Khi mới chơi game, bạn thấy người chơi khác nhắc đến AFK nhưng bạn không biết đó là gì. Đừng lo, bài viết dưới đây mình sẽ giải thích cụ thể AFK là gì và những hình phạt dành cho hành vi AFK trong các game phổ biến hiện nay, hãy cùng theo dõi nhé!
AFK là gì? Hình phạt nào dành cho hành vi AFK
I. AFK là gì?
AFK là viết tắt tiếng Anh của cụm từ “Away From Keyboard” dịch sát nghĩa là “Rời Khỏi Bàn phím”. Đây là cụm từ để người khác biết rằng bạn sẽ không sử dụng máy tính của mình trong một thời gian trong các hoạt động trực tuyến. Thuật ngữ AFK phát triển như một nghi thức trong phòng trò chuyện vào những năm 1990, khi IRC đang ở đỉnh cao. Sau đó nó đã được cộng đồng game thủ áp dụng, đặc biệt là trong các game trực tuyến nhiều người chơi.
AFK là viết tắt tiếng Anh của cụm từ “Take Away From Keyboard”
Bên cạnh đó, AFK còn có thêm một số ý nghĩa ít phổ biến và ít được sử dụng hơn như:
- Afkorting: Có nghĩa là “viết tắt” trong tiếng Hà Lan.
- Afrikaans: Một trong 11 ngôn ngữ chính thức của Nam Phi, phát triển từ phương ngữ Zuid-Holland (Nam-Hà Lan) giữa thế kỷ 17 từ những cư dân Hà Lan định cư ở Nam Phi vào thời kỳ này.
- A Free Kill: “Mạng giết miễn phí” đây là một từ khác cũng hay xuất hiện trong trò chơi điện tử, chỉ những mạng giết được mà người chơi gần như chả phải bỏ quá nhiều công sức để đạt được. Có thể là do do đối phương quá yếu, đối phương nhường, đối phương bị treo máy giữa chừng,…
- All for Kill: “Tất cả để Giết mạng”, đây là từ thường được dùng trong các trò chơi điện tử, mang nghĩa rằng chỉ số mạng giết là quan trọng nhất, và người chơi sẽ làm tất cả mọi thứ để có chỉ số mạng giết cao nhất có thể.
II. Nguyên nhân và tác hại của AFK
1. Nguyên nhân AFK
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một người muốn AFK, nhưng hình thức được chia làm 2 loại chính đó là:
Nguyên nhân chủ quan
- Người tham gia có tâm trạng không tốt, bực bội, chán chường, khiến họ không muốn tiếp tục tham gia hoạt động trực tuyến đó.
- Người tham gia mệt mỏi, thiếu tập trung hoặc không còn hứng thú để tiếp tục tham gia nữa.
Nguyên nhân AFK
Nguyên nhân khách quan
- Các vấn đề về kỹ thuật xảy ra như thiết bị điện thoại, máy tính bị hỏng, mất điện, đường truyền mạng có vấn đề.
- Người chơi có nhu cầu cá nhân cần giải quyết như ăn, uống, vệ sinh,…
- Người chơi gặp phải những việc đột xuất yêu cầu phải ngưng hoạt động ngay lập tức ví dụ như nhà có việc đột xuất, bị phụ huynh phục kích (thường gặp ở người chơi game online),…
2. Tác hại của hành vi AFK
Đối với người làm việc trực tuyến
AFK gây cản trở trong việc giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm làm việc trực tuyến, nếu người AFK là người quan trọng, cầu nối giữa các thành viên còn lại thì chắc chắc sẽ làm chậm tiến độ của công việc.
Đối với người chơi game trực tuyến
Các trò chơi trực tuyến nhiều người chơi có tính đồng đội, yêu cầu sự phối hợp giữa các người chơi như: Liên Minh Huyền Thoại, Dota 2, Liên Quân Mobile, PUBG, Tốc Chiến,… Mỗi người chơi đều đóng một vai trò quan trọng trong tổ đội nên việc chỉ cần một thành viên AFK sẽ gây ra những tác động rất xấu đến kết quả chung cuộc của trận đấu. Chính vì vậy việc người chơi AFK sẽ khiến cả đội rất ghét, nếu trận đó thua họ sẽ tố cáo người chơi có hành vi AFK để ban quản lý trò chơi có biện pháp xử lý.
III. Hình phạt dành cho hành vi AFK
Vì hành vi AFK mang lại rất nhiều mặt tiêu cực trong những trò chơi trực tuyến nên thường thì nhà phát hành những trò chơi trực tuyến này luôn đặt ra những hình phạt thích đáng để răn đe người chơi, làm giảm các trường hợp người chơi có hành vi cố tình AFK phá game ảnh hưởng đến những người khác.
1. Hình phạt trong Liên Minh Huyền Thoại
Để giảm thiểu tình trạng AFK gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng người chơi Liên Minh Huyền Thoại, hệ thống game sẽ gửi một thông điệp cảnh báo đến cho người chơi khi họ AFK. Nếu người chơi đó vẫn còn tiếp tục tái phạm sau khi đã nhận thông điệp cảnh báo từ hệ thống game, họ sẽ bị đưa vào một hàng chờ phạt khiến việc tìm trận của họ sẽ bị kéo thêm đến tận 5, 10, 15 hay 20 phút. Con số này sẽ tăng dần tùy theo mức độ phạm lỗi và số lần tái phạm.
Hình phạt trong Liên Minh Huyền Thoại
2. Hình phạt AFK trong Liên Quân
Vì là trò chơi điện tử trên điện thoại nên hiện tượng AFK rất hay xảy ra trong Liên Quân. Để giảm thiểu tình trạng này, Garena đã đưa ra một số quy định xử phạt như sau:
- Đầu tiên sau khi bạn AFK một trận đấu Garena lập tức gửi thông báo trừ điểm uy tín của bạn từ 2-5 điểm. Nếu điểm uy tín bị trừ xuống còn dưới 85 điểm bạn sẽ không được tham gia đấu hạng.
- Hàng tuần: Ban quản trị trò chơi sẽ gửi thư cảnh cáo đến những game thủ thường xuyên AFK vi phạm luật chơi.
- Sau khi bị cảnh cáo 7 ngày, nếu người chơi còn tiếp tục vi phạm thì tài khoản của họ sẽ bị khóa trong 3 ngày.
- Nếu người chơi này tiếp tục tái phạm, hoặc vi phạm thường xuyên hơn, các hình phạt nghiêm trọng hơn sẽ được áp dụng như khóa tài khoản 7 ngày, 30 ngày hoặc có thể vĩnh viễn.
Hình phạt AFK trong Liên Quân
3. Hình phạt AFK trong PUBG và PUBG Mobile
Tuy tác hại của việc AFK trong PUBG và PUBG Mobile không nhiều như các tựa game khác, tuy nhiên hành vi AFK trong PUBG vẫn sẽ bị xử phạt dựa theo bộ Quy tắc Ứng xử được đăng tải trên trang chủ của PUBG như sau: “Các hình phạt sẽ có thể được áp dụng lên người chơi AFK khi đang trong một trận đấu. Việc AFK sẽ khiến đồng đội của bạn gặp rất nhiều bất lợi hoặc gây ra những ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm trò chơi của người khác. Người chơi AFK liên tục để kiếm BP, SP hoặc các tiến trình hay phần thưởng liên quan đến tài khoản khác sẽ bị xử phạt và xóa các vật phẩm kiếm được.”
Hình phạt AFK trong PUBG và PUBG Mobile
4. Hình phạt AFK trong Dota 2
Trong Dota 2, AFK cũng là một hiện tượng xấu thường xuyên xảy ra. Vì thế, một hình phạt rất nặng đã được thiết lập cho các trường hợp AFK quá nhiều trong trò chơi này: Low Priority (Mức ưu tiên Thấp).
Khi mắc phải Low Priority, người chơi Dota 2 sẽ bị:
- Thời gian tìm trận lâu hơn bình thường rất nhiều.
- Chỉ được xếp đội với những người chơi cũng bị Low Priority khác.
- Chỉ chơi được ở chế độ Single Draft unranked.
- Không nhận được bất kỳ vật phẩm rơi nào.
- Khiến những người chơi khác trong tổ đội cũng bị Low Priority cho đến khi họ rời khỏi tổ đội (tuy nhiên, những người chơi đó vẫn có thể nhận được vật phẩm rơi sau trận).
- Sẽ không nhận được bất kỳ điểm Trophy nào.
Hình phạt AFK trong Dota 2
Trên đây là bài viết định nghĩa AFK là gì và hình phạt dành cho hành vi AFK ở các game phổ biến. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích đến bạn về thuật ngữ này. Nếu bài viết bổ ích hãy chia sẻ đến bạn bè nhé!