Cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân Update 12/2024

Hướng dẫn cách định khoản hạch toán thuế thu nhập cá nhân

1. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 3335 – Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Kết Cấu
Giảm Tăng
Bên Nợ Bên Có
Số thuế TNCN đã nộp vào Ngân sách Nhà nước Số thuế TNCN phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Nợ:
Thể hiện số thuế TNCN đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp cho Nhà nước
Số dư bên Có:
Thể hiện số thuế TNCN còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước

2. Cách hạch toán thuế TNCN trong các trường hợp cụ thể:

1. Khi thực hiện tính và khấu trừ số thuế TNCN trừ vào lương cho người lao động, hạch toán:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân: (số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ)
mời các bạn tham khảo thêm:
2. Trường hợp doanh nghiệp trả lương Net (lương chưa bao gồm thuế) – Doanh nghiệp nộp thay thuế TNCN cho người lao động thì số thuế TNCN này sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (Trên HĐLĐ phải ghi rõ: Doanh nghiệp nộp thay thuế TNCN cho người lao động)
Nợ 641/642/154/62…
Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân: (số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thay)
3. Khi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có các TK 111, 112 (số tiền trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu)
Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân (nếu khấu trừ tại nguồn số thuế TNCN của chủ sở hữu).
4. Khi nộp tiền thuế TNCN về ngân sách nhà nước:
Nợ TK 3335 – Thuế TNCN
Có các TK 111, 112,…: Số tiền đã nộp
5. Hạch toán thuế TNCN sau quyết toán:
Căn cứ vào kết quả của tờ khai quyết toán thuế TNCN (Mẫu 05/QTT-TNCN) để xác định:
5.1. Trường hợp nộp thiếu số thuế TNCN => Phải nộp thêm (Tức là có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu số 45 – Tổng số thuế TNCN còn phải nộp NSNN)Cách hạch toán thuế TNCN
Hạch toán:
– Bút toán 1: khấu trừ lấy thêm tiền từ các cá nhân nộp thiếu:
Nợ 111/112/334/138…
Có 3335: Tổng số thuế TNCN còn phải nộp NSNN
– Bút toán 2: Nộp nốt số tiền còn thiếu về NSNN:
Nợ TK 3335 – Thuế TNCN
Có các TK 111, 112,…: Số tiền đã nộp
5.2. Trường hợp nộp thừa số thuế TNCN (Tức là có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu số 46 – Tổng số thuế TNCN đã nộp thừa)
Đối với số thuế TNCN nộp thừa chúng ta có 2 cách xử lý là: bù trừ vào kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế
Hạch toán: 
Nợ 3335: Tổng số thuế TNCN đã nộp thừa
Có 138: NẾU ĐỂ BÙ TRỪ SANG KỲ SAU (chi tiết cho từng người thừa)
Có 338: NẾU LÀM THỦ TỤC HOÀN THUẾ (chi tiết cho từng người thừa)
* Nếu để bù trừ vào kỳ sau:
– Xét góc độ về số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước thì doanh nghiệp tự động bù trừ
Ví dụ: Công ty kế toán Thiên Ưng làm tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2020 ra:
Chỉ tiêu số 46 – Tổng số thuế TNCN đã nộp thừa là 1.000.000
Mà: Khi làm tờ khai thuế TNCN của quý 1 năm 2021 ra số tiền phải nộp là 2 triệu
=> Công ty kế toán Thiên Ưng tự động bù trừ tiền thuế TNCN nộp thừa (1tr) với số thuế phải nộp (2tr)
=> Quý 1 năm 2021 chỉ phải nộp 1.000.000
– Xét trên từng cá nhân đã nộp thừa:
Những cá nhân (NLĐ) nộp thừa tiền thuế TNCN phải là những người ủy quyền quyết toán thuế cho DN => Họ đang nằm trên phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN
Doanh nghiệp cần phải theo dõi chi tiết cho từng đối tượng (Từng người) thông qua tài khoản 138
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Thành ủy quyền cho Công ty kế toán Thiên Ưng quyết toán thay thuế TNCN năm 2020 ra: nộp thừa 500k -> Nhưng không làm thủ tục hoàn thuế mà để bù trừ kỳ sau:
Nên hạch toán: Nợ 3335 – Có 138NVT: 300k
Qúy 1/2021: anh Thành phát sinh số thuế TNCN phải nộp là 500k thì hạch toán:
Nợ 334: 200k (=500k – 300k)
Nợ 138NVT: 300k
Có 3335: 500k
* Nếu làm thủ tục hoàn thuế:
– Khi nhận được tiền hoàn từ cơ quan thuế hạch toán:
Nợ 112: số tiền được hoàn
Có 3335
– Khi trả lại số tiền hoàn thuế đó cho các các nhân đã nộp thừa:
Nợ 338 (chi tiết cho từng người thừa)
Có 111/112

mời các bạn tham khảo thêm:

Thủ tục hoàn thuế TNCN