Engagement là gì? Tại sao lại quan trọng trên mạng xã hội? Update 12/2024

Ngày nay, mạng xã hội đang ngày càng phát triển kèm theo đó là những quảng cáo, PR đầy rẫy trên các trang web. Trong đó, chỉ số engagement cũng nằm trong những chiến lược quảng cáo. Vậy bạn đã hiểu hết về engagement là gì và tại sao chỉ số này lại được quan trọng trên mạng xã hội chưa? Hãy theo dõi hết bài viết này để cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Engagement là gì? Tại sao lại quan trọng trên mạng xã hội?

Engagement là gì? Tại sao lại quan trọng trên mạng xã hội?

I. Engagement là gì?

Engagement là chỉ số biểu thị số người đã tương tác với nội dung của bạn thông qua việc Like (thích), Share (chia sẻ), Comment (bình luận), Click (nhấn vào) và những người có xem nội dung video hoặc nhấn vào liên kết mà bạn đã tải lên thông qua các trang mạng xã hội như Instagram, Facebook,…

Chưa hết, nếu bạn nhấn vào tên của người bình luận, nhấn thích một bình luận hoặc nhấn vào Page (trang), thậm chí Report (báo cáo) một nội dung bài viết nào đó cũng được tính vào lượt tương tác của người dùng với bài viết đó. 

Nói một cách đơn giản, xét ở mỗi bài viết thì Engagement là số người đã nhấn vào bất kỳ nơi đâu, danh mục nào trong bài viết của bạn. Và Engagement được ra đời nhằm mục đích cho biết có bao nhiêu người đã tương tác với nội dung của bạn trong bài viết mà bạn đã đăng tải.

Engagement là gì?

Engagement là gì?

II. Các loại Engagement phổ biến

1. Page Engagement

Page Engagement là chỉ số tương tác được tính thông qua toàn Fanpage bao gồm tất cả các lượt tương tác của các bài viết có trên trang và các thành phần danh mục của trang. Tuy nhiên, những tương tác này bắt buộc phải được diễn ra trên cửa sổ hiển thị của trang thì mới được tính.

Các tương tác này bao gồm:

  • Thích, chia sẻ và bình luận về bài viết.
  • Lượt theo dõi, câu hỏi, trạng thái, lượt nhắc đến trang, lượt check-in, xem tab và các yêu cầu ưu đãi từ cửa hàng.
  • Nhấn vào liên kết, link và trang web.
  • Lượt xem video, hình ảnh của bài viết đó.
Page Engagement

Page Engagement

2. Post Engagement

Post Engagement là lượt các hành động mà người dùng thực hiện trên bài viết như thích, chia sẻ, bình luận, theo dõi, nhấn vào trực tiếp. Và Post Engagement cũng được xem là một danh mục đóng vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh. Đồng thời, các tương tác này được thống kê như là một kết quả quảng cáo mà người dùng đã nhận được hàng ngày.

Để so sánh mức tương tác và hiểu thêm về số liệu, bạn cần tính toán tỉ lên tương tác được gọi là Engagement Rate (ER), công thức tính:

Post Engagement

Post Engagement

3. Customer Engagement

Customer Engagement là một hành động tương tác thông qua việc thích, bình luận, chia sẻ của khách hàng với doanh nghiệp thông qua các trang mạng xã hội.

Customer Engagement

Customer Engagement

4. Employee Engagement

Đối với Employee Engagement, nhiều người thường hiểu nhầm là chỉ sự hài lòng. Tuy nhiên không phải như thế, Employee Engagement là chỉ số đo lường về sự tương tác kết nối giữa những nhân viên với nhau hoặc có thể là giữa nhân viên với một doanh nghiệp, tổ chức nào đó.

Employee Engagement

Employee Engagement

III. Tầm quan trọng của chỉ số Engagement

Có thể nói Engagement là chỉ số rất quan trọng và những nhà quảng cáo đều mong muốn số liệu Engagement của mình được cao, càng cao càng tốt. Vì chúng có thể giúp giảm chi phí quảng cáo, đồng thời tăng doanh số và quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình rộng rãi đến với khách hàng hơn.

Thêm vào đó, nếu chỉ số Engagement cao thì còn đánh giá được sự hấp dẫn của nội dung về bài viết, sự hứng thú mà khách hàng đã dành cho doanh nghiệp. Bởi những tương tác này sẽ được đo lường trực tiếp và hiển thị đầy đủ trên bảng thống kê số liệu.

Đồng thời chỉ số Engagement còn phản ánh được sự quan tâm của người dùng tới các bài đăng thông qua việc tương tác. Từ đó đánh giá được hoạt động của Fanpage để lên kế hoạch phát triển hoặc cải thiện và phát triển Fanpage ngày một tốt hơn.

Tầm quan trọng của chỉ số Engagement

Tầm quan trọng của chỉ số Engagement

IV. Nguyên nhân khiến chỉ số Engagement thấp

  • Thời điểm đăng bài chưa hợp lý.
  • Quá nhiều bài viết hoặc quá ít bài viết.
  • Bài viết còn chưa chất lượng, khiến người xem không quá hứng thú.
  • Nội dung đăng lên còn khá “rởm”, không nổi bật hoặc gây khó chịu cho người xem khiến họ không muốn tương tác.
  • Những nội dung quá giống nhau xuất hiện liên tục và lặp lại nhiều lần gây nhàm chán.
  • Nội dung, ngôn từ không thú vị, hình ảnh phản cảm, xúc phạm hoặc không mang ý nghĩa tích cực đến người xem.
  • Không bắt kịp xu hướng hiện nay.
  • Còn chưa sử dụng được hết các tình năng cần thiết.
  • Mua lượt tương tác bên ngoài.
  • Nội dung đăng tải chưa hướng đến khách hàng tiềm năng hoặc nhóm khách hàng đang có không phải nhóm khách hàng mà bạn mong muốn.
Nguyên nhân khiến chỉ số Engagement thấp

Nguyên nhân khiến chỉ số Engagement thấp

V. Cách tăng chỉ số Engagement hiệu quả

1. Lựa chọn khung giờ đăng bài

Khung giờ đăng bài thường được xem là vô cùng quan trọng của một bài viết, một thời điểm “vàng” được xem là thời điểm khách hàng online mạng xã hội nhiều nhất. Và lúc này, những nhóm khách hàng có sẵn sẽ không bỏ lỡ bài viết của bạn và bạn còn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa. Từ đó, bạn dễ dàng tăng lượng tương tác của họ trên bài viết của mình. Thời gian online của mỗi khách hàng cũng tùy vào thói quen mà sẽ có một khung giờ nhất định.

Lựa chọn khung giờ đăng bài

Lựa chọn khung giờ đăng bài

2. Tạo nội dung giá trị

Việc tạo nội dung có giá trị cũng được xem là rất quan trọng của mỗi bài viết, không phải bạn cứ đăng bài càng nhiều càng tốt nhưng nội dung thì lại “rỗng tuếch” và không có chiều sâu, không theo kịp xu hướng. Vì vậy, cách tốt nhất để thu hút sự quan tâm và chú ý của khách hàng là bạn nên đảm bảo nội dung của mình sẽ mang lại giá trị nào đó cho họ như truyền cảm hứng, giá trị về cuộc sống, hướng dẫn cách làm một thứ gì đó,…

Tạo nội dung giá trị

Tạo nội dung giá trị

3. Ưu tiên hình ảnh, video

Nhiều số liệu đã chỉ ra rằng, trong mỗi bài viết việc bạn kèm theo hình ảnh sẽ cải thiện sự tham gia và lượng tương tác cao của người dùng. Đặc biệt, hình ảnh và video còn kết nối chúng với khán giả ở mức độ cảm xúc cá nhân và mang lại hiệu quả tương tác được cao nhất.

Thông số tương tác cũng được cập nhật khi mà các bài viết có video sẽ có 8.7% lượng người tiếp cận tự nhiên, văn bản là 5.8%, chia sẻ liên kết hoặc link là 5.3%.

Ưu tiên hình ảnh, video

Ưu tiên hình ảnh, video

4. Tạo cuộc thi, sự kiện

Các hình thức tạo sự kiện, trò chơi và cuộc thi luôn là một cách thức vô cùng hữu hiệu giúp bạn có thể tăng lượng tương tác người dùng trên mạng xã hội. Bởi vì chúng mang lại cho người dùng tính giải trí, thư giãn cao và đồng thời những phần quà hấp dẫn còn thu hút sự quan tâm và chú ý của khách hàng. Từ đó, bạn có thể nâng cao lượng tương tác của Fanpage.

Tạo cuộc thi, sự kiện

Tạo cuộc thi, sự kiện

5. Phản hồi độc giả nhanh chóng

Phản hồi độc giả nhanh cũng là một trong các yếu tố giúp nâng cao chỉ số Engagement của bạn. Vì vậy mà khi người dùng tương tác với Fanpage của bạn, bạn đừng quên trả lời tin nhắn và bình luận của họ. Điều này đồng thời còn giúp cho bạn theo dõi và xử lý kịp thời các khủng hoảng về truyền thông xã hội tiềm ẩn.

Phản hồi độc giả nhanh chóng

Phản hồi độc giả nhanh chóng

6. Kêu gọi hành động

Bất kỳ những quảng cáo nào cũng cần có những câu nói, lời kêu gọi hành động thực hiện nếu bạn muốn khách hàng của mình thực hiện các thao tác mà bạn mong muốn như thích, chia sẻ, bình luận, nhận xét, theo dõi,…

Kêu gọi hành động

Kêu gọi hành động

Trên đây là tổng quan về Engagement là gì? Tại sao lại quan trọng trên mạng xã hội. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Hãy chia sẻ nếu thấy thú vị nhé!