Tiền lương là khoản tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Nhưng cần phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu năm 2021.
Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
Hình thức trả lương quy định theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được hướng dẫn cụ thể theo điều 54 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động như sau:
1. Hình thức trả lương theo thời gian:
Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
Thực tế trong các Doanh nghiệp vẫn tồn tại 2 các tính lương như sau:
Hình thức 1:
Theo cách này lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương. Với hình thức trả lương này người lao động không hề boăn khoăn về mức thu nhập cuả mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thi họ bị trừ bấy nhiêu tiền trong trường hợp không có biến động về lương và ngược lại tháng nào làm đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương.
Hình thức 2:
Theo cách này lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau, Vì có tháng 28, 30, 31 ngày => có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 và cũng có tháng là 27 ngày. Với hình thức trả lương này khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất cuả doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ.
( Con số 26 hoặc 24 kia tưởng trừng như là cố định, nhưng thực tế lại làm lương của người lao động biến động)
– Nếu tính lương theo hình thức 1:
Lương của A = 6.000.000/26 x 24 = 5.538.426
=> Vậy là trong tháng 2/2021, A đi làm đâỳ đủ nhưng lương mức nhận được lại không đầy đủ.
Hai cách tính lương này sẽ cho ra 2 kết quả khác nhau. Việc tính lương theo cách nào Doanh nghiệp sẽ thể hiện trên hợp đồng lao động hay trong quy chế lương thưởng của công ty.
Xem thêm: Cách làm bảng tính lương hàng tháng trên Excel
Các tính tiền lương trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm,
nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương |
1. Tiền lương ngừng việc:
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: – Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động; – Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu; – Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau: + Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu; + Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo điều 99 của Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 (có hiệu lực từ 01/01/2021)
2. Tiền lương cho các ngày nghỉ được hưởng lương:
– Ngày nghỉ hằng năm tại Điều 113 của Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14: NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động từ 12 đến 16 ngày (Tùy theo điều kiện làm việc).
– Ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 112 Bộ Luật Lao động: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
+ Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch)
+ Tết Âm lịch 05 ngày;
+ Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
+ Ngày Quốc khánh 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
– Ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
=> Cách tính tiền lương cho các ngày nghỉ nguyên lương này là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
(Theo khoản 2 điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Chi tiết các bạn xem tại đây: Cách tính tiền lương ngày nghỉ lễ tết
|
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao
3. Hình thức trả lương LƯƠNG KHOÁN:
Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
4. LƯƠNG /THƯỞNG THEO DOANH THU:
là hình thức trả lương/thưởng mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/thưởng doanh số của công ty.
Thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng… Hưởng lương theo doanh thu
Các hình thức lương/thưởng theo doanh thu:
– Lương/thưởng doanh số cá nhân
– Lương/thưởng doanh số nhóm
– Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,…
Ngoài mức lương cơ bản doanh nghiệp phải trả thì cần phải trả thêm lương làm thêm giờ cho người lao động, mời các bạn xem thêm: Cách tính lương làm thêm giờ vào ban đêm, ngày lễ