Có thể nói, kính cường lực Gorrila Glass đang ngày càng được phổ biến và trở thành một trong những linh kiện không thể thiếu trên smartphone, máy tính bảng và các thiết bị di động khác. Vậy, Gorrila Glass đã được ra đời và tác động thế nào đến ngành công nghiệp di động? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé.
Gorilla Glass là một loại kính cường lực do Corning phát minh và sản xuất. Mặc dù tấm kính cường lực rất mỏng, tuy nhiên nó lại có khả năng chống được rất nhiều lực tác động.
Vào năm 2007, Steve Jobs – nhà sáng lập Apple đã cảm thấy khó chịu khi màn hình của chiếc iPhone bị trầy xước khi bỏ nó trong túi. Vì vậy, ông đã quyết định đổi vỏ nhựa của màn hình bằng lớp kính cường lực hóa học chỉ vài tuần trước khi chính thức tiết lộ chiếc iPhone mới.
Trong suốt nhiều năm trước đó, chất liệu nhựa là một tiêu chuẩn đối với những chiếc smartphone khi nó hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ thiết bị chủ. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ đối với Steve Jobs. Thế là, ông đã quyết định thay đổi điều đó bằng cách biến Gorilla Glass thành một tiêu chuẩn mới.
Gorilla Glass đã tạo ra một lịch sử với những chuỗi sự kiện và những thành quả mà nó mang lại. Không chỉ có tác dụng bảo vệ các dụng cụ nấu ăn của Pyrex, Gorilla Glass còn được dùng làm gương kính cho chiếc kính viễn vọng của Hubble, làm cửa sổ cho các tàu con thoi hoặc thậm chí là kính cho bóng đèn của Thomas Edison.
Tuy nhiên, Corning đã gặp khó khăn và bị “thua lỗ” rất nhiều tiền trong 5 năm liên tiếp (đến năm 2007). Nhưng, sự thành công của Steve Jobs với dòng iPhone đã vực dậy và giúp nó phải triển trở lại.
Điều này đã được chứng minh vào năm 2008. Sự ra mắt của hai chiếc iPhone 3G và T-Mobile G1 (chiếc smartphone Android đầu tiên) đã tạo nên cơn sốt trên thị trường di dộng và gây được sự chú ý của người dùng đến kính cường lực Gorilla Glass.
Chỉ vài năm sau, Gorilla Glass đã có trên một số chiếc smartphone như: Samsung i8910 Omnia HD, Nokia X6, LG BL40 New Chocolate và Samsung S3650 Corby. Theo thống kê từ Corning thì trong năm 2010, kính cường lực Gorilla Glass đã có mặt trên khoảng 200 triệu chiếc smartphone.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành di động không hề dừng lại và đó là lý do vì sao Gorilla Glass cũng cần được cải thiện và phát triển. Vào năm 2012, Corning đã giới thiệu kính cường lực Gorilla Glass 2 – mỏng hơn 20% so với Gorilla Glass thế hệ đầu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt.
Sau đó, mỗi một năm Corning lại cho ra mắt một phiên bản Gorilla Glass mới. Năm 2013, Gorilla Glass 3 đã được ra mắt với một số cải tiến như giảm vết bẩn dấu vân tay dính trên màn hình. Vào năm 2014, Gorilla Glass 4 đã cải thiện khả năng chống va đập.
Hiện nay, phiên bản cao cấp nhất của Corning chính là Gorilla Glass 6 – với khả năng chống chịu va chạm tốt hơn các phiên bản trước rất nhiều lần.
Và có thể bạn chưa biết, Gorilla Glass không phải là loại kính cường lực duy nhất trên thị trường. Ngoài Gorilla Glass ra thì còn có kính cường lực ion hóa (được sử dụng trên iPhone 6 và các dòng iPhone sau này), kính Dragontrail của Asashi Glass,…
Tuy nhiên cho đến ngày nay, Gorilla Glass vẫn được khá nhiều nhà sản xuất tin dùng, điển hình như nó được trang bị trên chiếc smartphone gập đầu tiên của Samsung – chiếc Galaxy Fold. Gorilla Glass đã trở thành một tiêu chuẩn chất lượng, là một yếu tố quan trọng đối với công nghệ hiện đại và nó xứng đáng được công nhận.
Nguồn: GSMArena
Xem thêm: Noise, ứng dụng kiểm soát tiếng ồn trên Apple Watch giúp bảo vệ thính giác