Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh mới nhất năm 2021 Update 12/2024

Chế Độ Dưỡng Sức Sau Sinh 2021

1. Đối tượng được nghỉ dưỡng sức sau sinh:

Theo quy định tại khoản 1 điều 41 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn bởi Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì đối tượng được hưởng Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản chính là: Lao động nữ và lao động nữ mang thai hộ (đang tham gia BHXH bắt buộc)
2. Điều kiện được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh:
+ Đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (Các bạn có thể xem thêm tại đây: Chế độ thai sản 2021)
+ Sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi 
Các bạn lưu ý là không có quy định về khái niệm thế nào là “sức khỏe chưa phục hồi” hay phải có giấy tờ xác minh, chứng nhận về sức khỏe còn yếu, chưa hồi phục
Nên các bạn nữ sau sinh cần về cách làm hồ sơ thủ tục để nhận tiền dưỡng sức sau sinh theo đúng quyền lợi được hưởng
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh:
3.1. Thời gian được nghỉ dưỡng sức:

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định tại khoản 2 điều 41 của Luật BHXH như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên
+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật (Đẻ mổ)
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác (Như: sinh thường, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, con chết sau sinh)
Lưu ý:
+ Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nêu trên do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. (Quy định về số ngày nêu trên là mức “TỐI ĐA” (tức là mức cao nhất có thể), còn doanh nghiệp có quyền quyết định có ngày nghỉ thấp hơn)
+ Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 
+ Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

+ Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó. 
Ví dụ: Chị A đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngày 15/12/2020 trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, đến ngày 10/01/2021 do sức khỏe chưa phục hồi nên chị A được cơ quan giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày. 
Trường hợp chị A được nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày và thời gian nghỉ này được tính cho năm 2020.
Theo Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

3.2. Mức hưởng trợ cấp dưỡng sức:
Theo khoản 3 điều 41 của Luật BHXH thì:
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Trong đó: Mức lương cơ sở năm 2021 đang áp dụng là 1.490.000đ (Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP)
Ví dụ về cách xác định mức hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh:

Sau khi chị B hưởng chế độ thai sản 6 tháng theo quy định
Tháng 4/2021, chị quay trở lại làm việc
Nhưng do sức khỏe chưa phục hồi, nên chị B được công ty quyết định cho B được nghỉ thêm 7 ngày (do chị B sinh mổ)
Vậy là: Ngoài việc được nghỉ thêm 7 ngày để phục hồi sức khỏe thì chị B còn được hưởng thêm trợ cấp như sau:
7 X 30% X 1.490.000 = 3.129.000đ

4. Hồ sơ hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản:

Theo hướng dẫn tại khoản 2.4 điều 4 của Quyết định 166/QĐ-BHXH quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BH thất nghiệp thì hồ sơ là Mẫu 01B-HSB theo Quyết định 166/QĐ-BHXH (Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe) (Do Đơn vị sử dụng lao động (doanh nghiệp) lập)
4.1. Mẫu biểu hồ sơ:
Mẫu hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh
4.2. Cách làm Mẫu 01B-HSB để hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh:

Cột B: Ghi Họ và Tên của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.
Cột 1: Ghi mã số BHXH của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.
Cột 2: Ghi ngày/tháng/năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định;
Cột 3: Ghi ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định.
Cột 4: Ghi tổng số ngày thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết.
Cột C: Ghi số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh nơi người lao động mở tài khoản; trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân thì bỏ trống.
Ví dụ: Số tài khoản 12345678xxx, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long
Cột D:  Ghi chỉ tiêu xác định điều kiện, mức hưởng (Chỉ kê khai đối với đơn vị thực hiện giao dịch điện tử không gửi kèm theo chứng từ giấy): Ghi ngày, tháng, năm trở lại làm việc sau ốm đau, thai sản

Xem chi tiết cách lập và tải mẫu 01B-HSB về theo hướng dẫn tại đây:
Mẫu 01B-HSB theo Quyết định 166/QĐ-BHXH

4.3. Thời hạn nộp hồ sơ:
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội

Theo Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội

5. Thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh:

Ngay sau thời gian nghỉ thai sản, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì làm thủ tục hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh như sau:
Bước 1: Người lao động làm đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh
Bước 2: Doanh nghiệp (đơn vị sử dụng lao động) phê duyệt đơn xin nghỉ của NLĐ hoặc ra quyết định về việc cho NLĐ nghỉ (ghi rõ thời gian được nghỉ)
Bước 3: Doanh nghiệp làm thủ tục báo tăng lao động (cho NLĐ đã đi làm lại) => Chờ có kết quả thì làm bước 4
Bước 4: Doanh nghiệp làm hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh:
+ Doanh nghiệp làm: Mẫu 01B-HSB theo Quyết định 166/QĐ-BHXH (Trong vòng 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh)
=> Sau đó nộp qua đường bưu điện hoặc điện tử (nộp qua mạng)
+ Các giấy tờ khác cần gửi qua đường bưu điện cho cơ quan BH như: giấy chứng nhận đẻ mổ (nếu sinh mổ) => cho vào phong bì và gửi qua bưu điện
Bước 5: cơ quan BH giải quyết hồ sơ: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH sẽ giải quyết và thực hiện chi trả tiền chế độ cho người lao động
(khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH)