Kế Toán Thiên Ưng hướng dẫn cách lập bảng tính khấu hao tài sản cố định và hạch toán chi phí khấu hao:
1. Cách lập bảng tính khấu hao TSCĐ theo mẫu cả năm:
Các bạn có thể xem chi tiết và tải về tại đây: Mẫu bảng tính khấu hao TSCĐ
1.2. Cách lập bảng tính khấu hao TSCĐ trích vào chi phí trong năm:
* Về bố cục (chiều ngang) của bảng tính KH TSCĐ gồm có 2 phần A và B là 2 bộ phận thường gặp trong doanh nghiệp là Bộ phận quản lý và bộ phận bán hàng. Tài sản nào sử dụng, phục vụ cho bộ phận nào thì các bạn đưa vào bộ phận đó để sau khi tính xong còn lấy số liệu để hạch toán vào chi phí cho bộ phận đó.
* Cách làm các cột trong bảng:
– Cột A – Mã TS: Là ký hiệu của TSCĐ được đặt để phân biệt thuận tiện cho việc theo dõi quản lý.
– Cột B – Tên tài sản: các bạn ghi tên của Tài sản được đưa vào trích KH: Căn cứ vào tên gọi trên Hóa đơn mua TSCĐ hoặc hợp đồng kinh tế hoặc trên thẻ TSCĐ
– Cột C – Ngày tính khấu hao: là ngày bắt đầu đưa TS vào tính khấu hao – là ngày ghi tăng cho TK211.
– Cột E – Nguyên giá: ghi nguyên giá của TSCĐ: lấy từ Thẻ TSCĐ hoặc Biên bản giao nhận TSCĐ cho Bộ phận sử dụng (mẫu 01-TSCĐ)
– Cột F – Số năm KH: là thời gian khấu hao của TSCĐ
+ Đối với TSCĐ mua mới (chưa qua sử dụng): Căn cứ vào phụ lục I – Khung KH TSCĐ của TT45/2013/TT-BTC để xác định số năm KH cho TSCĐ.
+ Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau:
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ |
= |
Giá trị hợp lý của TSCĐ ——————————– |
X |
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (theo TT45/2013/TT-BTC) |
Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường) |
– Cột G – Mức KH tháng = Nguyên giá / số năm khấu hao / 12
– Cột Số khấu hao luỹ kế đầu năm: là số khấu hao luỹ kế tính đến cuối năm trên Bảng tính khấu hao TSCĐ năm trước liền kề
+ Trường hợp TSCĐ mới ở năm nay thì Cột Số khấu hao luỹ kế năm trước = 0 (hoặc bỏ trống).
– Cột Số khấu hao từng tháng: là số KH được ghi nhận trong từng tháng.
+ Nếu là tháng đầu tiên đưa TSCĐ vào sử dụng: mà ngày đưa vào trích KH không tròn tháng (không phải bắt đầu từ đầu tiên của tháng) – Chúng ta phải tính theo số ngày đưa vào trong tháng:
Cách tính số ngày KH trong tháng: = (số ngày của tháng – Ngày bắt đầu trích khấu hao) + 1
- Mức KH của tháng đầu tiên = Mức KH tháng * số ngày KH trong tháng / số ngày trong tháng
+ Các tháng tiếp theo: Trích tròn tháng: Giá trị KH kỳ này = Nguyên giá / số tháng KH
+ Tháng cuối cùng: = Nguyên giá – giá trị KH lũy kế kỳ trước
(Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.)
– Cột số khấu hao trong năm: là cộng tổng số khấu hao đã trích của các tháng trong năm.
– Cột Số khấu hao luỹ kế cuối năm = Số khấu hao luỹ kế đầu năm + Số khấu hao trong năm
– Cột Giá trị còn lại = Nguyên giá – Số khấu hao luỹ kế cuối năm – phản ánh giá trị của TSCĐ còn được đưa vào làm chi phí ở các tháng tiếp sau.
Lưu ý:
– Thời điểm tính khấu hao cho từng tháng là cuối mối tháng
– Sau khi tính ra được số chi phí khấu hao của tháng muốn tính thì các bạn thực hiện hạch toán chi phí khấu hao trên sổ nhật ký chung.
Như bảng tính trong ảnh. Vào ngày 31/7/2021, Công ty Thiên Ưng đã tính ra được số khấu hao TSCĐ trong tháng 7/2021. Sẽ hạch toán:
mời các bạn tham khảo thêm: Cách hạch toán khấu hao TSCĐ
2. Cách lập bảng tính khấu hao TSCĐ theo mẫu từng tháng:
Hướng dẫn cách làm 1 số trong mẫu bảng tính tháng trên:
– Cột (G) – Số tháng KH: là số tháng tương ứng với số năm khấu hao TSCĐ = số năm KH x 12
– Cột (H) – Mức KH năm = Nguyên giá / Số năm KH
– Cột (I) – Mức KH tháng = Nguyên giá / Số tháng KH (hoặc = Mức KH năm / 12)
– Cột (J) – Giá trị KH lũy kế Kỳ trước: : là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.
VD: thực hiện làm bảng tính KH cho tháng 7/2021 thì giá trị để đưa vào cột này là số KH từ tháng bắt đầu KH cho đến hết tháng 6/2021.
+ Trường hợp tháng này là tháng đầu tiên tiến hành trích khấu hao của TS đó thì Cột J này bỏ trống
– Cột (K) – Giá trị KH kỳ này: là số KH được ghi nhận CP trong tháng được tính theo số ngày trong tháng – Làm giống bảng tính năm bên trên
– Cột L – Giá trị KH lũy kế = Giá trị KH lũy kế kì trước + Giá trị KH lũy kế kỳ này
– Cột M – Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị KH lũy kế