10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin COVID-19, đọc ngay để chủ động, hạn chế sai lầm khi đến lượt được tiêm
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc tiêm vắc xin cho người dân là hết sức cấp thiết. Thông tin từ Bộ Y tế, trong tháng 7/2021, sẽ có 8.7 triệu liều vắc xin về Việt Nam và sẽ ưu tiên cho TP.HCM và các tỉnh lân cận có dịch. Đối tượng tiêm sẽ ưu tiên lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế.
Sau đây là tổng hợp 10 điều cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin COVID-19, các bạn tham khảo ngay để chủ động và tránh sai lầm khi đến lượt được tiêm.
*Thông tin được trích dẫn từ trang tin của Bộ Y tế
1. Chuẩn bị giấy tờ tuỳ thân
Chuẩn bị thông tin giấy tờ chứng minh được độ tuổi và công việc của mình, để chứng minh bạn đến lượt và quyền ưu tiên được tiêm vắc xin COVID. Khai báo các thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
- Cách cài Sổ Sức Khỏe Điện Tử để theo dõi tiêm vaccine COVID-19
2. Chuẩn bị giấy tờ tình trạng sức khoẻ
Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan sức khỏe của bạn. Nếu bạn đang tiềm ẩn một số bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, dị ứng thuốc…, cần xuất trình bằng chứng rằng bạn có bệnh lý đó và tư vấn bác sĩ trước khi tiêm.
3. Tránh dùng steroid trước khi tiêm
Các chuyên gia y tế khuyến cáo tránh dùng steroid một tuần trước khi tiêm chủng. Các steroide như prednisone và dexamethasone thường dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn khác.
Không nên dùng steroid một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm chủng, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin COVID-19.
Bạn cần thông báo về kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 cho bác sĩ điều trị bệnh của mình. Nếu đang sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể kê toa những thuốc có tác dụng tương tự, nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể.
4. Đi tiêm đúng ngày, giờ hẹn và tuân thủ thực hiện 5K tại điểm tiêm chủng
Đến chính xác địa điểm và đúng giờ, tránh bị chậm trễ và ùn tắc trong đám đông. Điều này đặc biệt quan trọng khi các các địa điểm tiêm chủng mở ra hàng loạt. Bạn cần quan sát những người cùng đi tiêm, nhằm giữ khoảng cách tối thiểu theo khuyến cáo và thực hiện 5K.
5. Không dùng thuốc giảm đau trước tiêm
Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.
Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm, sẽ ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với virus bằng cách làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể.
Nếu có các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ…, đó là do hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus.
6. Bù đủ nước cho cơ thể
Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin COVID-19 gây ra.
7. Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng
Không chỉ có vậy,trong thời kỳ đại dịch, các chuyên gia khuyến cáo tránh uống rượu bia để tối ưu hóa sức khỏe. Giữ sức khỏe tốt nhất giúp hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt nhất, giúp chống lại vi rút nếu bạn bị phơi nhiễm hoặc giúp tạo ra kháng thể chống lại vi rút khi bạn tiêm chủng.
8. Mặc quần áo thích hợp
Mặc trang phục phù hợp để tiến hành tiêm chủng thuận lợi (dễ dàng tiếp cận vùng da ở phần trên cánh tay của bạn).
9. Nên tiêm vào cánh tay không thuận
Phòng trường hợp bạn bị đau ở nơi tiêm và khó khăn khi cử động cánh tay. Cánh tay thuận giúp bạn có thể thực hiện được các hoạt động hằng ngày.
10. Chủ động tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin trước khi tiêm
Sau khi tiêm vắc xin phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm. Bạn cần lưu giữ giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Không nên lái xe ngay sau khi tiêm vắc xin để phòng những tình huống bất ngờ. Cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử các phản ứng sau tiêm gặp phải nếu có.
Không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
Lời khuyên của chuyên gia y tế
Hiện nay, có nhiều loại vắc xin COVID-19, một số người có tâm lý lựa chọn và chờ đợi vắc xin mình mong muốn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nên chủng ngừa càng sớm càng tốt với bất kỳ loại vắc xin nào có sẵn tại địa phương. Càng sớm tạo miễn dịch cộng đồng, càng bảo đảm an toàn khi bạn sống chung với dịch.
Cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa như rửa tay, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, vì bạn không được bảo vệ đầy đủ ngay sau khi tiêm vắc xin.
Hiện tình hình đang rất cấp bách, sáng 12/7, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 662 ca mắc COVID-19 mới, nhiều nhất trong đó vẫn là TP.HCM với 544 ca, đẩy tổng số ca trên cả nước lên 30.478 ca, Báo Tuổi Trẻ đưa tin.
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện Chỉ thị 16 giãn cách 15 ngày để ngăn chặn, khống chế, đẩy lùi đại dịch COVID-19. Thế nên trừ các trường hợp cấp bách, bất khả kháng, bắt buộc phải ra ngoài thì các bạn nên ở nhà và chờ thông tin từ các cơ quan chức năng.
Việt Nam quyết thắng đại dịch!
Xem thêm:
- Cách đăng ký tiêm vaccine COVID-19 trên điện thoại cực nhanh chóng
- Cách nhận thông báo xét nghiệm COVID-19 bằng Zalo cực nhanh và tiện