[Video] Cách sử dụng hàm ISNA trong Google Sheet để kiểm tra lỗi NA Update 01/2025

Khi xử lý dữ liệu trong Google Sheet chúng ta không thể tránh khỏi việc xảy ra lỗi khi tính toán. Chính vì vậy mà chúng ta thường sẽ kết hợp với các hàm kiểm tra lỗi để cho ra kết quả phù hợp. Hàm ISNA là một trong các hàm kiểm tra lỗi. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

LINK VIDEO: [Video] Cách sử dụng hàm ISNA trong Google Sheet để kiểm tra lỗi NA

1. Hàm ISNA là gì? Ứng dụng của hàm ISNA trong Google Sheet

Hàm ISNA là gì?

Hàm ISNA là hàm dùng để kiểm tra xem liệu rằng trong ô đó có phải lỗi #N/A không. Nếu có lỗi kết quả trả về sẽ là TRUE, ngược lại là FALSE.

Công thức hàm ISNA

Công thức:

=ISNA(giá_trị)

Trong đó:

Giá_trị: Giá trị để so sánh với giá trị lỗi #N/A.

Ví dụ về hàm ISNA

Yêu cầu: Truy vấn lỗi ở các ô trong dải ô D2:D11.

Công thức: =ISNA(D2)

Ý nghĩa công thức: Nếu trong ô D2 có lỗi #N/A thì kết quả trả về là TRUE, ngược lại là FALSE.

Ví dụ về hàm ISNA

Ví dụ về hàm ISNA

Ứng dụng của hàm ISNA

Hàm ISNA dùng để nhận biết dễ dàng hơn về lỗi #N/A, giúp trả về kết quả như mong muốn chứ không phải lỗi #N/A. Hàm ISNA thường kết hợp với các hàm khác để cho ra kết quả không bị lỗi.

2. Cách sử dụng hàm ISNA trong Google Sheet

Hàm ISNA kết hợp với hàm IF

Yêu cầu: Tính thành tiền của các đơn hàng. Thành tiền bằng số lượng nhân giá bán trừ cho giá giảm.

Công thức:

=IF(ISNA(C2*D2*(1-E2));”Lỗi”;C2*D2*(1-E2))

Ý nghĩa công thức: Nếu C2*D2*(1-E2) có lỗi #N/A thì trả về chuỗi kí tự “Lỗi”, ngược lại thì tính C2*D2*(1-E2).

Hàm ISNA kết hợp với hàm IF

Hàm ISNA kết hợp với hàm IF

Hàm ISNA kết hợp với hàm IF, VLOOKUP

Yêu cầu: Xác định % giảm giá của các sản phẩm dựa vào bảng giảm giá.

Công thức:

=IF(ISNA(VLOOKUP(B2;$B$14:$C$16;2;0));0;VLOOKUP(B2;$B$14:$C$16;2;0))

Ý nghĩa công thức: Nếu không tìm thấy giá trị dò tìm là tên sản phẩm trong bảng giảm giá thì trả về 0, ngược lại thì trả về mức giảm giá của sản phẩm.

Hàm ISNA kết hợp với hàm IF, VLOOKUP

Hàm ISNA kết hợp với hàm IF, VLOOKUP

Hàm ISNA kết hợp với hàm IF, MATCH

Yêu cầu: Kiểm tra tên sản phẩm đã nhập đúng chưa.

Công thức:

=IF(ISNA(MATCH(B2;$F$14:$F$18;0));”Không tìm thấy”;””)

Ý nghĩa công thức: Nếu tên sản phẩm không tìm thấy trong dải ô F14:F18 sẽ trả về lỗi #N/A. Nếu ISNA là TRUE thì trả về kết quả “Không tìm thấy”, ngược lại thì trả về rỗng.

Hàm ISNA kết hợp với hàm IF, MATCH

Hàm ISNA kết hợp với hàm IF, MATCH

3. Các lưu ý khi sử dụng hàm ISNA trong Google Sheet

– ​Hàm ISNA không phân biệt chữ hoa hay chữ thường khi bạn nhập. Nên bạn ghi isna thì hàm vẫn chạy.

– Hàm ISNA chỉ có tối đa một đối số.

– Khi kết hợp hàm ISNA với hàm IF sẽ giúp bạn làm rõ ý nghĩa kết quả hàm ISNA bằng tiếng Việt.

Lưu ý khi sử dụng hàm ISNA trong Google Sheet

Lưu ý khi sử dụng hàm ISNA trong Google Sheet

4. Các bài tập sử dụng hàm ISNA

Một số bài tập về hàm ISNA giúp bạn ôn tập lại kiến thức: Các bài tập sử dụng hàm ISNA.

Sau đây mình sẽ đưa ra một số ví dụ hướng dẫn thêm về hàm ISNA:

Cho bảng thông tin đơn hàng sau:

Bảng thông tin đơn hàng

Bảng thông tin đơn hàng

Áp dụng các hàm đã học để thực hành các câu hỏi dưới đây.

Câu hỏi 1: Xác định giảm giá của sản phẩm.

Công thức:

=IF(ISNA(VLOOKUP(B2;$B$14:$C$16;2;0));0;VLOOKUP(B2;$B$14:$C$16;2;0))

Kết quả: 10%.

Giải thích: Nếu không tìm thấy giá trị dò tìm là tên sản phẩm trong bảng giảm giá thì trả về 0, ngược lại thì trả về mức giảm giá của sản phẩm.

Câu hỏi 2: Tính thành tiền của các đơn hàng.

Công thức:

=IF(ISNA(C2*D2*(1-E2));”Lỗi”;C2*D2*(1-E2))

Kết quả:14.980.000.

Giải thích: Nếu C2*D2*(1-E2) có lỗi #N/A thì trả về chuỗi kí tự “Lỗi”, ngược lại thì tính C2*D2*(1-E2).

Câu hỏi 3: Kiểm tra tên sản phẩm đã nhập đúng chưa.

Công thức:

=IF(ISNA(MATCH(B2;$E$14:$E$20;0));”Không tìm thấy”;””)

Kết quả: trả về rỗng.

Ý nghĩa công thức: Nếu tên sản phẩm không tìm thấy trong dải ô E14:E20 sẽ trả về lỗi #N/A. Nếu ISNA là TRUE thì trả về kết quả “Không tìm thấy”, ngược lại thì trả về rỗng.

5. Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng hàm ISNA

Hàm ISNA trong Google Sheet hoạt động thế nào?

Trả lời: Hàm ISNA là hàm trả về kết quả TRUE và FALSE, nếu muốn đa dạng hơn cho cách sử dụng của hàm này, chúng ta thường kết hợp với các hàm IF, VLOOKUP, MATCH hay một vài hàm khác nữa.

Ưu điểm của hàm ISNA?

Trả lời: Kết hợp hàm ISNA với các hàm khác như các ví dụ ở trên giúp bạn trả về kết quả cụ thể hơn chứ không phải lỗi #N/A. Bên cạnh đó, hàm ISNA chỉ có một đối số nên bạn có thể nhớ một cách dễ dàng và dễ sử dụng.

Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng hàm ISNA

Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng hàm ISNA

Trên đây là cách sử dụng hàm ISNA trong Google Sheet. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại những thông tin bạn cần. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn thành công nhé!