Cách hạch toán chiết khấu thanh toán 2021 Update 11/2024

Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.

Tùy vào thảo thuận trên hợp đồng kinh tế về hình thức chiết khấu mà bên bán sẽ thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Cụ thể, có 2 cách thực hiện chiết khấu thanh toán như sau:

1. Trường hợp 1: Chiết khấu thanh toán sau khi bên mua đã thanh toán đầy đủ

Ví dụ 1Hạch toán chiết khấu thanh toán
Ngày 05/01/2021, Công ty ký hợp đồng bán hàng với công ty Mai Anh
Trên hợp đồng thể hiện:
+ Tổng thanh toán tiền hàng: 50 triệu
+ CKTT: Nếu bên thanh toán trước ngày 20/01/2021, sẽ được hưởng chiết khấu 1% trên tổng giá trị thanh toán tiền hàng.
+ Thời điểm thực hiện CKTT: Sau ngày bên mua thực hiện thanh toán 1 ngày.
Ngày 15/01/2021, Công ty Mai Anh đã thực hiện thanh toán 50 triệu tiền hàng cho công ty Thiên Ưng
=> Ngày 16/01/2021, Công ty Thiên Ưng thực hiện CKTT cho công ty Mai Anh như sau:
  Bên Bán
(Công ty Thiên Ưng)
Bên Mua
(Công ty Mai Anh)
Chứng từ Lập chứng từ chi tiền Lập chứng từ thu tiền
  Đây là khoản chi phí tài chính Đây là khoản doanh thu tài chính
Hạch toán Nợ 635: 1% x 50 triệu = 500.000

Có 111/112: 500.000
Nợ 111/112: 500.000

Có 515: 500.000

2. Trường hợp 2: Chiết khấu thanh toán sau theo hình thức bù trừ công nợ:

Ví dụ 2
Ngày 03/01/2021, Công ty ký hợp đồng với công ty Minh Long
Trên hợp đồng thể hiện:
+ Tổng thanh toán tiền hàng: 100 triệu
+ CKTT: Nếu bên thanh toán trước ngày 15/01/2021, sẽ được hưởng chiết khấu 2% trên tổng giá trị thanh toán tiền hàng.
+ Thời điểm thực hiện CKTT: Số tiền chiết khấu thanh toán sẽ được bù trừ vào công nợ tiền hàng khi bên mua thực hiện thanh toán
Ngày 10/01/2021, Công ty Minh Long thực hiện thanh toán tiền hàng cho công ty Thiên Ưng:
Số tiền phải thanh toán được xác định như sau:
+ Tổng giá trị công nợ tiền mua hàng: 100 triệu
+ Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng: 100 triệu X 2% = 2 triệu
=> Tổng số tiền còn phải thanh toán (sau trừ bù trừ) = 100 triệu – 2 triệu = 98 triệu

 
  Bên Bán
(Công ty Thiên Ưng)
Bên Mua
(Công ty Mai Anh)
Hồ sơ –
Chứng từ
Hai bên cần lập biên bản đối trừ công nợ.
Chi tiết các bạn xem tại đây: Mẫu biên bản đối trừ công nợ
Hạch toán Nợ 112: 98.000.000 (số tiền nhận được)
Nợ 635: 2.000.000 (số tiền CKTT)

Có 131: 100.000.000 (Tổng tiền hàng)
Nợ 331: 100.000.000 (tổng công nợ phải trả)

Có 515: 2.000.000 (số tiền CKTT được hưởng)
Có 112: 98.000.000 (Số tiền thanh toán)

3. Các vấn đề liên quan đến chiết khấu thanh toán mà các bạn cần biết:

3.1. Về hóa đơn:
– Chiết khấu thanh toán không được viết hóa đơn
=> Khi thực hiện CKTT 2 bên lập chứng từ thu chi theo quy định hoặc biên bản đối trừ công nợ
3.2. Về thuế thu nhập doanh nghiệp:
– Đối với bên bán (chi tiền chiết khấu thanh toán): Khoản chi chiết khấu thanh toán sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu:
+ Có hợp đồng mua bán: thể hiện rõ điền kiện thực hiện chiết khấu và phương thức chiết khấu
+ Có đầy đủ chứng từ thanh toán tiền chiết khấu (chứng từ chi hoặc biên bản đối trừ công nợ)
+ Đối với bên mua (được hưởng khoản CKTT): phải hạch toán khoản chiết khấu này vào thu nhập khác để nộp thuế TNDN theo quy định tại khoản 15 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC
3.3. Về thuế thu nhập cá nhân:
Theo các công văn: 
+ Công văn số 3569/TCT-TNCN ngày 10/8/2016
+ Công văn số 1163/TCT-TNCN ngày 21/3/2016
Thì:
+ Nếu khách hàng là người tiêu dùng thì được miễn khấu trừ thuế TNCN.
+ Nếu khách hàng là các cá nhân kinh doanh (tức các đại lý bán hàng hoặc NPP): Công ty phải khấu trừ, nộp thay thuế TNCN với thuế suất 1%. Tờ khai nộp thay thuế áp dụng mẫu số 01/CNKD ban hành tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC
Kế Toán Thiên Ưng xin chúc các bạn làm tốt!

Xem thêm: Chiết khấu thương mại là gì? cách hạch toán