Brief là gì? Các thông tin phải có trong brief và phân loại brief Update 01/2025

Thuật ngữ brief ngày càng trở nên phổ biến hơn trong ngành Marketing hiện nay. Vậy thực chất brief là gì? Để thiết kế được một brief hoàn chỉnh, ta cần phải làm gì? Hãy tham khảo ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về brief và cách phân loại brief tùy theo trường hợp sử dụng nhé!

Brief là gì? Các thông tin phải có trong brief và phân loại brief

Brief là gì? Các thông tin phải có trong brief và phân loại brief

I. Brief là gì?

Thường phổ biến trong ngành quảng cáo – truyền thông, brief được hiểu nôm na là bản sáng tạo ngắn gọn, xúc tích của những nhà marketing. Brief được dùng để trình bày thông tin hữu ý, cần thiết và đôi khi mang tính truyền cảm hứng đến người nhận, thực hiện để đạt được mục đích được đề ra ban đầu.

Brief thường được trình bày dưới dạng powerpoint. Ngoài ra, brief cũng được thể hiện bằng lời nói, văn bản – tùy vào mục đích và sở thích của người brief. Hiện nay, có 2 loại brief được sử dụng nhiều nhất, đó là: communication brief và creative brief.

II. Những thông tin cần phải có trong brief

1. Project

Đây là phần mở đầu trong một brief để nêu rõ mục đích của brief, ví dụ như brief dành cho thiết kế, website,… Nó thường mang lại cái nhìn tổng quan đến người đọc, giúp người đọc nắm bắt được thông tin chung và mục đích của brief.

2. Client

Kế sau phần project, bạn sẽ cần phải giới thiệu về khách hàng của dự án. Hãy giới thiệu tên, thời gian thành lập, tầm nhìn, sứ mệnh,… để người đọc hiểu và đôi khi phần này cũng giúp truyền tải được những ý tưởng sáng tạo cho quá trình thực hiện kế hoạch.

3. Brand

Sau khi giới thiệu xong khách hàng thì bạn cần giới thiệu tiếp sản phẩm, dịch vụ cần triển khai trong kế hoạch tiếp thị.

4. Project Description

Project Description trong brief

Project Description trong brief

Nói sơ lược về dự án như: sản phẩm/dịch vụ trong kế hoạch này là gì? Được thực hiện nhằm mục đích gì và triển khai tại khu vực nào? Bạn cần nên hỏi client xem dự án (project) lần này có nằm trong một chiến dịch (campaign) lớn nào không hay đây chỉ là chiến dịch riêng lẻ. Điều này giúp người brief lên brief chuẩn xác và đúng với nhu cầu của client nhất.

5. Brand Background

Những thông tin cơ bản về sản phẩm/dịch vụ nằm trong dự án lần này. Hãy kể sơ về thuận lợi, khó khăn đang gặp; định vị thương hiệu; những đối thủ cạnh tranh,… giúp người đọc nắm rõ được thông tin.

6. Objectives 

Mục tiêu (objectives) là phần quan trọng trong brief. Trong phần này sẽ thể hiện rõ mục đích của mình đối với project này là gì và bạn nên làm rõ mục tiêu chính. Việc làm rõ mục tiêu chính giúp bên thứ 3 bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

7. Target Audience

Việc xác định mục tiêu khách hàng cũng góp phần vào sự thành công của dự án. Khi bạn xác định đúng đối tượng tức là bạn đã đi được 1 nửa chặng đường rồi đấy. Vì thế, hãy cố gắng xác định mục tiêu dựa trên mặt nhân khẩu học, tâm lý học, địa lý,… để có thể phác thảo rõ nhất chân dung khách hàng nhé!

8. Message

Thông điệp (Message) cần có trong brief

Thông điệp (Message) cần có trong brief

Đây là phần dùng để giao tiếp với khách hàng và cũng là nòng cốt cho sự sáng tạo của agency quảng cáo. Thông điệp bạn càng rõ ràng, cụ thể bao nhiêu thì tính hiệu quả và độ tiếp cận càng cao bấy nhiêu.

9. Coverage

Coverage được hiểu là độ phủ. Bạn nên xác định được khu vực thực hiện dự án để dễ dàng tiếp cận đến khách hàng mục tiêu. Như chiến dịch lần nay hướng đến khách hàng ở vùng miền nào, thành thị hay nông thôn, nếu là thành thị thì ở trung tâm hay ở ngoại ô,… Càng xác định đúng độ phủ thì khả năng thành công của chiến dịch càng cao.

10. Budget

Budget tức là kinh phí của dự án. Kinh phí góp phần quyết định mức độ khả thi và tính hiệu quả của dự án. Giúp agency quảng cáo sử dụng công cụ tiếp thị phù hợp với nhu cầu của bạn.

11. Timming

Đây là phần thời gian thực hiện cho dự án. Thông thường, để một dự án quảng cáo được hiệu quả thì timeline sẽ kéo dài trong vòng 3 tháng, đôi khi có thể ít hơn. Nhưng nếu muốn tạo dựng bộ mặt thương hiệu thì dự án có thể kéo dài từ 6 tháng cho đến 1 năm để mang lại hiệu quả.

III. Phân loại brief

1. Communication brief

Đây là bản brief được sử dụng để trao đổi giữa phía client và bộ phận account trong agency quảng cáo. Thông thường, bản brief này được thực hiện dưới dạng powerpoint và văn bản nhiều hơn là nói vì độ chính xác. Những yếu tố trong 1 bản communication brief bao gồm 11 mục thông tin trong phần trên.

2. Creative brief

Creative brief là gì?

Creative brief là gì?

Đây là bản brief dành cho team creative trong agency quảng cáo làm việc. Account sẽ có nhiệm vụ lược bỏ và chọn lọc những thông tin cần thiết thành một creative brief và gửi cho team creative. Lý giải cho việc chọn lọc này là vì communication brief chứa  rất nhiều thông tin không liên quan, có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo. Creative brief giúp team creative nắm các thông tin cần thiết và tiến hành sáng tạo chiến lược truyền thông.

Một creative brief bao gồm các phần sau: 

  • Job Description: Công việc của team creative phải làm trong dự án
  • Target Audience: Những phân tích về khách hàng mục tiêu
  • Single – Minded – Proposition (SMP): Đây được hiểu là điểm khác biệt của sản phẩm mà nó có khả năng tác động đến hành vi, tâm lý của khách hàng mục tiêu
  • Key Response: Phản ứng và hành động của tệp khách hàng khi thực hiện dự án chiến dịch này
  • Desired Brand Character: Những cảm nhận và mong muốn của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm/ dịch vụ trong chiến dịch
  • Budget: Ngân sách của dự án

3. Brief cho designer

Brief cho designer thường chỉ áp dụng cho những agency quảng cáo lớn, chuyên nghiệp. Đối với những công ty phạm vi nhỏ hoặc vừa thì brief cho designer thường nằm trong creative brief hoặc được brief dưới hình thức trao đổi miệng.

Trên đây là bài viết giải thích về khái niệm brief và giới thiệu những thông tin giúp bạn xây dựng được một brief hoàn hảo. Hy vọng bạn “bỏ túi” được những thông tin hữu ích nhé!