Quy định về tiền lương trong doanh nghiệp mới nhất năm 2021 Update 11/2024

Tổng hợp những quy định về tiền lương trong doanh nghiệp có hiệu lực trong năm 2021 mới nhất

1. Mức lương tối thiểu vùng năm 2020: 

Vẫn thực hiện theo nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:Quy định về tiền lương mới nhất năm 2021

– Vùng 1: 4.420.000 đồng/tháng.
– Vùng 2: 3.920.000 đồng/tháng.
– Vùng 3: 3.430.000 đồng/tháng.
– Vùng 4: 3.070.000 đồng/tháng.
 
Năm 2021, Mức lương tối thiểu vùng không tăng lên so với năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid, chi tiết các bạn tham khảo tại đây: Mức lương tối thiểu vùng năm 2021
 
2. Mức lương tối thiểu chung:

– Mức lương tối thiểu chung (hay còn gọi là lương cơ sở) đang là: 1.490.000 đồng/tháng theo Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở của cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang (Ngày ban hành: 09/05/2019, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2019)
Theo Nghị quyết số 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 thì sẽ không tăng lương cơ sở trong năm 2020 và 2021
Quốc hội đã quyết định không tăng lương cơ sở và lương hưu (tính theo lương cơ sở) trong năm 2020 và 2021 để dành kinh phí cho phòng chống dịch Covid-19.
Như vậy, năm 2020 và 2021, lương cơ sở, lương hưu và các chế độ tính theo lương cơ sở vẫn sẽ áp dụng mức lương cũ là 1.490.000 đồng/tháng (Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

Chi tiết các bạn xem tại đây: Mức lương cơ sở năm 2021  

4. Bảo hiểm:

Do mức lương tối thiểu vùng của năm 2021 không tăng lên => Làm cho mức tiền lương tham gia bảo hiểm thấp nhất của hàng tháng từ năm 2021 cũng không thay đổi
 Cụ thể các bạn xem tại đây: Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2021
 
Tổng hợp các về đề liên quan đến lương được nhiều người quan tâm:
(Có mẫu đẹp cho năm 2021)
(Có các mẫu biểu hồ sơ và hướng dẫn cách làm)
(Trong bài viết này, tổng hợp rất nhiều các thông tin mà các bạn cần phải biết liên quan đến hợp đồng lao động)
(Các bạn quan tâm đến vấn đề nào thì kích chuột vào đó để tham khảo chi tiết)

Dưới đây, sẽ tổng hợp 1 cách có hệ thống các quy định mới nhất hiện nay về Tiền lương, bảo hiểm, công đoàn và các quy định xử phạt vi phạm.

1. Về Lao Động – Tiền Lương:

Quy định Ngày ban hành Ngày hiệu lực Nội dung
Bộ Luật Lao Động 2019
số 45/2019/QH14
20/11/2019 01/01/2021 Bộ luật Lao động 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019 và có rất nhiều điểm mới so với Bộ Luật Lao Động 2012
Chi tiết các bạn xem tại đây: Các điểm mới của Bộ Luật Lao Động mới ban hành

 
Nghị định 145/2020/NĐ-CP 14/12/2020 01/02/2021 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH 12/11/2020 01/01/2021 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Nghị định 135/2020/NĐ-CP 18/11/2020 01/01/2021 Quy định chi tiết Điều 169 của Bộ luật Lao động về tuổi nghỉ hưu 
Nghị định
38/2019/NĐ-CP
09/05/2019 01/07/2019 Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. 
Nghị quyết số 128/2020/QH14 12/11/2020   Quốc hội đã quyết định không tăng lương cơ sở và lương hưu (tính theo lương cơ sở) trong năm 2020 và 2021 để dành kinh phí cho phòng chống dịch Covid-19.
Nghị định
90/2019/NĐ-CP
15/11/2019 01/01/2020 Quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Nghị quyết 42/NQ-CP 09/04/2020 09/04/2020 Về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
* Nếu bạn đang làm việc liên quan đến Hành Chính Nhân Sự thì có thể xem chi tiết các thông tin quan trọng và đáng chú ý tại đây: Kỹ năng Kinh nghiệm làm hành chính nhân sự

* Nếu bạn đang làm về kế toán tiền lương thì xem tại đây: Hướng dẫn làm kế toán tiền lương trong doanh nghiệp

2. Về Bảo Hiểm: BXHX, BHYT, BHTN:
2.1. Văn bản hướng dẫn chung cho tất cả các loại bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp)

Tên văn bản pháp luật Ngày ban hành Ngày hiệu lc Nội dung đáng chú ý
Quyết định
595/QĐ-BHXH
14/04/2017 01/07/2017 Ban hành quy trình thu (thủ tục tham gia, điều chỉnh tăng/giảm, truy thu) BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

– Quy định về mức đóng, tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm
Quyết định
888/QĐ-BHXH
16/07/2018 01/07/2018 Sửa đổi Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Quyết định 166/QĐ-BHXH 31/01/2019 01/5/2019 Ban hành Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp.
Quyết định 505/QĐ-BHXH 27/03/2020 01/05/2020 Sửa đổi Quyết định 595/QĐ-BHXH về quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
Quyết định 1040/QĐ-BHXH 18/08/2020 18/08/2020 Quyết định 1040/QĐ-BHXH ban hành mẫu Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN).
Quyết định số 222/QĐ-BHXH 25/2/2021 25/2/2021 công bố 24 thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được thay mới kể từ ngày 25/2/2021 thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
2.2. Quy định về Bảo Hiểm Xã Hội:

Tên Văn Bản Ngày ban hành Ngày hiệu lực Nội dung nổi bật
Luật BHXH số:
58/2014/QH13
20/11/2014 01/01/2016 Luật này quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội
Nghị định
115/2015/NĐ-CP
11/11/2015 01/01/2016 Hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc với các quy định về một số chế độ của BHXH bắt buộc như chế độ thai sản lao động nữ mang thai hộ, hưu trí, bảo hiểm xã hội một lần, tử tuất; Quỹ bảo hiểm xã hội;…
Thông tư
59/2015/TT-BLĐTBXH
29/12/2015 15/02/2016 – Các chế độ BHXH (ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất): về điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng.
– Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc (điều 30)
Nghị định
143/2018/NĐ-CP
15/10/2018 01/12/2018 Quy định chi tiết về đối tượng và mức đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Nghị định 58/2020/NĐ-CP 27/05/2020 15/07/2020 Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2.2. Quy định về Bảo Hiểm Y Tế:

Tên Văn Bản Ngày ban hành Ngày hiệu lực Nội dung đáng chú ý
Luật Bảo Hiểm Y Tế
số: 25/2008/QH12
14/11/2008 01/07/2009 Quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bao gồm đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế; phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; quỹ bảo hiểm y tế; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi
Số 46/2014/QH13
13/06/2014 01/01/2015  Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12
Nghị định 
146/2018/NĐ-CP
17/10/2018 01/12/2018 Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
Thông tư 30/2020/TT-BYT 31/12/2020 01/03/2021 Hướng dẫn Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế.
2.3. Quy định về Bảo Hiểm Thất Nhiệp:

Tên Văn Bản Ngày ban hành Ngày hiệu lực Nội dung đáng chú ý
 Luật Việc Làm
Số 38/2013/QH13
16/11/2013 01/01/2015 Chương 6: Quy định về bảo hiểm thất nghiệp
Nghị định
28/2015/NĐ-CP
12/03/2015 01/05/2015 Hướng dẫn một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
Thông tư
28/2015/TT-BLĐTBXH
31/07/2015 15/09/2015 Hướng dẫn chi tiết một số nội dung về bảo hiểm thất nghiệp.
Nghị định
61/2020/NĐ-CP
29/05/2020 15/7/2020 Sửa đổi Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn về bảo hiểm thất nghiệp tại Luật việc làm 2013.
Nếu bạn đang làm việc liên quan đến Bảo Hiểm thì có thể tìm hiểu chi tiết các thông tin, kỹ năng làm Bảo Hiểm tại đây: Quy định về bảo hiểm bắt buộc mới nhất năm 2021

3. Công Đoàn

Tên Văn Bản Ngày ban hành Ngày hiệu lực Nội dung nổi bật
Luật Công đoàn 2012
số 12/2012/QH13
20/06/2012 01/01/2013 Luật này quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; chức năng, quyền, trách nhiệm của Công đoàn; quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động đối với Công đoàn; bảo đảm hoạt động của Công đoàn; giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn.
Nghị định
Số: 191/2013/NĐ-CP
21/11/2013 10/1/2014 Hướng dẫn về việc trích nộp kinh phí công đoàn và các nội dung khác về tài chính công đoàn.
Quyết Định
1908/QĐ-TLĐ
19/12/2016 01/01/2017 Điều 23 quy định về Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
Quyết định 1355/QĐ-TLĐ 01/10/2020 01/10/2020 Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2021 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
Hướng dẫn 11/HD-TLĐ 01/10/2020 01/10/2020 Hướng dẫn Xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2021 và điều chỉnh dự toán tài chính công đoàn năm 2020 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
Hướng dẫn 186/HD-CĐBTP 20/11/2020 20/11/2020 Hướng dẫn xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2021 do Công đoàn Bộ Tư pháp ban hành

4. Xử Phạt Vi Phạm

Tên Văn Bản Ngày ban hành Ngày hiệu lực Nội dung nổi bật
Nghị định 28/2020/NĐ-CP  01/03/2020 15/04/2020 Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
(bãi bỏ Nghị định 95/2013/NĐ-CP, Nghị định 88/2015/NĐ-CP.)