Cách chơi Ryoma Liên Quân mùa 15 | Cách lên đồ, bảng ngọc, combo chuẩn Update 11/2024

Ryoma là vị tướng đi đường Caesar với lượng sát thương dồi dào kèm với bộ chiêu thức cấu rỉa máu cực mạnh. Với những chỉnh sửa và thay đổi mới trong mùa 15, ta cùng tìm hiểu sức mạnh của Ryoma, bảng ngọc, phù hiệu và cách chơi hiệu quả.

Hướng dẫn chơi Ryoma mùa 14 | Bảng ngọc, Phù Hiệu và Cách Chơi

I. Điểm mạnh và điểm yếu của Ryoma 

1. Điểm mạnh 

Với bản cập nhật mới đây của Liên Quân, Ryoma có thể sử dụng chiêu 1 Thần hành bách biến lướt được 2 lần nếu trúng tướng địch, nhờ đó mà khả năng biến ảo và độ cơ động của Ryoma cũng được tăng lên. 

Chiêu 2 Nhất kích tất sát của Ryoma làm choáng đối thủ kèm theo đó là lượng sát thương lớn, rất thích hợp để cấu rỉa cũng như đi gank hiệu quả.

Chiêu cuối Loạn trảm giúp Ryoma gây sát thương liên tục trong phạm vi và được hồi máu, càng đông tướng địch thì Ryoma sẽ hồi máu càng nhiều.

2. Điểm yếu 

Ryoma có chất tướng đấu sĩ / sát thủ, vì thế lượng máu cũng không quá nhiều, dễ lên bảng đếm số nếu gánh chịu sát thương đủ lớn.

Chiêu thức của Ryoma có phạm vi thi triển nhỏ, khá khó trúng, vì thế nếu sử dụng chiêu thức không chính xác sẽ khiến Ryoma không có nhiều tác dụng trong giao tranh.

II. Các tướng đồng minh – khắc chế Ryoma

1. Tướng đồng minh Ryoma

Ryoma có lối chơi ẩn nấp, tung ra các chiêu thức cấu rỉa và ra vào combat liên tục, vì thế các đồng minh tốt nhất với Ryoma sẽ là những vị tướng đỡ đòn, có khả năng khống chếmở combat tốt như: Maloch, Baldum, Thane,…

Tướng đồng minh Ryoma

2. Tướng khắc chế Ryoma

Tuy là chất tướng đấu sĩ nhưng lượng máu lại khá “khiêm tốn”, vì thế Ryoma rất dễ lên bảng đếm số nếu gặp phải lượng sát thương lớn dồn vào, các vị tướng có khả năng dồn sát thương hoặc khống chế cứng sẽ là khắc tinh của Ryoma như: Kriknak, Keera, Aleister,… 

Tướng khắc chế Ryoma

III. Cách cộng điểm kỹ năng và combo chiêu thức của Ryoma

1. Cách cộng điểm kỹ năng Ryoma

Bạn nên ưu tiên cộng chiêu 2 để tối ưu hóa lượng sát thương và khả năng làm choáng của Ryoma, chiêu 1 cộng sau cùng, chiêu cuối cộng đúng cấp độ.

Thứ tự nâng chiêu

2. Cách combo skill Ryoma

Sử dụng chiêu 1 lướt đến vị trí kẻ địch, đánh thường làm chậm, tiếp tục dùng chiêu 2 để làm choáng, sau đó dùng chiêu cuối gây sát thương và hồi máu, nếu kẻ địch bỏ chạy có thể dùng tiếp combo chiêu 1 + 2 + đánh thường để truy đuổi.

IV. Bảng ngọc cho Ryoma 

  • Ngọc đỏ: 10 viên Công vật lý / Xuyên giáp.
  • Ngọc lục: 10 viên Công vật lý / Xuyên giáp.
  • Ngọc tím: 5 viên Tốc đánh / Tốc chạy, 5 viên Công vật lý / Tốc chạy.
Bảng ngọc Ryoma

V. Cách lên đồ cho Ryoma 

Bộ trang bị bao gồm: Giày kiên cường, Thương xuyên phá, Phức hợp kiếm, Khiên thất truyền, Nanh Fenrir, Hercule thịnh nộ.

Trang bị cho Ryoma

Bộ trang bị này giúp Ryoma cân bằng hơn khi vừa có đủ lượng sát thương lẫn chống chịu ổn, có thể băng cắt mạnh mẽ vào giao tranh mà không sợ lên bảng đếm số quá nhanh.

VI. Phù hiệu và phép bổ trợ cho Ryoma

Phù hiệu Ma chú sẽ thích hợp cho những người chơi Ryoma theo phong cách sát thủ, chỉ cần thực hiện 1 pha combo chuẩn xác là có thể lấy mạng chủ lực của đối phương.

Phù hiệu Ma chú cho Ryoma

Phù hiệu Ma tính sẽ đi theo hướng Ryoma đấu sĩ hơn với khả năng hồi chiêu liên tục, tăng miễn thương, giúp trụ lâu hơn trong giao tranh.

Phù hiệu Ma tính cho Ryoma

Tốc biến sẽ là phép bổ trợ cho Ryoma với khả năng đột kích bất ngờ, mở giao tranh hoặc bắt lẻ hiệu quả.

VII. Cách chơi Ryoma

1. Giai đoạn đầu game

Với nội tại của mình, Ryoma sở hữu đòn đánh thường với sải tay dài kèm hiệu ứng làm chậm, nhờ đó Ryoma có thể cấu rỉa đối phương rất tốt trong giai đoạn đầu, hãy cố gắng last hit lính chuẩn và cấu rỉa ép không cho đối phương farm thoải mái.

Ép đường đối thủ

2. Giai đoạn giữa game

Đây là giai đoạn Ryoma nên thường xuyên di chuyển đến vị trí các đồng đội để hỗ trợ gank, cố gắng tạo sức ép ở mọi mặt trận để gia tăng lượng tài nguyên cách biệt so với team địch.

3. Giai đoạn cuối game

Ở giai đoạn cuối game, bạn hãy cố gắng nhắm vào các vị trí chủ lực của đối phương như xạ thủ, pháp sư, thực hiện các combo chiêu thức chuẩn xác để loại chủ lực team địch ra khỏi giao tranh.

VIII. Một số lưu ý và mẹo khi chơi Ryoma

Canh thời gian hồi nội tạisử dụng các đòn đánh thường kèm hiệu ứng làm chậm hiệu quả để có thể lấn lướt kẻ địch trong quá trình đi đường.

Dùng chiêu 1 trúng lính hoặc tướng địch để có thể lướt 2 lần. Nhờ đó Ryoma có thể rút ngắn khoảng cách với đối thủ tạo đột biến hoặc rút lui về hiệu quả.

Sử dụng chiêu cuối càng trúng nhiều tướng địch thì lượng máu hồi lại càng nhiều, hãy nhớ kỹ điều này nhé!

IX. Mẹo khắc chế Ryoma

Các chiêu thức của Ryoma đều là kỹ năng định hướng, vì vậy nếu chơi tốt bạn có thể được và phản công hiệu quả.

Các trang bị giảm hồi máu như Sách truy hồn, Đao truy hồn sẽ rất phù hợp khi đối đầu với Ryoma bởi khả năng giảm hồi máu, khiến cho chiêu cuối của Ryoma không còn mang lại quá nhiều tác dụng.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về sức mạnh của Ryoma trong mùa 14. Mau đem vị tướng này vào game và thể hiện sức mạnh nào.