Inbound Marketing là gì? Tầm quan trọng và chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn Update 11/2024

Inbound Marketing là một xu hướng marketing mới đang rất được ưa chuộng hiện nay. Vậy Inbound là gì? Thuật ngữ này có gì khác so với marketing truyền thống? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Inbound Marketing là gì? Tầm quan trọng và chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn

Inbound Marketing là gì? Tầm quan trọng và chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn

I. Inbound Marketing là gì?

1. Nguồn gốc, ý nghĩa

Thuật ngữ Inbound Marketing được công ty Hubspot lần đầu tiên cho ra đời vào năm 2006. Đây là một công ty chuyên về phần mềm dành cho marketing và bán hàng. Họ đã tạo ra phần mềm Hubspot – “All – in – one Marketing software”, cung cấp đầy đủ các công cụ cần thiết phục vụ cho một chiến dịch Inbound Marketing. 

Inbound Marketing

Inbound Marketing

Vậy Inbound Marketing là gì mà có thể trở thành xu hướng của marketing hiện đại? Inbound Marketing – hiểu một cách đơn giản là tạo ra những nội dung hay, có ích và thỏa mãn nhu cầu khách hàng để thu hút họ và khiến họ phải quay lại để liên tục cập nhật nội dung mới. Sau đó tiến hành chuyển đổi những đối tượng này trở thành khách hàng tiềm năng, chốt đơn hàng (close sales) và làm hài lòng họ. 

2. So sánh với Outbound Marketing

Inbound Marketing và Outbound Marketing

Inbound Marketing và Outbound Marketing

Tiêu chí

Inbound Marketing Outbound Marketing

Mục đích

Thu hút khách hàng tiềm năng Tìm kiếm khách hàng

Nội dung 

Hữu ích cho khách hàng Tập trung nói về sản phẩm của mình

Hướng tiếp cận

Đa chiều – Doanh nghiệp tương tác với khách hàng có nhu cầu tìm thông tin hữu ích Một chiều – Doanh nghiệp đến khách hàng

Đối tượng

Người tiêu dùng có nhu cầu liên quan đến sản phẩm dịch vụ  Tất cả người tiêu dùng, đại trà, không chọn lọc

II. Chủ đề chính trong Inbound Marketing

Vòng đời khách hàng

Vòng đời khách hàng

  • Tạo ra nội dung (Content Creation): Tạo ra những nội dung thỏa mãn được nhu cầu khách hàng, sau đó chia sẻ chúng một cách rộng rãi.
  • Tiếp thị theo vòng đời khách hàng (Lifecycle Marketing): Doanh nghiệp cần phải đưa ra những cách thức marketing khác nhau cho từng giai đoạn khác nhau khi khách hàng tiếp cận doanh nghiệp.
  • Cá nhân hóa (Personalization): Cá nhân hóa chỉ việc tạo ra những thông điệp dành riêng cho cá nhân khách hàng trên cơ sở hiểu rõ về chân dung khách hàng (consumer profile) trong suốt quá trình tiếp cận.
  • Đa kênh (Multi-channel): Inbound Marketing được triển khai trên nhiều kênh marketing cùng lúc để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin và tương tác.
  • Tích hợp (Integration): Các công cụ xuất bản, đo lường và phân tích được kết hợp để giúp doanh nghiệp tập trung vào việc xuất bản và chia sẻ đúng nội dung, đúng nơi và đúng thời điểm.

III. Tầm quan trọng của Inbound Marketing

Người tiêu dùng hiện nay có điều kiện tiếp cận với những nguồn thông tin khổng lồ trên Internet. Họ dần trở nên khắt khe hơn trong việc chọn lọc thông tin, cùng với vô số những công nghệ giúp họ chặn những thông tin không mong muốn. Vì vậy nếu doanh nghiệp vẫn đi theo hướng marketing truyền thống sẽ khó lòng thu hút được khách hàng.

Tầm quan trọng của Inbound Marketing

Tầm quan trọng của Inbound Marketing

Thống kê của Hubspot cho biết 94% người tiêu dùng đã hủy theo dõi thương hiệu vì thông điệp và nội dung quảng cáo không liên quan đến điều họ đang cần tìm kiếm. Trong đó, 74% người tiêu dùng chuyển sang mua thương hiệu khác do gặp khó khăn trong quá trình mua hàng. 

Vì vậy, Inbound Marketing là bước thay đổi vô cùng quan trọng để giúp doanh nghiệp chủ động hơn và theo kịp những thay đổi của người tiêu dùng. 

IV. 5 hoạt động Marketing trong Inbound

5 hoạt động của Inbound Marketing gồm có: nghiên cứu và tạo nội dung, attract (thu hút), convert (chuyển đổi), close (chốt) và delight (làm hài lòng). Trong đó có 4 tiến trình được xem là tiến trình chính và quan trọng.

5 tiến trình của Inbound Marketing

5 tiến trình của Inbound Marketing

1. Nghiên cứu và tạo nội dung

Bất cứ một chiến dịch marketing nào cũng đều phải xây dựng trên nền tảng hiểu biết về thị trường, xác định các nhóm khách hàng mục tiêu và định vị thương hiệu. Hoạt động đầu tiên của Inbound là nghiên cứu về thị trường, xác định nhóm khách hàng tiềm năng và các vấn đề họ đang có nhu cầu tìm kiếm. Từ đó xây dựng nội dung phù hợp với định hướng.

Khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường

Vai trò: Giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng để tạo ra nội dung phù hợp, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Các công cụ hỗ trợ: khảo sát thị trường, thống kê,…

2. Attract – Thu hút

Attract là giai đoạn mà doanh nghiệp sẽ sử dụng các công cụ để thu hút khách hàng tiềm năng đến với nội dung của mình. Nói một cách đơn giản, attract chính là làm sao để khách hàng tìm đến thông tin của bạn càng nhiều càng tốt. Doanh nghiệp giai đoạn này phải chú trọng cả việc xây dựng nội dung và việc sử dụng các công cụ digital khác.

SEO - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Vai trò: Giúp thu hút được các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Các công cụ hỗ trợ: 

  • SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm): Công cụ này sẽ giúp đưa những nội dung của bạn lên top tìm kiếm trên Google và giúp tiếp cận khách hàng nhiều hơn.
  • Blog: Những bài blog hướng dẫn và cung cấp thông tin hữu ích sẽ dễ tạo được sự chú ý của khách hàng.
  • Trang web: Bạn cần biến trang web của doanh nghiệp thành nơi không chỉ nói về sản phẩm mà còn phải cung cấp thật nhiều thông tin (có thể liên quan hoặc không liên quan đến sản phẩm) mà khách hàng đang cần, theo chuẩn SEO.
  • Mạng xã hội: Mạng xã hội hiện nay đang là công cụ rất mạnh để tăng độ nhận diện thương hiệu tới khách hàng. Bằng cách hoạt động trên nền tảng mạng xã hội mà khách hàng sử dụng nhiều nhất (được tìm thấy qua bước nghiên cứu), doanh nghiệp sẽ gây được hấp dẫn với khách hàng.

3. Convert – Chuyển Đổi

Đây là giai đoạn đánh dấu bước chuyển trong Inbound Marketing. Sau khi đã có 1 lượng người truy cập thông tin nhất định, doanh nghiệp sẽ phải lấy thông tin từ họ bằng cách trao đổi với họ một thông tin hữu ích. Ví dụ bạn cung cấp cho họ 1 tài liệu hướng dẫn, nhưng để tải nó xuống người dùng cần cung cấp cho bạn thông tin email, địa chỉ Facebook,…

Vai trò: Biến những người quan tâm đến nội dung của bạn trở thành các Lead (khách hàng tiềm năng)

Các công cụ hỗ trợ: 

  • Forms (biểu mẫu): Bạn cần biến các biểu mẫu này trở nên thuận tiện nhất để khách hàng không cảm thấy phiền toái và mất thời gian khi điền thông tin cá nhân. 
  • Calls – to – action (CTA): Đây được gọi là “lời kêu gọi hành động”. Nó sẽ xuất hiện dưới dạng các liên kết đầy hấp dẫn trên trang của bạn, ví dụ như “click để tải ngay bộ tài liệu tham khảo” hoặc “Truy cập ngay 100 mẫu powerpoint miễn phí” 
CTA

CTA

  • Landing pages: Khi người đọc nhấp vào CTA, hệ thống sẽ chuyển họ đến một Landing pages để điền các thông tin cá nhân. 
Landing pages

Landing pages

  • Contact (thông tin liên lạc): Sau khi có được thông tin của người đọc, doanh nghiệp cần lưu trữ nó trên một hệ thống Contact để tiện tra cứu.

4. Close – Chốt

Close là giai đoạn chuyển từ các Lead (khách hàng tiềm năng) thành khách hàng thực sự mua sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn quyết định thành công của một chiến lược Inbound, thường sẽ do đội ngũ Sale (bán hàng) đảm nhận.

Marketing Automation

Marketing Automation

Vai trò: Biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự, tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

Các công cụ hỗ trợ: 

  • Quản trị quan hệ khách hàng (CRM): Đây là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý các thông tin khách hàng, quản lý tương tác với khách hàng nhằm duy trì mối quan hệ tốt và biết được những thời điểm thích hợp để chốt sales.
  • Closed – loop Reporting (Báo cáo khép kín): Công cụ này giúp bạn kiểm tra hiệu quả tương tác của marketing và bán hàng (sales), giúp bạn có những điều chỉnh kịp thời giữa hai bộ phận này.
  • Email: Các email này sẽ tiếp tục cung cấp các nội dung hữu ích đến email cá nhân của khách hàng, trong trường hợp người đọc đã điền thông tin nhưng vẫn chưa muốn trở thành khách hàng thật sự. Các email giúp đẩy nhanh hơn quá trình bán hàng. 
  • Marketing Automation (tự động hóa marketing): Ví dụ nếu người đọc từng bấm vào “tải ngay tài liệu học cho người mới bắt đầu” thì sau đó bạn sẽ gửi cho họ các gói tài liệu nâng cao hơn. 

5. Delight – Làm Hài Lòng

Sau khi đã có được những khách hàng thực sự mua hàng, doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao việc chăm sóc, làm hài lòng khách hàng để họ tiếp tục mua sản phẩm hoặc nói tốt về thương hiệu của bạn.

Chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng

Vai trò: Biến lượng khách hàng hiện tại thành khách hàng trung thành, tiếp tục bán thêm để tăng doanh thu. Khiến khách hàng nói tốt về thương hiệu để nâng cao hiệu quả truyền thông. 

Các công cụ hỗ trợ: 

  • Surveys: Các cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng sẽ giúp bạn chăm sóc khách hàng tốt hơn.
  • Smart CTA (CTA thông minh): Hệ thống sẽ tự động gửi các thông tin về giảm giá, khuyến mãi, tri ân khách hàng, quà sinh nhật,… đến khách hàng thân thiết.
  • Mạng xã hội: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội để cung cấp thêm nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau.

V. Phối hợp sử dụng Inbound và Outbound

Dù Outbound Marketing là phương pháp truyền thống được chứng minh là kém hiệu quả hơn Inbound, nhưng Outbound vẫn có khả năng tiếp cận khách hàng rộng hơn Inbound. Vì vậy để thành công doanh nghiệp nên kết hợp cả Inbound và Outbound. 

1. Phân phối nội dung một cách linh hoạt

Nếu website của doanh nghiệp bạn chưa đủ mạnh, bạn có thể sử dụng Outbound để phân phối các nội dung mang tính Inbound một cách rộng rãi. 

Ví dụ bạn có thể giới thiệu bài viết lên các cộng đồng với  nhiều người theo dõi (nhóm lớn Facebook, fanpage,…). Chạy quảng cáo bài viết trên mạng xã hội (Facebook, Instagram,…), quảng cáo trên Google.

Chạy quảng cáo Facebook

Chạy quảng cáo Facebook

2. Xây dựng website và đội ngũ sale chuyên nghiệp

Các website của doanh nghiệp giúp nuôi dưỡng các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên phòng trường hợp website không thể tạo ra khách hàng tiềm năng thì bạn cần có một đội ngũ sale chuyên nghiệp (telesales, bán hàng trực tiếp) để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Cả website và đội ngũ sale sẽ giúp bạn bán được hàng.

Phối hợp Marketing và Sales

Phối hợp Marketing và Sales

3. Kết hợp quảng cáo và SEO website

Quảng cáo vẫn luôn là công cụ marketing bề mặt cực kì hữu hiệu, giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu và có những ấn tượng ban đầu. Quảng cáo có thể tác động lên rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, độ phủ sóng rộng. 

Quảng cáo gây sốt một thời của Điện Máy Xanh

Quảng cáo gây sốt một thời của Điện Máy Xanh

Sau khi khách hàng có nhận biết về sản phẩm thông qua quảng cáo, họ sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Lúc này Inbound Marketing sẽ phát huy tác dụng của mình. 

Trên đây là tổng quan về Inbound marketing, tầm quan trọng và chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thú vị nhé!