F2P và P2P là hai thuật ngữ quen thuộc thường được các game thủ quan tâm. Chúng có những khác nhau cơ bản và có thể sẽ gây bối rối cho người mới tìm hiểu. Vậy F2P, P2P là gì và ý nghĩa của chúng trong ngành game như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
F2P và P2P
I. F2P là gì?
1. Ý nghĩa từ viết tắt, đặc điểm cơ bản
F2P- Free To Play, là thuật ngữ chỉ những trò chơi trực tuyến không thu phí tham gia của người chơi.
F2P có đặc điểm lớn nhất là miễn phí tải về. Doanh thu của nhà phát hành đến từ những tiền trả của khách hàng cho việc nâng cấp game, khả năng đặc biệt, mặt hàng đặc biệt, bán vật phẩm trong game và các gói mở rộng game.
Game Free to play
Các tựa game F2P thường có độ phủ rất rộng, trải dài với nhiều đối tượng vì thế cộng đồng game thủ khá đa dạng, có cả những thành phần người chơi khá toxic, phá game thiếu trách nhiệm do không có ràng buộc với game mình chơi.
2. Lịch sử phát triển các game F2P
Năm 1993 Electronic Arts lần đầu tiên áp dụng khái niệm Free To Play trong một trong những trò chơi FIFA Online phát hành tại Hàn Quốc. Trò chơi đầu tiên sử dụng mô hình này là Quiz Quiz, được phát hành vào tháng 10 năm 1999.
Từ cuối những năm 2000, hàng loạt các tựa game từ có phí đã chuyển thành miễn phí, tiêu biểu như Chúa tể của những chiếc nhẫn: Shadows of Angmar, Age of Conan: Hyborian Adventures, Dungeons & Dragons. Việc này đã đem đến cho các nhà sản xuất game rất nhiều lợi ích, với số lượng đăng ký tài khoản và lợi nhuận tăng gấp 3 lần.
Game Age of Conan
Theo thống kê năm 2011, doanh thu từ các trò chơi miễn phí đã vượt qua các trò chơi thu phí trong top 100 trò chơi hàng đầu trong App Store. Từ năm 2012, các MOBA miễn phí như Liên minh Huyền thoại, Heroes of the Storm và Smite đã trở thành những tựa game nổi tiếng nhất thế giới – chứng minh cho sự thành công của F2P.
Liên minh huyền thoại
II. P2P là gì?
1. Ý nghĩa từ viết tắt, đặc điểm cơ bản
P2P – Pay To Play, giống như cái tên của mình, P2P yêu cầu bạn phải trả phí để được trải nghiệm trò chơi. Bạn chỉ cần trả một lần để được trải nghiệm toàn bộ các tính năng của game.
Các tựa game P2P thường là game offline nên có đồ họa chất lượng rất cao, mang lại trải nghiệm tuyệt vời hơn so với các game F2P.
P2P game
Phần đông game thủ trong cộng đồng P2P khá văn minh, có trách nhiệm với game do thường game thủ chơi game P2P là những người trưởng thành, có điều kiện tài chính nên họ nhận thức được trách nhiệm của mình với game, và game có sự ràng buộc với họ vì phải trả tiền trước cho tựa game.
2. Lịch sử phát triển các game P2P
Những năm 51 của thế kỷ 20. Nimrod là chiếc máy tính chơi game đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Chiếc máy tính này thiết kế chơi được một trò chơi game duy nhất là Nim, phát triển bởi Ferranti.
Nimrod
Thập niên 70 chứng kiến sự ra đời của chiếc máy console đầu tiên. Đây là sản phẩm đầu tiên đưa game vào một thiết bị rời, băng từ. Nhìn thấy tiềm năng của game Console, sau thời gian này nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu đầu tư hơn để đưa ra nhiều loạt game ấn tượng khác.
Máy console
Vào thập niên 90, chiếc đĩa CD ra đời có thể tối ưu hóa để có dung lượng lớn hơn, chứa được nhiều dữ liệu hơn và phù hợp để chứa các sản phẩm game lớn. Từ đây, ngành công nghiệp game đã bắt đầu hình thành.
Thập kỷ đầu của thế kỷ 21, khái niệm MMO ra đời đánh dấu bước chuyển mình của ngành công nghiệp game. Điển hình như World of Warcraft ở châu Âu hay Lineage 2 ở châu Á ra mắt lần đầu vào năm 1998 là tựa game P2P nổi đình nổi đám trong giới game thủ với đồ họa chất lượng cùng lối chơi mang tính chiến thuật cao. Sau này xuất hiện thêm Overwatch gây điên đảo game thủ vào năm 2017.
Overwatch
III. Biến tướng Pay to win
Thể loại F2P – Free To Play tất cả đều có cash shop (các tính năng mua có trả phí), và phần lớn các cash shop trong các game F2P tạo ra sự mất cân bằng trong game. Vì khi mua chúng và bạn sẽ có tất cả: từ ngoại hình, sức mạnh và thứ hạng cao trên bảng xếp hạng. Từ đây hình thành khái niệm P2W – Pay To Win, nếu bạn không bỏ tiền thì bạn sẽ rớt hạng và yếu, mà yếu thì chán game hay nói cách khác là muốn mạnh phải trả tiền vào cash shop.
Tiêu biểu như Free Fire – một tựa game bắn súng nổi tiếng dính với nhiều cáo buộc về việc “Pay to win”. Mỗi một skin bạn nâng cấp bằng tiền sẽ không chỉ cho nhân vật vẻ ngoài đẹp hơn mà còn tăng gấp nhiều lần sức mạnh. Nói một cách đơn giản, càng bỏ tiền thì càng dễ thắng.
F2P vs P2W
Nếu một người chơi muốn chơi game giải trí, có nhiều thời gian và không muốn trả phí thì vẫn có thể chơi một số trò F2P. Chúng cho bạn đạt được một thứ hạng tạm ổn, nhưng sẽ rất khó đứng top server của game.
Không phải loại game F2P nào cũng sẽ có những cash shop làm biến tướng thành P2W. Điển hình là Liên Minh Huyền Thoại (LOL) – tựa game F2P nhưng có môi trường cạnh tranh bằng trình độ cá nhân và thời gian rèn luyện kỹ năng. Cash shop cũng chỉ là giúp game thủ có thêm trang phục trang trí, tướng có đẹp hơn nhưng kỹ năng không có thì vẫn bị thua thiệt trong game.
IV. F2P và P2P, dạng nào sẽ tốn nhiều tiền hơn
Với P2P thì hầu như bạn chỉ tốn tiền thời gian ban đầu để mua game, và cash shop chỉ để mua các trang phục có chức năng trang trí và sự cân bằng trong game không bị ảnh hưởng.
Còn F2P tuy miễn phí ban đầu nhưng ở nhiều tựa game thì bạn sẽ phải nạp tiền vào để đứa con của mình mạnh hơn hay đua top server. Vẫn có một số game F2P mà kỹ năng là việc quyết định chiến thắng thì những phụ kiện hay trang phục (skin) là nguyên nhân khiến cho ví của game thủ xẹp đi.
F2P hay P2P thì thể loại nào tốn tiền hơn còn tùy thuộc vào người chơi đó có dành nhiều công sức hay mục tiêu trong game như thế nào. Nếu ở game P2P thì bỏ ra một số tiền khá lớn từ đầu và chơi được mãi mãi với sự công bằng tuyệt đối. Trong khi ở game F2P, nếu người chơi đó chỉ muốn chơi giải trí, không đua top nên cũng không mua gì ở cash shop thì chi phí bỏ ra gần như không có.
Nhưng cũng chính game F2P đó, một người chơi muốn đua top thì bắt buộc phải mua những trang bị ở cash shop để đứa con của mình trở nên mạnh mẽ. Vậy thì lúc này số tiền bỏ ra để mua trang bị còn nhiều hơn số tiền bỏ ra để mua một game P2P.
Trên đây là tổng quan về F2P, P2P và ý nghĩa của nó trong game. Hy vọng bài viết này đã cho bạn những khiến thức bổ ích. Đừng quên chia sẻ bài viết cho các chiến hữu nếu thấy hữu ích nhé!