Trong xã hội toàn cầu hóa hiện nay những chiếc Container (công ten nơ) ngày càng trở nên quan trọng và là một sản phẩm không thể thiếu trong vận tải, công nghiệp. Vậy Công ten nơ, Container là gì? Bên cạnh công dụng vận chuyển chúng còn có vai trò gì trong đời sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó. Cùng theo dõi nhé.
Công ten nơ, Container là gì? Vai trò của container trong đời sống.
I. Container là gì?
Container thường được mọi người gọi là Công ten nơ và được viết tắt là Cont (công). Đây là một thùng thép lớn hình chữ nhật, rỗng ở bên trong, nó có cửa mở gồm 2 cánh tại một mặt và có những chốt cố định để đóng kín. Thông thường vỏ ngoài của một chiếc Container sẽ được phủ một lớp sơn màu xanh dương hoặc màu đỏ. Đây chỉ là hai màu thông dụng nhất, tuy thuộc vào nhà sản xuất hoặc người sử dụng Container vẫn sẽ có những màu khác nữa.
Container là gì?
Trước kia vào thế kỉ 18, những thùng gỗ dạng như Container cũng đã được con người sáng tạo và sử dụng trong vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên chúng chỉ được làm từ gỗ, không đạt được độ tối ưu và các thùng này cũng mang cho mình kích thước khác nhau, không tuân theo một tiêu chuẩn cụ thể nào cả.
Sau đó vào những năm 1930, Malcolm McLean đã phát minh ra Container. Với sử tiện dụng của mình, không cần tháo gỡ hàng hóa và có thể sử dụng cho nhiều phương tiện vận tải khác nhau nên Container ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như hiện nay.
Container thường được mọi người gọi là Công ten nơ và được viết tắt là Cont
II. Kích thước Container
Khi Container phát huy được sự tiện dụng của mình, các nhà sản xuất đã bắt đầu bàn bạc và đưa ra thống nhất kích thước container theo tiêu chuẩn ISO. Kích thước này không cố định mà sẽ thay đổi theo từng thời kì để phù hợp với kích thước và tải trọng của các loại xe vận tải đường bộ.
Kích thước và tải trọng cho phép của container được xác định theo 2 hệ quy chuẩn sau:
- ISO 668:2013 Series 1 freight containers – Phân loại, kích thước và xếp hạng
- ISO 1496-1:2013 Series 1 freight containers – Thông số kỹ thuật và thử nghiệm
Hiện nay thì Container 40ft vẫn đang là loại container tiêu chuẩn thông dụng nhất thế giới. Vì nhu cầu vận chuyển ngày càng cao nên các container dài hơn cũng dần xuất hiện, nhất là ở Bắc Mỹ. Kèm theo đó những loại container ngắn hơn (như loại 10ft) với sức chứa thấp nên ngày càng ít được sử dụng.
Kích thước Container
III. Ký mã hiệu Container
Trên chiếc container sẽ được điền rất nhiều các ký mã hiệu bằng chữ và bằng số. Những ký mã hiệu này sẽ thể hiện những ý nghĩa khác nhau, nhằm chỉ một thông số cụ thể nào đó. Tiêu chuẩn hiện hành quy định đối với các ký mã hiệu này là ISO 6346:1995. Dựa vào đó các ký mã hiệu này chia thành những loại sau:
- Hệ thống nhận biết (identification system)
- Mã kích thước và mã loại (size and type codes)
- Các ký hiệu khai thác (operational markings)
Bên cạnh cách ký mã hiệu trên thì trên vỏ container còn các ký mã hiệu khác như:
- Logo hãng đăng kiểm
- Biển Chấp nhận của hải quan
- Biển chứng nhận an toàn CSC
- Ký hiệu của tổ chức đường sắt quốc tế UIC
- Tên hãng (Maersk, MSC…), logo, slogan (nếu có)
- Mác hãng chế tạo (CIMC, VTC…)
- Test plate (của đăng kiểm)
Ký mã hiệu Container
IV. Cấu trúc Container
Hiện nay Container có rất nhiều loại vậy nên mỗi loại cũng sẽ có một hoặc một số đặc điểm cấu trúc đặc thù riêng khác với những loại còn lại. Tuy là có nét đặc thù riêng nhưng chúng đều phải tuân theo tiêu chuẩn để đảm bảo tính thống nhất và tính thuận lợi cho việc sử dụng trong vận tải đa phương thức.
Nhìn chung thì các container bách hóa (General Purpose Container) là một khối hộp chữ nhật 6 mặt gắn trên khung thép (frame), tạo nên hình dáng của một chiếc container hoàn chỉnh. Về cơ bản ta có thể chia chúng thành các bộ phận chính sau:
- Khung (Frame)
- Khung đáy và mặt sàn (Base Frame)
- Khung mái và mái
- Khung dọc và vách dọc
- Khung mặt trước và vách mặt trước
- Khung mặt sau và cửa
- Góc lắp ghép (Corner Fittings)
Cấu trúc Container
V. Phân loại Container
Hiện nay Container được chia thành hai nhóm chính: theo tiêu chuẩn và không theo tiêu chuẩn ISO. Có rất nhiều loại xuất hiện trên thị trường nhưng bài viết sẽ liệt kê đến bạn 5 loại được xem là thông dụng nhất dùng để phục vụ cho thương mại và vận tải.
- Container thường (ký hiệu là DC – Dried Container): Loại này còn thường được biết đến với tên gọi là Container khô chính, đây là loại cơ bản được sản xuất theo tiêu chuẩn. Container thường chủ yếu được sử dụng trong vận tải phục vụ thương mại. Bên cạnh đó người dùng có thể linh hoạt sử dụng chúng với nhiều mục đích khác nhau như: làm kho chứa hàng, làm văn phòng, làm nhà ở, quán cà phê hay phục vụ kiến trúc …
- Container lạnh (ký hiệu là RF – Reefer Container): Đúng như tên gọi của chúng loại này được trang bị thêm hệ thống làm lạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hải sản, đồ đông lạnh hoặc những sản phẩm yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ thấp, đòi hỏi đi xa.
- Container cao (ký hiệu là HC – High Cube): chúng có chiều cao là 9,6″ lớn hơn loại thường, với kích thước này Container sẽ tăng được khá nhiều số lượng hàng chở.
- Container hở nóc (ký hiệu là OP – Opentop Container): Thay vì kín 6 phía như các Container thông thường loại này sẽ được thiết kế hở nóc và thường dùng bạc phủ ở bên trên.
- Container flat rack (ký hiệu là FL): Là Container chuyên dụng để chở hàng cồng kềnh quá khổ, mặt 2 bên và nóc thiết kế hở và phủ bạt.
Phân loại Container
VI. Vai trò của containe
1. Trong vận tải và thương mại công nghiệp
Containe mục đích được tạo ra để đáp ứng nhu cầu vận tải và thương mại công nghiệp vậy nên chúng có rất nhiều vai trò quan trọng trong lĩnh vực này:
- Giá cả mọi thứ đều được giảm bớt bớt đãng kể, nhất là chi phí xếp dỡ.
- Phân phối hàng hóa nội địa bằng tàu hỏa và xe tải trở nên dễ dàng hơn.
- Giảm chi phí cho bảo hiểm hàng hóa khi lưu thông
- Vì container được vô hàng và niêm phong tại nhà máy nên sản phẩm được an toàn hơn những thiệt hại do hành vi trộm cắp cũng được cải thiện.
- Tàu chở có thể được đóng nhiều hàng hơn và hiệu quả hơn trong khi phải mất ít thời gian neo ở cảng.
- Giữ vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy thương mại toàn cầu hóa.
Trong vận tải và thương mại công nghiệp
2. Trong đời sống
Ngày nay với sự sáng tạo của con người những Containe không bị bỏ đi phí phạm như xưa mà được tái sử dụng với các mục đích khác nhau như:
- Sử dụng làm nhà kho chứa hàng hóa lâu dài.
- Làm nhà ở hay văn phòng làm việc hay nhà ở.
- Tạo nên các công trình kiến trúc, khu du lịch, khách sạn, quán cafe… độc đáo và bắt mắt
Trong đời sống
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn Công ten nơ, Container là gì? Vai trò của container trong đời sống. Hãy để lại bình luận nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.