Bảng cân đối tài khoản (hay còn gọi bảng cân đối phát sinh tài khoản kế toán) là bảng tổng hợp tất cả những tài khoản phát sinh trong kỳ hạch toán của doanh nghiệp, thể hiện chi tiết số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của những tài khoản đó.
Nhìn bảng cân đối tài khoản, ta có thể đánh giá tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh của đơn vị.
– Cung cấp tài liệu để lập bảng cân đối kế toán.
Tham khảo: Cách lập bảng cân đối kế toán – Mẫu B01-DNN
– Cung cấp tài liệu cho việc phân tích hoạt động kính tế của doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực hoạt động
Bảng cân đối tài khoản là phụ biểu của báo cáo tài chính cần phải lập và gửi thêm cho cơ quan thuế.
Sau đây công ty kế toán Thiên Ưng sẽ hướng dẫn các bạn cách lập bảng cân đối tài khoản, cụ thể cách ghi các cột chỉ tiêu:
1. Mẫu bảng cân đối tài khoản – Mẫu số F01-DNN
2. Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán – Mẫu F01-DNN
Nhìn bảng cân đối tài khoản, ta có thể đánh giá tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh của đơn vị.
– Cung cấp tài liệu để lập bảng cân đối kế toán.
Tham khảo: Cách lập bảng cân đối kế toán – Mẫu B01-DNN
– Cung cấp tài liệu cho việc phân tích hoạt động kính tế của doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực hoạt động
Bảng cân đối tài khoản là phụ biểu của báo cáo tài chính cần phải lập và gửi thêm cho cơ quan thuế.
Sau đây công ty kế toán Thiên Ưng sẽ hướng dẫn các bạn cách lập bảng cân đối tài khoản, cụ thể cách ghi các cột chỉ tiêu:
1. Mẫu bảng cân đối tài khoản – Mẫu số F01-DNN
2. Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán – Mẫu F01-DNN
Bảng cân đối số phát sinh được xây dựng trên 2 cơ sở:
– Tổng số dư bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số dư bên Có của tất cả các tài khoản tổng hợp.
– Tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số phát sinh bên Có cửa tất cả các tài khoản tổng hợp.
Chi tiết cách lập các cột trong bảng CĐKT:
Các cột chỉ tiêu | Nội dung |
Cột A “Số hiệu tài khoản” (Mã TK) | Cột này ghi số hiệu của từng tài khoản cấp 1 ( hoặc cả tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2) doanh nghiệp sử dụng trong năm báo cáo. |
Cột B “Tên tài khoản” | Dùng để ghi tên tài khoản của tất cả các tài khoản tổng hợp (hoặc tài khoản chi tiết) từ loại 1 đến loại 9. Mỗi tài khoản ghi trên một dòng, ghi từ tài khoản có số hiệu nhỏ đến số hiệu lớn không phân biệt tài khoản có còn số dư cuối kỳ hay không hoặc trong kỳ có số phát sinh hay không. |
Cột 1,2 “Số dư đầu năm” |
Cột 1 và cột 2 dùng để phản ánh số dư Nợ đầu năm và số dư Có đầu năm theo từng tài khoản. Số liệu để ghi vào vào cột 1, 2 “Số dư đầu năm” được căn cứ vào Sổ cái hoặc sổ Nhật ký – sổ cái, hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 5, cột 6 của bảng cân đối tài khoản năm trước. |
Cột 3, 4 “Số phát sinh trong năm” |
Cột 3 và cột 4 dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ, số phát sinh bên Có của từng tài khoản trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào cột 3 và cột 4 được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Số cái trong năm báo cáo. |
Cột 5, 6“Số dư cuối năm |
Cột 5 và cột 6 dùng để phản ánh số dư Nợ cuối năm và số dư có cuối năm theo từng tài khoản của năm báo cáo. Số liệu ghi vào cột 5 và cột 6 được tính như sau: Số dư cuối năm = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng trong kỳ – Số phát sinh giảm |
Dưới đây là mẫu bảng cân đối tài khoản do công ty kế toán Thiên Ưng xây dựng theo mẫu F01-DNN, các bạn có thể tải về tham khảo: Mẫu bảng cân đối tài khoản – Mẫu F01-DNN