Blockchain là gì? Đặc điểm, cách thức hoạt động của Blockchain Update 11/2024

Blockchain ra đời được xem là một thành tựu đột phá trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Hiện nay, công nghệ này không chỉ gói gọn trong lĩnh vực tài chính mà còn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, y tế,… Vậy Blockchain là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Blockchain, đặc điểm và cách thức hoạt động của nó trong bài viết này nhé!

Blockchain

Blockchain

I. Blockchain là gì? 

Năm 1991, Stuart Haber và W. Scott Stornetta đã giới thiệu một giải pháp về mặt tính toán để đánh dấu thời gian các văn bản số, không bị can thiệp bởi bên thứ 3. Đó chính là công nghệ Blockchain.

Blockchain (công nghệ chuỗi – khối) tương tự như một cuốn số cái kế toán công cộng, nơi mà mọi giao dịch được ghi nhận và giám sát chặt chẽ trên mạng ngang hàng – không có sự can thiệp của bên thứ 3, hoàn toàn tự động hóa. Các khối thông tin trong Blockchain được gọi là “block” và cho phép mở rộng theo thời gian. Mỗi block chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết chặt chẽ tới khối trước đó. Dữ liệu nạp vào block khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không thay đổi được. Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu.

Thông tin không thể thay đổi

Dữ liệu không thể thay đổi

II. Phân loại Blockchain

1. Blockchain công khai (Public Blockchain) 

Blockchain công khai cho phép bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Có rất nhiều nút phải tham gia vào quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này. Vì vậy, muốn tấn công được vào hệ thống Blockchain này không khả thi.

Đặc điểm của Blockchain công khai và phi tập trung, hoàn toàn không có sự tham gia của bên thứ 3. Ưu điểm của Blockchain này là có thể chống lại sự kiểm duyệt (censorship) do quy mô mạng lưới quá rộng lớn, đa quốc tịch. Do vậy, chính phủ không thể kiểm soát và điều khiển. Bên cạnh đó, mỗi Blockchain công khai đều có phần thưởng cho các bên tham gia mạng lưới.

Bitcoin

Bitcoin

2. Blockchain riêng tư (Private Blockchain)

Blockchain riêng tư chỉ cho phép người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi mà quyền ghi thuộc sẽ về tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Chính vì thế thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh do chỉ cần ít hơn thiết bị tham gia xác thực giao dịch. 

Đặc điểm của Blockchain công khai là có tính tập trung hóa, chỉ những người tham gia mạng lưới mới biết được các giao dịch. Tổ chức thứ ba có quyền hành khá lớn trong mạng lưới. Blockchain này đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp muốn kiểm soát hoạt động của mình nhưng không muốn để lộ thông tin công khai. Việc thưởng cho các cá nhân tham gia chuỗi có thể có hoặc không.

Private Blochain so sánh với

Private Blockchain so sánh với Public Blockchain

3. Blockchain hỗn hợp (Hybrid Blockchain) 

Blockchain hỗn hợp (Hybrid Blockchain) là sự kết hợp giữa Blockchain công khai và Blockchain riêng tư nên nó có được cả sự bảo mật của cả hai người anh em trên. Các doanh nghiệp có thể tự chọn những dữ liệu nào muốn công khai và dữ liệu nào muốn bảo mật. Đặc biệt, Blockchain hỗn hợp có chi phí giao dịch thấp hơn rất nhiều so với hai loại trên.

Blochain hỗn hợp

Blochain hỗn hợp

III. Sự hình thành và phát triển của Blockchain

1. Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán

Phiên bản đầu tiên của Blockchain (Blockchain 1.0) có ứng dụng chính trong lĩnh vực tiền tệ mà ví dụ điển hình chính là Bitcoin. Blockchain 1.0 giúp các giao dịch trên thị trường tiền ảo trở nên phi tập trung, nhanh chóng và minh bạch.

Ardour

Blockchain 1.0

2. Blockchain 2.0  – Tài chính và Thị trường

Ứng dụng chính của Blockchain 2.0 là xử lý tài chính và ngân hàng (ví du: cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán, nợ,…). Đặc điểm nổi bật của phiên bản  này được nâng cấp thêm hợp đồng thông minh (smart contract). Đây là các hợp đồng được lập trình thiết lập sẵn, được kí kết giữa các bên và được giám sát thực hiện rất chặt chẽ. Hợp đồng thông minh sẽ không bị các bên thứ 3 can thiệp, đảm bảo tính bảo mật đến mức cao nhất. 

Cổ phiếu

Blockchain 2.0

3. Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động

Blockchain 3.0 là có sự kết hợp giữa smart contract của Blockchain 2.0 và ứng dụng phân tán (Dapp) – nơi mà dữ liệu người dùng được lưu trên các kho lưu trữ phi tập trung và có thể được viết bằng mọi ngôn ngữ lập trình. Blockchain đã mở rộng khỏi lĩnh vực tài chính, và đi vào giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật.

Giám sát hoạt động của các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế

Giám sát hoạt động của các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế

4. Blockchain 4.0 – Tập trung cho doanh nghiệp

Blockchain 4.0 được phát triển tập trung vào các doanh nghiệp, giúp tạo ra và chạy các ứng dụng giao dịch một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn. Một doanh nghiệp dù chưa có nhiều kinh nghiệm vẫn có thể phát triển các ứng dụng phân quyền dựa trên nền tảng Blockchain 4.0. Doanh nghiệp có thể quyết định các dữ liệu mà một tài khoản nào đó được xem, nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật và không thể sửa đổi của thông tin, cũng như khả năng ưu trữ tự động khi thanh toán, thực hiện giao dịch trong ứng dụng.

Blockchain 4.0 tập trung cho doanh nghiệp

Blockchain 4.0 tập trung cho doanh nghiệp

III. Đặc điểm của Blockchain

1. Ưu điểm 

  • Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi Blockchain: Theo như lý thuyết, công nghệ Blockchain chỉ biến mất khi Internet “tuyệt chủng” trên toàn cầu và chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain.
  • Công nghệ Blockchain cho phép thực hiện giao dịch mà không cần một bên trung gian nào cả.
  • Bất biến: Dữ liệu trong Blockchain không thể sửa và được lưu trữ mãi mãi.
  • Bảo mật: Các thông tin, dữ liệu trong Blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối. Mỗi khi tạo một block mới sẽ phải thông qua tất cả người dùng còn lại, vì vậy giúp hạn chế rủi ro. 
  • Minh bạch: Người tham gia trong Blockchain đều có thể theo dõi dữ liệu Blockchain và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên mỗi địa chỉ.
  • Hợp đồng thông minh: Đây là hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi mà không cần bên thứ ba.

2. Nhược điểm

  • Tấn công 51%: Blockchain có tính an toàn cao tuy nhiên vẫn có thể bị tấn công, trong đó đặc biệt được nhắc tới nhiều là tấn công 51%. Cuộc tấn công như vậy sẽ xảy ra nếu có một đơn vị kiểm soát hơn 50% sức mạnh của mạng lưới. Điều này sẽ cho phép đơn vị này phá vỡ mạng lưới bằng cách cố ý ngăn chặn hoặc sửa đổi việc đặt các giao dịch.
  • Rất khó sửa đổi dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được thêm vào Blockchain thì việc sửa đổi là rất khó. Việc thay đổi dữ liệu hoặc mã Blockchain thường rất phức tạp và thường cần có một hard fork (trong đó một chuỗi sẽ bị bỏ và một chuỗi mới được đưa lên).
  • Chìa khóa cá nhân: Người dùng cần chìa khóa cá nhân để truy cập vào block của họ, nghĩa là tự họ đóng vai trò như một ngân hàng tự giữ tiền. Nếu người dùng mất chìa khóa cá nhân, tiền sẽ bị mất và không thể mở khóa để lấy lại. 
  • Rất tốn điện: Quy trình này sử dụng rất nhiều điện. Vì mỗi Blockchain đã sao chép chính mình đến mọi nút trên Blockchain nên đã tạo ra một số lượng lớn những sự dư thừa. 

IV. Cách thức hoạt động của Blockchain

Hiểu một cách đơn giản, Blockchain là một chuỗi các khối được móc nối với nhau bằng 1 sợi dây xích. Mỗi khối trong Blockchain gồm có: 

  • Dữ liệu: Chứa thông tin về các giao dịch. 
  • Mã băm: Giống như dấu vân tay để nhận diện mỗi khối và các dữ liệu trong đó. Mã băm này là duy nhất. 
  • Mã băm đối chiếu: Là mã băm của khối block trước đó. Nhờ các mã băm này mà các khối đều được liên kết với nhau. 

Mỗi thông tin vào 1 block mà không được các block kia chấp nhận sẽ khiến hàm băm giữa các khối trở nên không tương thích (giống như khi bạn nhập sai dấu vân tay) và hệ thống sẽ không chấp nhận. Vì vậy, để một khối (block) được thêm vào chuỗi phải qua các bước: 

  • Xác minh giao dịch: Mọi thông tin liên quan đến giao dịch như tên giao dịch, thời gian, địa điểm, số tiền giao dịch, người tham gia, tất cả các dữ liệu liên quan đến giao dịch đều phải được ghi lại. Sau đó phải có đủ xác nhận từ mọi người trên mạng lưới mới được chấp thuận.
  • Hàm băm (hash function) chuyển đổi: Chỉ khi được chuyển đổi thành các ký tự và số qua hàm băm thì mới đóng khối và thêm vào chuỗi.
Cách thức hoạt động của Blockchain

Cách thức hoạt động của Blockchain

Trên đây là tổng quan về công nghệ Blockchain, đặc điểm và cách thức hoạt động của nó. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm một số kiến thức bổ ích. Đừng ngần ngại để lại bình luận dưới đây nếu có thắc mắc và đừng quên chia sẻ bài viết nhé!