Cách hạch toán hàng tặng khuyến mại không thu tiền theo TT 200 và 133 Update 12/2024

Hướng dẫn cách định khoản hạch toán đối với hàng tặng khuyến mại không thu tiền

1. Cách hạch toán hàng tặng khuyến mại không thu tiền theo Thông Tư 200

1.1. Đối với bên xuất hàng khuyến mại để tặng
Về hóa đơn: Khi xuất hàng để tặng thực hiện khuyến mại phải xuất hóa đơn.
Về thuế GTGT
+ Nếu thực hiện khuyến theo pháp luật về thương mại (có đăng ký hàng khuyến mại với sở công thương) thì không phải tính thuế GTGT đầu ra.
+ Nếu thực hiện khuyến không theo pháp luật về thương mại (không đăng ký hàng khuyến mại với sở công thương) thì phải tính thuế GTGT đầu ra như bán hàng bình thường.
Về cách hạch toán hàng khuyến mại:
Theo khoản 8 điều 23 về Nguyên tắc hàng tồn kho tại Thông tư 200/2014/TT-BTC thì:
 Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo thì thực hiện theo nguyên tắc:
+ Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa…., kế toán ghi nhận giá trị hàng tồn kho vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo);
+ Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm….) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
Cụ thể cách hạch toán hàng KM theo từng trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Hàng khuyến mại, quảng cáo có đăng ký với sở công thương (theo pháp luật về thương mại)

STT Hình thức
nhận hàng khuyến mại
Cách hạch toán
1 Không kèm theo các điều kiện
Kế toán hạch toán giá trị hàng vào chi phí bán hàng:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng  (chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá)
Có TK 155,156 
2 Có kèm theo điều kiện
(khách hàng chỉ được
nhận hàng khuyến mại,
quảng cáo kèm theo
các điều kiện khác
như phải mua sản phẩm
(ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm….)
kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán.
– Khi xuất hàng khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán  (chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá)
Có TK 155,156
– Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm được bán và sản phẩm khuyến mại, quảng cáo, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131…
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

Trường hợp 2: Hàng khuyến mại, quảng cáo không đăng ký với sở công thương (không theo pháp luật về thương mại)

Phải hạch toán thêm thuế GTGT đầu ra (Nếu hàng tặng thuộc diện chịu thuế)
STT Hình thức nhận hàng khuyến mại Cách hạch toán
1 Không kèm theo các điều kiện
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 155,156 
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp 
2 Có kèm theo điều kiện
– Khi xuất hàng khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán 
Có TK 155,156
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
– Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm được bán và sản phẩm khuyến mại, quảng cáo, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131…
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

Cách hạch toán hàng khuyến mại
1.2. Đối với bên nhận hàng khuyến mại:
Trường hợp 1: Được hưởng hàng khuyến mại:
* Khi nhận được hàng khuyến mại tặng vô điều kiện hạch toán:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211,… (theo giá hợp lý)
Có TK 711 – Thu nhập khác.
* Khi nhận được hàng khuyến mại tặng có điều kiện hạch toán:
 Trường hợp mua hàng hóa được nhận kèm theo sản phẩm, hàng hóa, phụ tùng thay thế (đề phòng hỏng hóc), kế toán phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, hàng hóa, phụ tùng thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị hàng hóa nhập kho là giá đã trừ giá trị sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế.
Nợ các TK 152, 153, 156, 211,… giá trị hàng mua – giá trị hàng khuyến mại
Nợ các TK 152, 153, 156, 211,… giá trị hàng khuyến mại (theo giá hợp lý)
Nợ 1331 (nếu có)
Có 111,112, 331
* Cách xác định giá trị hàng khuyến mại, hàng tặng:

Theo công văn Số: 5357/TCT-CS ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Tổng Cục Thuế về chính sách thuế, có hướng dẫn cách xác định giá trị của hàng khuyến mãi để ghi giảm giá trị hàng hóa mua về như sau:
Trường hợp cả hàng hóa mua và hàng hóa được khuyến mãi là giống hệt nhau, ví dụ mua 02 sản phẩm được tặng 01 sản phẩm thì đơn giá của 01 đơn vị hàng hóa (kể cả hàng được khuyến mãi) được xác định là tổng số tiền phải trả hoặc đã trả để mua hàng chia cho tổng số lượng hàng hóa được nhận về (03 sản phẩm).
Trường hợp hàng hóa được khuyến mãi khác với hàng hóa mà doanh nghiệp mua về thì căn cứ vào giá trị niêm yết của hàng khuyến mãi mà bên bán hàng công bố cho khách hàng hoặc giá trị thị trường của hàng hóa giống hệt để xác định giá trị của hàng khuyến mãi.
 

Trường hợp 2: Nhận hàng để khuyến mại cho khách hàng (chỉ là giữ hộ)

– Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối:
+ Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua (như hàng hóa nhận giữ hộ).

Chú ý: Khoản 1 Theo điều 29 của thông tư 200/2014/TT-BTC thì không phản ánh vào tài khoản 156 “Hàng hóa”: Hàng hóa nhận bán hộ, nhận giữ hộ cho các doanh nghiệp khác
=> Thông tư 200 không còn các tài khoản ngoài bảng đầu 0 (002) nên khi nhận hàng khuyến mại từ Nhà cung cấp để khuyến mại cho khách hàng, Kế toán bên nhận không phải hạch toán số hàng trên sổ sách kế toán.

+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:
Nợ TK 156 – Hàng hoá (theo giá trị hợp lý)
Có TK 711 – Thu nhập khác.

1.3. Ví dụ cụ thể về cách hạch toán hàng khuyến mại:

Ví dụ 1: Công ty Thiên Ưng đăng ký chương khuyến mại với sở công thương, tặng khách hàng thân thiết sản phẩm là quạt điều hòa LG không thu tiền dịp tết âm lịch (với giá bán niêm yết của điều hòa là 4.000.000/chiếc, giá vôn là 2.000.000/chiếc)
Ngày 01/02/2021, Công ty Thiên Ưng xuất tặng 1 chiếc quạt cho công ty Hoa Mai
2 bên hạch toán như sau:
Công ty Thiên Ưng Công Ty Hoa Mai
(đưa ngay vào sử dụng)
Nợ 641: 2.000.000

Có 156: 2.000.000
Nợ 242: 4.000.000

Có 711: 4.000.000

Ví dụ 2: Công ty Thiên Ưng ký hợp đồng bán hàng cho công ty Mạnh Long, trên hộp đồng thể hiện:
– Hàng bán: Laptop Dell
+ Số lượng: 3
+ Giá bán chưa VAT: 10.000.000/chiếc
+ Thuế GTGT 10%: 1.000.000/chiếc
– Được khuyến mại tặng kèm 3 chiếc chuột không dây trị giá 200.000/chiếc
Thông tin bổ sung:
+ Chuột khuyến mại không thu tiền đã được công ty Thiên Ưng đăng ký với sở công thương.
+ Giá vốn Laptop là: 6.000.000/chiếc
+ Giá vốn chuột là: 50.000/chiếc
+ Công ty Mạnh Long đã thanh toán tiền hàng (33.000.000) bằng chuyển khoản nhập tất cả số hàng trên vào kho hàng hóa
2 bên hạch toán như sau:
Công ty Thiên Ưng Công Ty Mạnh Long
– Bút toán doanh thu:

Nợ 112: 33.000.000
Có 511: 30.000.000
Có 3331: 3.000.000

– Bút toán giá vốn
+ Giá vốn hàng bán (LAP)
Nợ 632: 18.000.000

Có 156: 180.000.000

+ Giá vốn hàng khuyến mại (Chuột)
Nợ 632: 150.000

Có 156: 150.000
– Khi hạch toán:
Nợ 156: 30.000.000
Nợ 1331: 3.000.000
Có 112: 33.000.000
– Khi nhập kho:
+ Đơn giá nhập kho của 1 Lap: 10.000.000 – 200.000 = 9.800.000/chiếc
+ Đợ giá nhập kho của 1 chuột: 200.000/chiếc

Ví dụ 3: Công ty Thiên Ưng ký hợp đồng bán hàng cho công ty Minh Huy, trên hộp đồng thể hiện:
– Hàng bán: Laptop Dell ASU57
+ Số lượng: 10
+ Giá bán chưa VAT: 10.000.000/chiếc
+ Thuế GTGT 10%: 1.000.000/chiếc
– Được khuyến mại tặng 1 Laptop Dell ASU57 (cùng loại)
Thông tin bổ sung:
+ Công ty Thiên Ưng đã xuất hóa đơn GTGT cho 11 Laptop (đã thu tiền bằng chuyển khoản)
+ Hàng khuyến mại không thu tiền đã được đăng ký với sở công thương.
+ Giá vốn Laptop là: 6.000.000/chiếc
+ Công ty Minh Huy nhập 10 Laptop vào kho hàng hóa, đưa ngày 1 Lap vào sử dụng cho bộ phận quản lý.

2 bên hạch toán như sau:
Công ty Thiên Ưng Công Ty Minh Huy
– Bút toán doanh thu:

Nợ 112: 110.000.000
Có 511: 100.000.000
Có 3331: 10.000.000

– Bút toán giá vốn
Nợ 632: 66.000.000 (11 chiếc)

Có 156: 66.000.000
– Khi hạch toán:
Nợ 156: 90.909.091 (=100.000.000 – 9.090.909)
Nợ 242: 9.090.909 (=100.000.000/11)
Nợ 1331: 10.000.000 (trên HĐ)
Có 112: 110.000.000 (Tổng số tiền phải trả)
– Khi nhập kho 10 lap:
+ Đơn giá nhập kho của 1 Lap: 90.909.091/10 = 9.909.909/chiếc

2. Cách hạch toán hàng tặng khuyến mại không thu tiền theo Thông Tư 133

– Về cách thức hạch toán hàng khuyến mại theo thông tư 133 cũng giống như hướng dẫn bên trên bên. Các bạn thực hiện hạch toán tương tự, chỉ cần thay tài khoản 641 – chi phí bán hàng theo TT 200 thành tài khoản 6421 – Chi phí bán hàng theo TT 133 là xong.
 

Trên đây, Công ty đào tạo đã hướng dẫn các bạn hạch toán hàng khuyến mại theo chương trình khuyến mại quảng cáo. Còn cách hạch toán hàng tặng các bạn xem tại đây: Cách viết hóa đơn, kê khai, hạch toán hàng tặng khách hàng, nhân viên dịp lễ tết