Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2021 Update 12/2024

Căn cứ để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là bảng tính – thanh toán tiền lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp. 

Tài khoản trung tâm là 334 – phải trả người lao động.
Khi hạch toán tiền lương, nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều bộ phẩn sản xuất kinh doanh thì kế toán phải hạch toán riêng chi phí tiền lương cho từng bộ phận như: Bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý…

Sau đây sẽ hướng dẫn các bạn hạch toán tiền lương theo từng nghiệp vụ cụ thể:

1. Hạch toán bút toán tính lương:
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dỡ dang
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công 
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung 
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (TT 133 là TK 6421)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (TT 133 là TK 6422)
     Có TK 334 – Phải trả người lao động
(Các tài khoản 622/623/627 theo TT 133 là TK 154)
Xem thêm: Cách làm bảng tính lương hàng tháng trên Excel
2. Các khoản giảm trừ theo lương:
a) Nếu trong kỳ có nhân viên tạm ứng lương, kế toán hạch toán:
Nợ 334: Trừ vào lương người lao động
      Có TK 111, 112: Số tiền tạm ứng
b) Nếu trong kỳ có phát sinh thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện khấu trừ, kế toán hạch toán:
+ Xác định số thuế phải trừ vào lương:
Nợ TK 334 : Tổng số thuế TNCN phải khấu trừ
    Có TK 3335: Thuế TNCN
+ Khi nộp thuế:
Nợ TK 3335: Số thuế phải nộp
    Có TK 111, 112
c) Các khoản trích bảo hiểm trừ vào lương, hạch toán:
Nợ TK 334 : Tổng số trích trừ vào lương (10,5%)
Có TK 3383: Trích bảo hiểm xã hội (Lương tham gia BH X 8%)
Có TK 3384: Trích bảo hiểm xã y tế (Lương tham gia BH X 1,5%)
Có TK 3386: Trích bảo hiểm xã thất nghiệp (Lương tham gia BH X 1%) (TT 133 là TK 3385)
Đây là tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm mới nhất năm 2019,
Chi tiết các bạn xem tại đây: Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2021.

3. Khi hạch toán các khoản trích trừ vào lương người lao động, kế toán sẽ hạch toán luôn các khoản trích mà doanh nghiệp phải nộp thay người lao động để tính vào chi phí theo tỷ lệ đóng như sau:
Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: Trích BH + KPCĐ tính vào chi phí (Lương tham gia BH X 23,5%)
Có TK 3383: Trích bảo hiểm xã hội (Lương tham gia BH X 17,5%)
Có TK 3384: Trích bảo hiểm xã y tế (Lương tham gia BH X 3%)
Có TK 3386: Trích bảo hiểm xã thất nghiệp (Lương tham gia BH X 1%) (TT 133 là TK 3385)
Có TK 3382: Trích kinh phí công đoàn (Lương tham gia BH X 2%)
4. Khi nộp tiền bảo hiểm:
Nợ TK 3383 : Số đã trích BHXH (25.5%)
Nợ TK 3384 : Số đã trích BHYT (4,5%)
Nợ TK 3386 : Số đã trích BHTN (2%)
Nợ TK 3382 : Số tiền kinh phí công đoàn phải nộp (2%)
Có TK 111 hoặc 112: số tiền thực nộp
5. Nếu trong kỳ, có nhân viên được hưởng chế độ thai sản, mà doanh nghiệp nhận được tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .)
– Khi nhận được tiền Kế toán hạch toán:
Nợ 112: Số tiền nhận được
    Có 338: phải trả phải nộp khác.
– Khi trả tiền cho người lao động được hưởng:
Nợ 338: Số tiền phải trả
    Có 111, 112: số tiền đã trả
6. Nếu trong kỳ có phát sinh trả lương cho người lao động bằng hàng hóa:
– Kế toán sẽ phải xuất hóa đơn, căn cứ vào đó kế toán sẽ hạch toán:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
     Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
     Có TK 511 – Doanh thu bán hàng

Dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn sơ đồ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

Sơ đồ chữ T tài khoản 334 – Tiền lương – Theo thông tư 200
Sơ đồ hạch toán tài khoản 334 - Tiền lương theo TT 200
Sơ đồ hạch toán tiền lương theo thông tư 133

Sơ đồ kế toán tiền lương TK 334 theo TT 133

Trên đây, Công ty đào tạo kế toán Thiên Ưng đã giới thiệu cho các bạn lý thuyết về các bút toán hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Còn khi làm việc thực tế, để hạch toán tiền lương kế toán sẽ căn cứ vào bảng tính lương để hạch toán:
Mẫu bảng lương

Các bạn có thể tham khảo mẫu bảng tính lương và cách làm tại đây: Mẫu bảng tính lương mới nhất

Hạch toán các bút toán theo bảng tính lương trên như sau:

1. Hạch toán tạm ứng lương (Cột 25) (Hạch toán vào thời điểm làm phiếu chi tiền tạm ứng)
Nợ 334: 2.000.000
Có 111: 2.000.000
Cuối tháng, căn cứ vào bảng tính lương hạch toán:
2. Hạch toán chi phí tiền lương: (Cột 13)
Nợ 642: 29.826.923
Nợ 641: 15.903.846
Có 334: 45.730.796
3. Hạch toán các khoản trích bảo hiểm tính vào chi phí của doanh nghiệp: (Cột 15 đến 19)
Nợ 642: 4.418.000
Nợ 641: 2.350.000
Có 3382: 576.000
Có 3383: 5.040.000
Có 3384: 864.000
Có 3386: 288.000
4. Hạch toán các khoản trích bảo hiểm trừ vào lương nhân viên (Cột 20 đến cột 23)
Nợ 334: 3.024.000
Có 3383: 2.304.000
Có 3384: 432.000
Có 3386: 288.000
5. Hạch toán thuế TNCN trừ vào lương (cột 24)
Nợ 334: 10.198
Có 3335: 10.198
Theo bảng tính lương thì chúng ta chỉ hạch toán đến đó thôi
Còn khi nào trả tiền lương, nộp tiền bảo hiểm, thuế TNCN thì hạch toán thêm như sau:
1. Khi trả tiền lương:
Nợ 334: 40.696.571
Có 111/112: 40.696.571
2. Khi nộp tiền bảo hiểm và kinh phí công đoàn: 
Nợ 3382: 576.000
Nợ 3383: 5.040.000 + 2.304.00 = 7.304.000
Nợ 3384: 864.000 + 432.000 = 1.296.000
Nợ 3386: 288.000 + 288.000 = 576.000
Có 111/112: 9.792.000
3. Khi nộp tiền thuế TNCN:
Nợ 3335: 10.198
Có 111/112: 10.198

Để có thể hiểu hơn về cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Mẫu bài tập kế toán tiền lương có lời giải


KẾ TOÁN THIÊN ƯNG xin chúc các bạn hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương thật chính xác!