Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 2021 Update 04/2024

Hướng dẫn cách làm thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu 2021:

Thủ tục – hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN được thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN); cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
Trình tự thực hiện như sau:

Bước

1
Người lao động làm:
  Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội
(Theo Mẫu TK1-TS -Ban hành kèm theo QĐ số: 505/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam)

 
  Tải mẫu tờ khai và xem cách lập tại đây: Cách làm tờ khai tham gia bảo hiểm
Bước
2
Doanh nghiệp/Người sử dụng lao động làm:
  1. Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
(Theo Mẫu TK3-TS – Ban hành kèm theo QĐ số: 505/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam)

Tải mẫu tờ khai và xem cách lập tại đây:
Cách làm mẫu TK3-TS tờ khai đơn vị tham gia bảo hiểm
  2. Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Theo mẫu D02-LT ban hàng kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-BHXH ngày 18/8/2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
(Thay thế mẫu D02-TS theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH)
Tải mẫu danh sách và xem cách lập tại đây:
Mẫu D02-LT theo Quyết định số 1040/QĐ-BHXH và cách làm
   
Bước
3
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
  1. Thành phần hồ sơ: Mẫu TK1-TS, Mẫu TK3-TS và Mẫu D02-LT
  2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
  3. Nơi nộp hồ sơ: Nộp cho cơ quan bảo hiểm quận/huyện
(Đăng ký cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý theo địa bàn đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh).

–  Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
– Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh
 
  4. Hình thức nộp hồ sơ:

Nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính, cụ thể:
– Đối với hồ sơ giấy: Đơn vị thông báo cho cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ bưu chính đến nhận hồ sơ trực tiếp tại đơn vị; Đối với dữ liệu điện tử (nếu có) đơn vị gửi cho cơ quan BHXH qua Internet …
– Trường hợp đơn vị đăng ký giao dịch điện tử thì thực hiện theo quy định về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT,BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH Việt Nam
  5. Thời hạn nộp hồ sơ:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.
Bước

Cơ quan bảo hiểm thực hiện:
 
1. Cấp sổ BHXH
Cấp mới (Đối với người tham gia BHXH bắt buộc): không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
 
2. Cấp thẻ BHYT
Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 
Thủ tục tham gia BHXH lần đầu mới nhất

Trên đây, đã đưa ra trình tự thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu. Khi doanh nghiệp mới tham gia bảo hiểm thì cần phải quan tâm thêm các thông tin sau:

1. Đối  tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2021

Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành:
1.1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
* Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
* Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
* Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
* Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;
* Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
* Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
* Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
* Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH;
* Người lao động được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

1.2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ).
1.3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

2. Mức đóng và trách nhiệm đóng:
– Mức tiền lương đóng BHBB năm 2020 là Mức lương + phụ cấp + Các khoản bổ sung khác.

=> Chi tiết các bạn xem tại đây: Mức lương tham gia bảo hiểm năm 2021.
 
3. Phương thức đóng bảo hiểm
a). Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
b). Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
4. Nơi nộp tiền bảo hiểm:
Đối với DN đăng ký bảo hiểm lần đầu thì sau khi nộp hồ sơ và được cơ quan bảo hiểm nhận sẽ liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng của cơ quan BHXH tại nơi mình đóng bảo hiểm để được cung cấp mã Đơn vị. Trong vòng 2 ngày cơ quan bảo hiểm sẽ gọi điện thoại xuống và cung cấp mã đơn vị cho Công ty.
=> Khi nhận được mã Đơn vị yêu cầu các DN phải mang tiền đi nộp ngay vào TK của BHXH. 
 Mang số tiền nay ra ngân hàng nộp – (Hỏi cán bộ bảo hiểm nơi đóng hoặc thông báo dán tại bộ phận 1 cửa nơi đóng)
 

Công Ty Đào Tạo
Xin chúc các bạn làm thủ tục tham gia bảo hiểm bắt buộc lần đầu thành công!