều hành macOS Big Sur phiên bản 11.2.3. Các dòng MacBook chạy phiên bản khác có thể thực hiện tương tự. Tuy nhiên, giao diện sẽ khác đôi chút.

Bài viết được hướng dẫn bằng tiếng Việt (bao gồm phần giao diện và chỉ dẫn bằng chữ). Nếu máy tính bạn đang sử dụng tiếng Anh, bạn có thể tham khảo cách thay đổi ngôn ngữ máy từ Anh sang Việt tại:

1. Sao lưu dữ liệu máy Mac bằng Time Machine

– Định dạng ổ cứng rời

Trước khi biết cách sao lưu dữ liệu trên MacBook, bạn phải đảm bảo ổ cứng rời đã được format (định dạng) đúng cách bởi chỉ có một số ổ cứng rời được nhà sản xuất định dạng trước dành cho MacBook.

Để định dạng lại ổ cứng rời, bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Kết nối ổ cứng rời với máy Mac. Bạn nên dùng ổ cứng mới bởi khi định dạng ổ cứng sẽ mất hết dữ liệu trước đó, sử dụng ổ cứng cũ sẽ làm bạn mất thời gian để chuyển dữ liệu sang thiết bị lưu trữ khác.

Bước 2: Vào Tiện ích ổ đĩa nằm ở mục Tiện ích, sau đó vào Ứng dụng thông qua Finder.

Bước 3: Chọn ổ cứng cần định dạng.

Bước 4: Xóa ổ đĩa. Tại Tiện ích ổ đĩa chọn xóa, sau đó đổi tên ổ đĩa.

Đổi tên ổ đĩa

Đổi tên ổ đĩa

Bước 5: Chọn định dạng mới như Extended (Journaled): Sử dụng Journaled HFS Plus để sắp xếp dữ liệu có tính tổ chức, Extended (Journaled, Encrypted): giúp mã hóa và thêm mật khẩu bảo vệ.

Sau đó định dạng phù hợp với nhu cầu của bạn, nếu bạn không biết chọn định dạng nào thì hãy thử chọn mục thứ 4 bao gồm các loại định dạng trên.

Bước 6: Vào mục Tùy chọn bảo mật.

Bước 7: Xóa và xác nhận.

Lưu ý: Nếu bạn tạo bản sao lưu trên máy Mac đang chạy macOS Big Sur thì bản sao lưu không tương thích với các máy Mac đang chạy phiên bản macOS cũ hơn.

– Sao lưu dữ liệu

Sau khi đã định dạng lại ổ cứng rời. Bạn tiến hành sao lưu dữ liệu trên MacBook như sau:

Bước 1: Nhấn vào biểu tượng Apple nằm ở góc trái màn hình rồi chọn Tùy chọn Hệ thống.

Bước 2: Chọn Time Machine trong bảng Tùy chọn Hệ thống. Rồi nhấn vào Chọn Ổ đĩa Sao lưu.

Chọn Time Machine rồi nhấn vào Chọn Ổ đĩa Sao lưu

Chọn Time Machine rồi nhấn vào Chọn Ổ đĩa Sao lưu

Bước 3: Chọn ổ cứng bạn đã kết nối với máy Mac. Sau đó nhấn Use Disk (Sử dụng ổ đĩa).

Chọn ổ cứng, nhấn vào Use Disk

Chọn ổ cứng, nhấn vào Use Disk

Bạn có thể nhấn vào Tùy chọn để xem thêm các tùy chọn như:

Back up while on battery power: Sao lưu khi không sạc để Time Machine sao lưu khi máy Mac không sạc pin.

Notify after old backups are deleted: Thông báo sau khi xóa sao lưu cũ nếu bạn muốn Time Machine thông báo mỗi khi chương trình này xóa sao lưu cũ để dành dung lượng cho sao lưu mới.

Show Time Machine in menu bar: Hiển thị Time Machine trên thanh trình đơn.

Back Up Automatically: Tự động sao lưu trong khung bên trái của hộp hội thoại để Mac tiến hành sao lưu định kỳ.

Nhấn vào Tùy chọn để thêm tính năng cho Time Machine

Nhấn vào Tùy chọn để thêm tính năng cho Time Machine

Ngoài ra nếu bạn muốn sao lưu những tập tin cụ thể như các tập tin truyền thông hay các tập tin liên quan đến công việc thì có thể sao lưu theo cách thủ công.

– Cách khôi phục dữ liệu đã sao lưu

Bước 1: Mở Time Machine bằng cách bấm vào biểu tượng Time Machine trên thanh menu > Chọn Truy cập Time Machine.

Vào biểu tượng Time Machine, chọn Truy cập Time Machine

Vào biểu tượng Time Machine, chọn Truy cập Time Machine

Nếu ứng dụng không xuất hiện trên thanh menu, hãy nhấn vào biểu tượng Apple > Chọn Tùy chọn Hệ thống > Bấm vào Time Machine > Tick vào ô Hiển thị Time Machine trong thanh menu.

Bước 2: Sử dụng các mũi tên và dòng thời gian để duyệt các ảnh chụp nhanh cục bộ và bản sao lưu.

Chọn một hoặc nhiều mục bạn muốn khôi phục, sau đó bấm vào Khôi phục.

Nhấn Khôi phục để phục hồi dữ liệu

Nhấn Khôi phục để phục hồi dữ liệu

Mục được khôi phục sẽ trở lại vị trí ban đầu của nó. Ví dụ: Nếu mục từng nằm trong thư mục Tải về, mục đó sẽ được đưa trở lại thư mục Tải về.

2. Sao lưu dữ liệu máy Mac trên iCloud

Bước 1: Nhấn vào biểu tượng Apple nằm ở góc trái màn hình rồi chọn Tùy chọn Hệ thống.

Nhấn vào biểu tượng Apple, chọn Tùy chọn Hệ thống

Nhấn vào biểu tượng Apple, chọn Tùy chọn Hệ thống

Bước 2: Vào mục ID Apple rồi chọn iCloud.

Chọn ID Apple rồi vào mục iCloud

Chọn ID Apple rồi vào mục iCloud

Bước 3: Chọn các kiểu dữ liệu có thể lưu trên iCloud bằng cách tick vào các ô bên trái ứng dụng.

Ví dụ như:

– Chọn Ảnh nếu muốn sao lưu và truy cập hình ảnh trên iCloud.

– Chọn Danh bạ để lưu bản sao danh bạ lên iCloud.

– Chọn Lịch để lưu bản sao lịch của bạn lên iCloud.

– Chọn Ghi chú để lưu bản sao ghi chú lên iCloud.

Tick vào ô bên trái của dữ liệu muốn sao lưu

Tick vào ô bên trái của dữ liệu muốn sao lưu

Ngoài ra, để kiểm tra dung lượng hoặc muốn nâng cấp gói iCloud, hãy nhấn Quản lý để xem chi tiết.

Vào Quản lý để kiểm tra dung lượng hoặc nâng cấp gói iCloud

Vào Quản lý để kiểm tra dung lượng hoặc nâng cấp gói iCloud

Nếu muốn nâng cấp gói iCloud thì bạn nhấn Mua thêm dung lượnggóc trên bên phải rồi chọn gói iCloud phù hợp. Làm theo hướng dẫn để hoàn tất quá trình mua.

Nhấn Mua thêm dung lượng rồi chọn gói iCloud phù hợp

Nhấn Mua thêm dung lượng rồi chọn gói iCloud phù hợp

3. Một số lưu ý khi sao lưu dữ liệu trên máy Mac

– Hãy duy trì một bản sao lưu tách biệt với máy tính, trên iCloud hoặc ổ cứng gắn ngoài, để có thể khôi phục dữ liệu khi có sự cố xảy ra gần máy tính bạn.

– Chủ động và thường xuyên kiểm tra tính toàn vẹn của các thiết bị sao lưu, đảm bảo rằng dữ liệu được lưu không quá cũ và để ý xem có phương pháp nào mới và tốt hơn để sao lưu dữ liệu hay không.

– Sao lưu dữ liệu ở nhiều nơi, bao gồm ổ cứng gắn ngoài và iCloud, để có nhiều lựa chọn trong trường hợp không khôi phục được dữ liệu từ sao lưu nào đó.

Lưu dữ liệu trên ổ cứng gắn ngoài

Lưu dữ liệu trên ổ cứng gắn ngoài

– Phân quyền ưu tiên cho dữ liệu sao lưu để bảo vệ những nội dung không thể thay thế, quan trọng nhất của bạn.

– iCloud có thể không cung cấp đủ dung lượng để sao lưu toàn bộ dữ liệu của bạn, đặc biệt là khi trong máy chứa nhiều hình, phim và nhạc. Trong trường hợp này, bạn nên cân nhắc sử dụng chương trình lưu trữ đám mây khác, chẳng hạn như Google Photos hoặc Microsoft OneDrive.

Lưu trữ trên Google Photos

Lưu trữ trên Google Photos

– Ghi dữ liệu vào CD, DVD hoặc USB để phụ thêm cho các sao lưu chính.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn sao lưu được dữ liệu trên máy Mac. Chúc bạn thực hiện thành công. Cảm ơn vì đã theo dõi và hẹn gặp trong các chủ đề tiếp theo.