Cách hạch toán tiền ăn trưa, ăn giữa ca Update 11/2024

Trước khi đi vào cách hạch toán tiền ăn ca, ăn trưa cho người lao động thì tham khảo 1 vài các quy định liên quan đến tiền ăn như sau:

Quy định về tiền ăn:
1. Thuế TNCN với tiền ăn ca, ăn trưa: 
* Nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn, mua phiếu ăn, xuất ăn cho nhân viên thì được Miễn toàn bộ.
* Nếu doanh nghiệp không tự tổ chức nấu ăn – mà chi tiền cho người lao động (phụ cấp vào lương) thì được miễn tối đa 730.000 đồng/người/tháng (Theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) 
=> Nếu mức chi cao hơn quy định trên thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Chi tiết các bạn xem tại đây: Cách tính thuế TNCN
2. Thuế TNDN với chi phí tiền ăn ca, ăn trưa:
Theo công văn Số: 66920/CT-HTr V/v trả lời chính sách thuế của Cục thuế thành phố Hà Nội thì 
Theo quy định tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC không khống chế tiền ăn trưa trả cho người lao động. 
Công ty có các khoản chi tiền ăn trưa thì để được tính vào chi phí được trừ phải đáp ứng được các điều kiện về hóa đơn chứng từ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.

Cách hạch toán tiền ăn trưa, ăn giữa ca

Tùy vào hình thức doanh nghiệp chi trả tiền ăn ca, ăn trưa cho cán bộ công nhân viên mà chúng ta sẽ có những cách hạch toán khác nhau. Cụ thể như sau:

* Trường hợp 1: Tiền ăn ca, ăn trưa được phụ cấp vào lương (Phụ cấp bằng tiền, hàng tháng tính trên bảng lương)Cách hạch toán tiền ăn ca ăn trưa
Căn cứ vào bảng tính lương: Khoản tiền ăn trưa, ăn giữa ca của nhân viên bộ phận nào thì cho vào chi phí tương ứng bộ phận đó:
Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
Có TK 334 – Phải trả người lao động
– Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động 
Có các TK 111, 112,…
(Lưu ý: Theo Thông tư 133 thì:
+ Các TK 622, 623, 627 hạch toán vào TK 154
+ TK 641 hạch toán vào TK 6421
+ TK 642 hạch toán vào TK 6422
* Trường hợp 2: Doanh nghiệp mua phiếu ăn, xuất ăn cho NLĐ:
Hạch toán chi phí:
Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
Nợ TK 133 (Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)
Có TK 111/112/331
 
* Trường hợp 3: Doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn (mua thực phẩm về tự chế biến)
Điều kiện:
– Về cơ sở vật chất: có dụng cụ nấu ăn: nồi, bếp…
– Về chứng từ: có hóa đơn, chứng từ theo quy định, đối với chi phí thực phẩm mua không có hóa đơn thì cần lập bảng kê 01/TNDN
Hạch toán chi phí: 
Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
Nợ TK 133 (Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)
Có TK 111/112/331
* Trường hợp 4: có tạm ứng tiền ăn cho người đi mua thực phẩm vào đầu tháng để đi mua thức ăn, thực phẩm trong tháng thì hạch toán:
Nợ 141
Có 111/112: số tiền tạm ứng
Đến cuối tháng tổng hợp hết các chi phí tiền ăn trong tháng rồi tất toán chi phí thì hạch toán:
Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
Nợ TK 133 (Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)
Có TK 111/112/331 (Số tiền phải chi thêm so với số tạm ứng – Nếu có)
Có 141: số đã tạm ứng
Nếu số tiền đã chi tạm ứng cao hơn với số thực chi trong tháng thì hạch toán
Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
Nợ 111/112/334/338… Số tiền tạm ứng cao hơn với số thực chi
Nợ TK 133 (Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)
Có 141: số đã tạm ứng
 
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG XIN CHÚC CÁC BẠN LÀM TỐT