Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN 2021 Update 11/2024

Tổng hợp các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất của luật thuế TNDN hiện nay 

Trong doanh nghiệp phát sinh rất nhiều khoản chi phí với những mục đích chi khác nhau theo từng lĩnh vực hoạt động. Thế nhưng không phải khoản chi phí nào doanh nghiệp chi ra cũng được tính vào chi phí được trừ, nó cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định về hóa đơn chứng từ hay hình thức thanh toán. Các điều kiện cần này các bạn có thể tham khảo tại đây: Điều kiện chi phí được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN

Còn ở bài viết này, sẽ đi phân tích chi tiết từng khoản chi phí cụ thể để các bạn làm kế toán nắm được khoản nào được trừ vào khoản nào không được trừ khi tính thuế TNDN:
Căn cứ theo quy định tại:
– Khoản 2, điều 6, TT 78/2014/TT-BTC (HL: 2/8/2014)
– Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC (HL: 6/8/2015)
– Thông tư 25/2018/TT-BTC hướng dẫn nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi thông tư 78/2014/TT-BTC
(HL: 01/5/2018)
Quy định từng khoản chi phí cụ thể như sau:
1. Chi phí mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn:
– Khi doanh nghiệp mua hàng hóa – dịch vụ của đối tượng cá nhân không kinh doanh thì cá nhân này không có hóa đơn để xuất trực tiếp cho DN, nếu DN muốn có hóa đơn thì cá nhân đó phải tiến hàng làm thủ tục mua hóa đơn của chi cục thuế. Xong khi bán những mặt hàng không chịu thuế hoặc không phải kê khai nộp thuế thì cá nhân đó sẽ không được cấp hóa đơn bán lẻ (theo điều 13 của TT 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn).
Ví dụ như:
+ Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra, Mua sản phẩm thủ công,Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra, Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
+ Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
+ Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
+ Hoặc thuê nhà của cá nhân mà tổng số tiền cho thuê trong năm từ 100 triệu trở xuống. Mua ô tô của cá nhân đã qua sử dụng…
Được Tính vào Chi Phí Được Trừ Không Được Trừ
+ Lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN.
+ Chứng từ thanh toán (không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt)
Không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán
Mẫu bảng kê các bạn có thể xem hoặc tải về tại đây: Mẫu bảng kê 01/TNDN 

2. Chi phí tiền lương – tiền thưởng:

Điều kiện để hạch toán chi phí tiền lương vào chi phí được trừ:
– Các Khoản tiền lương, tiền thưởng được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Quy chế thưởng.
– Thực tế đã thanh toán và có chứng từ thanh toán đúng quy định.
Chi phí tiền lương không được trừ trong các trường hợp sau:
– Đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
– Không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Q/C tài chính, Q/C lương thưởng.
– Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm (ngày 30 hoặc 31/3) thực tế chưa chi.
– Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ) cũng sẽ bị loại (Chú ý: Khoản tiền lương của chủ doanh nghiệp tư nhân, cty TNHH MTV dù có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN – Theo công văn 727/TCT-CS ngày 3/3/2015)
– Tiền thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
 

 
3. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, hay các khoản chi liên quan đến người lao động mà kế toán cần lưu ý:
3.1. Chi trang phục:

Hình thức chi Được Tính vào chi phí được trừ Hồ sơ chứng từ Không được trừ
Nếu chi bằng Tiền Tối đa 5 triệu/người/năm Phiếu chi/UNC Phần vượt quá 5 triệu/người/năm
Nếu chi bằng hiện vật Không bị khống chế Có hóa đơn/chứng từ
và chứng từ thanh toán
Không có hóa đơn chứng từ
Cả tiền và hiện vật –  Phần chi bằng tiền tối đa 5 triệu/người/năm

–  Phần chi bằng hiện vật:
không bị khống chế
Có hóa đơn/chứng từ 
và chứng từ thanh toán
(Phiếu chi/UNC)
Không có hóa đơn chứng từ
Lưu ý: Đối với phần chi bằng hiện vật: Nếu các bạn mua trang phục của đối tượng không có hóa đơn thì cần lập bảng kê 01/TNDN thay thế nhé. 
 
3.2. Phụ cấp ăn trưa/ăn giữa ca, xăng xe/phụ cấp đi lại, điện thoại:

– Đối với doanh nghiệp luật thuế không quy định mức khoán chi (tức là không khống chế phải chi bao nhiêu hay được tính vào chi phí được trừ ở một con số cụ thể nào) mà doanh nghiệp tự xây dựng quy chế, tự thỏa thuận với người lao động về mức hưởng và điều kiện được hưởng của các khoản phụ cấp này.
– Vì vậy đối với các khoản này doanh nghiệp cần thể rõ về điều kiện được hưởng và mức hưởng trong hợp đồng lao động hay quy chế của doanh nghiệp là được tính vào chi phí được trừ.
– Nhưng cũng xin lưu ý với các bạn:
+ Nếu trả cao hơn mức thỏa thuận/quy định của doanh nghiệp thì phần cao hơn đó sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ.
+ Phải xác định được mức chi hợp lý cho từng lao động/từng bộ phận 
+ Nếu doanh nghiệp các bạn sử dụng hình thức khoán chi thì chúng ta tính ra mức chi trên bảng lương của từng tháng.
+ Nếu doanh nghiệp các bạn sử dụng hình thức chi theo tiêu dùng thực tế (mua phiếu ăn xuất ăn, mua xăng xe, mua hóa đơn điện thoại/trả sau) thì các khoản chi này phải có hóa đơn chứng từ mang tên công ty, địa chỉ, MST công ty và thanh toán đầy đủ, đúng quy định.
3.3. Chi phí tiền nhà ở cho người lao động:
Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
3.4. Công tác phí:

Trường hợp 1: Chi công tác phí theo chứng từ phát sinh:
+ Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. 
+ Nếu không có đầy đủ hóa đơn chứng từ sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ.
Trường hợp 2: Công tác phí khoán
+ Thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.
+ Nếu doanh nghiệp chi tiền công tác phí cao hơn mức khoán đã quy định sẽ phần cao hơn đó sẽ bị loại khỏi chi phí được trừ
+ Với trường hợp công tác phí khoán thì các khoản chi phí phát sinh trong quá trình đi công tác như tiền đi lại, tiền thuê chỗ ở… sẽ không cần hóa đơn mà vẫn tính vào chi phí được trừ.

3.5. Các khoản bảo hiểm không bắt buộc:

– Sẽ không được trừ: Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. 
– Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Quy chế của công ty.
– Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các Khoản chi cho Chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).”
(Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC)

3.6. Các khoản chi có tính chất phúc lợi:
Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại mục 3.5 nêu trên) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. 
=> Đây là những khoản chi được trừ nhưng bị khống chế
Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Ví dụ: như năm 2020: Công ty Thiên Ưng thực tế chi trả 1,2 tỷ tiền lương.
 => Mức được trừ của các khoản phúc lợi tối đa là: 1,2 tỷ : 12 tháng = 100 triệu. 
+ Nếu chi vượt 100 triệu thì loại phần vượt. Ví dụ chi 110 triệu: thì được trừ 100 triệu. Loại 10 triệu
+ Nếu chi bằng hoặc dưới 100 triệu thì được trừ tất

3.7. Chi phí tiếp khách: 

– Các khoản chi phí tiếp khách (đối tác, khách hàng), chi phí tổ chức hội nghị khách hàng (thuê mặt bằng, mua bánh, thức ăn, nước uống…) nếu thực tế liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp và có đủ hóa đơn, chứng từ thanh toán đúng quy định thì được tính vào chi phí hợp lý.
Lưu ý:
+ Nếu khoản chi tiếp khách này không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà là tiêu dùng cá nhân thì sẽ bị loại khỏi chi phí được trừ.
– Chi phí tiếp khách không bị khống chế từ ngày 1/1/2015 kể từ khi Luật số 71/2014/QH13 có hiệu lực.
3.8. Tiền thưởng
Thưởng năng lực, Thưởng doanh số, thưởng thâm niên, Lương tháng 13/thưởng tết âm lịch, thưởng tết dương lịch, Thưởng lễ: 30/4, 1/5, 2/9
Được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại HĐLĐ, Thỏa ước lao động, Quy chế tài chính hoặc Quy chế thưởng… thì được tính vào chi phí được trừ.

4. Chi phí khấu hao tài sản cố định:
– Sẽ bị loại nếu:
+ Không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề; bể chứa nước sạch, nhà để xe, xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
+ Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính). Ví dụ như khi mua xe là phải đăng ký tên DN, làm thủ tục ”sang tên đổi chủ”…
+ Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.
+ Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.
+ Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. (Vượt khung quy định tại Phụ lục 1 của TT 45/2013/TT-BTC)
Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô). Ví dụ: cty bạn mua xe ô tô nguyên giá 2 tỷ mà DN bạn không KD vận tải, du lịch, KS thì phải loại 400tr ra khỏi chi phí được trừ.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì giá trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua tài sản cố định trừ (-) số khấu hao lũy kế của tài sản cố định theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe.

Ví dụ: Kế Toán Thiên Ưng có mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có nguyên giá là 6 tỷ đồng, công ty trích khấu hao 1 năm sau đó thực hiện thanh lý. Số khấu hao theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định là 1 tỷ đồng (thời gian trích khấu hao là 6 năm theo văn bản về khấu hao tài sản cố định). Số trích khấu hao theo chính sách thuế được tính vào chi phí được trừ là 1,6 tỷ đồng/6 năm = 267 triệu đồng. Kế Toán Thiên Ưng thanh lý bán xe là 5 tỷ đồng.
Thu nhập từ thanh lý xe: 5 tỷ đồng – (6 tỷ đồng – 1 tỷ đồng) = 0 đồng”
 
5. Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … 

– Chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm. ( vậy là công cụ dụng cụ không được phân bổ quá 3 năm – nếu không phần chi phí từ năm thứ 4 trở đi sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ)

6. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân (Thuê nhà, thuê xe…) không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:

– Khi doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì sẽ không có hóa đơn nhưng riêng với trường hợp không có hóa đơn này doanh nghiệp cũng không cần phải lập bảng kê 01/TNDN nữa (Theo TT 96/2015/TT-BTC.)
– Để được tính vào chi phí được trừ doanh nghiệp cần có đủ hồ sơ theo từng trưởng hợp thỏa thuận trên hợp đồng như sau:

Trường hợp:
Trên hợp đồng thể hiện cá nhân nộp thuế
Trường hợp:
Trên hợp đồng thể hiện Doanh nghiệp nộp thuế
+ Hợp đồng thuê tài sản
+ Chứng từ trả tiền thuê tài sản
+ Hợp đồng thuê tài sản.
+ Chứng từ trả tiền thuê tài sản
+ Chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
  Trường hợp này được tính cả tiền nộp thuế thay cho cá nhân vào chi phí được trừ
– Nếu không có đầy đủ các hồ sơ chứng từ trên sẽ bị loại khỏi chi phí được trừ.

lưu ý các bạn:
6.1. Phần chi phí thuê tài sản vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước sẽ bị loại khỏi chi phí được trừ

Ví dụ 10: Công ty thuê nhà làm văn phòng trong 4 năm với số tiền thuê là: 400 triệu đồng và thanh toán một lần. Chi phí thuê nhà được hạch toán vào chi phí hàng năm là 100 triệu đồng. Chi phí thuê nhà hàng năm vượt trên 100 triệu đồng thì phần vượt trên 100 triệu đồng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
 
6.2. Đối với chi phí sửa chữa tài sản đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.
6.3. Đối với khoản Chi phí tiền điện, tiền nước mang tên chủ nhà: (tức là hóa đơn không mang tên DN)

Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có các hoá đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
b) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh không có chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh. 
(Thông tư 96/2015/TT-BTC đã bỏ QĐ Phải lập bảng kê 02/TNDN)

7. Chi phí lãi vay:
– Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. (Tức là khống chế 1,5 lần so với mức lãi suất của Ngân hàng NNVN)
Ví dụ: Kế Toán Thiên Ưng vay của nhân viên hoặc 1 cá nhân nào đó 100 triệu, với lãi suất 2%/tháng => Mỗi tháng Kế Toán Thiên Ưng phải trả 2tr tiền lãi vay.
Nhưng tại thời điểm đó mức lãi suất của Ngân hàng nhà nước VN, công bố trên trang web sbv.gov.vn là 1%/tháng.
Vậy là Kế Toán Thiên Ưng chỉ được tính vào chi phí được trừ: 150% của 1% bằng 1,5%.
=> Tiền lãi vay được trừ = 1,5% x 100 triệu = 1,5 triệu
=> Kế Toán Thiên Ưng bị loại 500.000 tiền chi phí lãi vay ra khỏi chi phí được trừ.
(Với mức lãi suất Ngân hàng công bố 1%/tháng thì DN được tính vào chi phí được trừ hết nếu trả lãi cho cá nhân không quá 1,5%/tháng)
– Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
Ví dụ: đăng ký vốn điều lệ trên GPĐKKD là 2 tỷ. Thực góp là 1,5 tỷ => Còn thiếu 500 triệu.
giờ cần thêm vốn để KD Thiên Ưng đi vay thêm 700 triệu lãi suất 1%/tháng.
=> Vậy là chi phí lãi vay của 500 triệu (số vốn Điệu lệ còn thiếu) không được tính vào chi phí được trừ.
chi phí lãi vay của 200tr còn lại của 700tr được tính vào chi phí đc trừ.

8. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính không được trừ bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Chú ý: tiền phạt vi phạm hợp đồng được tính vào chi phí được trừ

9. Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Từ năm 2015 không còn khống chế chi phí này nữa.
10. Chi phí nguyên vật liệu vượt định mức: sẽ bị loại
Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.
Trước 6/8/2015, tức là trước khi thông tư 96/2015 có hiệu lực thì: Theo điểm 2.3 của của TT 78/2014/TT-BTC thì:
Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý sẽ bị loại
Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp.
Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.
=> Nhưng thông tư 96/2015 đã bãi Bỏ quy định doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh làm cơ sở xác định chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý không được tính vào chi phí được trừ. (Theo công văn Số: 2512 /TCT-CS V/v: giới thiệu nội dung mới của Thông tư số 96/2015/TT-BTC về thuế TNDN.)

11. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.

xin chúc các bạn làm tốt
Là một kế toán thuế giỏi bạn sẽ biết cách biến một phần những chi phí không được trừ hay khống chế trên thành những chi phí hợp lý được trừ.
Kế toán chúng ta cùng phấn đấu để cách “khéo léo” theo Bác Thuế nha.

Ngoài các khoản chi phí nêu trên ra, trong doanh nghiệp còn rất nhiều các khoản chi phí khác làm cho các bạn hay lăn tăn không biết nó thuộc loại nào, có được tính vào chi phí được trừ hay không?

mời các bạn tham khảo bài viết:
Các tình huống thuế thu nhập doanh nghiệp