Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức giảm giá dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã giảm dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
1.2. Cách hạch toán giảm giá hàng bán trong các trường hợp cụ thể:
1. Cách hạch toán giảm giá hàng bán theo Thông tư 200:
1.1. Tài khoản sử dụng:
– Tài khoản 5213 – Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ
– Kết cấu: Tăng bên Nợ, giảm bên Có, cuối kỳ không có số dư.
– Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau:
Cụ thể chi tiết các bạn xem tại đây: Cách hạch toán hàng khuyến mại quảng cáo.
– Tài khoản 5213 – Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ
– Kết cấu: Tăng bên Nợ, giảm bên Có, cuối kỳ không có số dư.
– Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau:
+ Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần).
+ Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất…
– Lưu ý: Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm….) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
Cụ thể chi tiết các bạn xem tại đây: Cách hạch toán hàng khuyến mại quảng cáo.
1.2. Cách hạch toán giảm giá hàng bán trong các trường hợp cụ thể:
– Trường hợp 1: Giảm giá ngay khi bán hàng
(Áp dụng cho các trường hợp như: tổ chức chương trình khuyến mại, giảm giá có đăng ký theo luật khuyến mại với sở công thương, hay giải phòng hàng tồn kho: hàng lỗi, sắp hết date…)
Đối với bên bán (Bên thực hiện giảm giá) |
Đối với bên mua (Bên được hưởng khoản giảm giá) |
|
Khi lập hóa đơn | Giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm | |
Khi hạch toán |
Kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã giảm giá (ghi nhận theo doanh thu thuần) và không phản ánh riêng số giảm giá. Nợ 111,112,131: Tổng số tiền thanh toán
Có 511: Doanh thu thuần (đã giảm)
Có 3331: Thuế GTGT đầu ra (nếu có) |
Kế toán phản ánh giá trị hàng mua theo giá đã giảm Nợ 152, 153, 154, 156… giá trị hàng
(theo giá đã giảm)
Nợ 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
(nếu có)
Có 111,112,131: Tổng số tiền thanh toán
|
Ví dụ |
Ví dụ: Công ty Thiên Ưng có 1 chiếc Tủ lạnh LG là hàng hóa bị kém chất lượng. Có giá bán niêm yết là: 11.000.000 (chưa VAT).
Để bán được chiếc Tủ lạnh LG, công ty Thiên Ưng đã quyết định giảm 3.000.000/ giá chưa VAT
=> Ngày 12/1/2021, Công ty đã bán chiếc tỷ lạnh này cho công ty Bảo An. Công ty xuất hóa đơn như sau:
+ Đơn giá (ghi giá đã giảm): 8.000.000
+ Thuế GTGT 10%: 800.000
+ Tổng thanh toán: 8.800.000
-> Công ty Bảo An đã thanh toán bằng tiền mặt.
|
|
Hạch toán giảm giá hàng bán theo ví dụ: |
Nợ 111: 8.800.000
Có 511: 8.000.000
Có 3331: 800.000 |
Nợ 156: 8.000.000 Nợ 1331: 800.000
Có 111: 8.800.000
|
Xem thêm: Cách hạch toán hàng bán bị trả lại
– Trường hợp 2: Giảm giá sau khi bán hàng
2. Cách hạch toán giảm giá hàng bán theo Thông tư 133:
Đối với bên bán (Bên thực hiện giảm giá) |
Đối với bên mua (Bên được hưởng khoản giảm giá) |
|||||||||||||||||||||||||
Khi lập hóa đơn |
Khi bán hàng doanh nghiệp đã xuất hóa đơn, giao hàng cho khách hàng, sau đó phát hiện ra hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế thì 2 bên lập biên bản xác nhận hàng lỗi, kém chất lượng… Sau đó, Bên bên xuất hóa đơn chiều chỉnh giảm đơn giá |
|||||||||||||||||||||||||
Xem thêm: Cách viết hóa đơn giảm giá hàng bán |
||||||||||||||||||||||||||
Khi hạch toán |
Kế toán phải ghi nhận riêng khoản chiết khấu giảm giá
để định kỳ điều chỉnh giảm doanh thu gộp +/ Căn căn vào hóa đơn điều chỉnh giảm giá, hạch toán:
Nợ TK 5213 – Giảm giá hàng bán (giá chưa có thuế)
Nợ TK 333 – Thuế GTGT đầu ra (Nếu có)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng số tiền giảm giá).
+/ Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo.
Nợ 511 – Doanh thu
Có TK 5213 – Giảm giá hàng bán
|
Trường hợp khoản giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua hàng, kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của hàng tồn kho để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng tồn kho chưa tiêu thụ hoặc đã xác định là tiêu thụ trong kỳ:
Nợ các TK 111, 112, 331…
Có các TK 152, 153, 154, 156… (giá trị khoản GGHB của số hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị khoản GGHB của số hàng tồn kho đã tiêu thụ trong kỳ).
Có 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (Nếu có)
|
||||||||||||||||||||||||
Ví dụ |
Ví dụ:
Ngày 28/01/2021, Công ty Thiên Ưng bán hàng cho công ty Hoàng Long:
+ Tên hàng hóa: Tivi Samsung
+ Số lượng: 2 chiếc
+ Đơn giá chưa VAT: 20.000.000/chiếc
+ Thuế GTGT 10%: 2.000.000/chiếc
=> Công ty Thiên Ưng đã xuất hóa đơn và giao hàng cho công ty Hoàng Long
=> Công ty Hoàng Long đã nhập kho hàng hóa và thanh toán bằng chuyển khoản đủ số tiền 44.000.000đ
Ngày 31/01/2021: Công ty Hoàng Long đã xuất 1 chiếc tivi đưa vào sử dụng cho bộ phận quản lý
Ngày 05/02/2021: Công ty Hoàng Long phát hiện ti vi có dấu hiệu kém chất lượng. Hai bên lập biên bản xác nhận cả 2 chiếc Tivi Samsung mua ngày 02/01/2021 đều bị lỗi. Để công ty Hoàng Long tiếp tục mua hàng, công ty Thiên Ưng đã chấp nhận giảm giá hàng bán: 2.000.000/chiếc/giá chưa VAT
Công ty Thiên Ưng đã xuất hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá như sau:
Công ty Thiên Ưng đã thanh toán khoản giảm giá trên bằng tiền mặt |
|||||||||||||||||||||||||
Hạch toán giảm giá hàng bán theo ví dụ: |
Ngày 28/01/2021: khi bán hàng
Bút toán doanh thu:
Nợ 112: 44.000.000
Có 511: 40.000.000
Có 3331: 4.000.000
Bút toán giá vốn: theo pp tính giá xuất kho DN áp dụng
Ngày 05/02/2021: khi giảm giá
Nợ 5213: 4.000.000
Nợ 3331: 4.000.000
Có 111: 4.400.000
Cuối kỳ, Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:
Nợ 511: 4.000.000
Có 5213: 4.000.000
|
Ngày 28/01/2021: khi mua hàng
Nợ 156: 40.000.000
Nợ 1331: 4.000.000
Có 112: 44.000.000
Ngày 31/01/2021: Xuất 1 chiếc Tivi ra sử dụng:
Nợ 242: 20.000.000
Có 156: 20.000.000
Ngày 05/02/2021: khi nhận giảm giá
Nợ 111: 4.400.00
Có 156: 2.000.000 (1 chiếc tồn kho)
Có 242: 2.00.000 (1 chiếc đã xuất dùng)
Có 1331: 400.000
|
2. Cách hạch toán giảm giá hàng bán theo Thông tư 133:
– Thông tư 133 không có tài khoản giảm giá hàng bán. Khi phát sinh khoản giảm giá hàng bán kế toán hạch toán vào Bên Nợ của tài khoản 511
(TT 133 không có các tài khoản giảm trừ doanh thu như thông tư 200)
– Khi phát sinh khoản giảm giá hàng bán kế toán hạch toán tương tự như phần hướng dẫn tại thông tư 200 nêu trên (Chỉ cần thay Nợ 5213 thành Nợ 511 là được)
Xem thêm : cách hạch toán chiết khấu thương mại
Kế Toán Thiên Ưng xin chúc các bạn làm tốt, có chỗ nào các bạn chưa hiểu cứ để lại comment nhé, Kế Toán Thiên Ưng sẽ giải đáp.