F&B là gì? Nguồn gốc, vai trò và các bộ phận thuộc dịch vụ F&B Update 01/2025

Nói đến ngành dịch vụ F&B chắc nhiều người sẽ nghĩ đến dịch vụ, nhà hàng ăn uống… Hãy cùng mình tìm hiểu kĩ hơn về khái niệm F&B và các bộ phận liên quan đến dịch vụ F&B.

Ngành F&B là gì?

Ngành F&B là gì?

I. F&B là gì?

1. Khái niệm F&B

Trước tiên, chúng ta phải hiểu được F&B là gì? F&B tên tiếng anh đầy đủ là Food and Beverage Service, nghĩa là ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu du lịch cung cấp dịch vụ ăn – uống đến khách hàng. Nói đến kinh doanh F&B hoặc Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực F&B tức là nói đến việc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng – ăn uống.

Khái niệm về ngành F&B

Khái niệm về ngành F&B

2. Nguồn gốc ngành F&B

Ngành F&B đã xuất hiện từ rất lâu, khi loài người biết được khái niệm về loại hình kinh doanh đồ ăn – thức uống và khái niệm F&B đã được hình thành từ lúc đó nhưng chưa được phổ biến và hiểu rõ hơn về loại hình dịch vụ này.

Ví dụ: Vào thời La Mã cổ đại, có những cửa hàng của các tiểu thương buôn bán rượu và thức ăn, có cả những người phục vụ (bồi bàn) hoạt động liên tục – đó cũng là một hình thức trong ngành F&B.

Tuy nhiên, khái niệm về F&B chỉ mới được tìm hiểu chuyên sâu và được phân bố rộng rãi vào khoảng thế kỉ 19, khi mà Nicholas Appert phát minh là đồ ăn đóng hộp và Louis Pasteur tìm ra được “kỹ thuật thanh trùng” (còn gọi Pasteurisation). Từ đó, đồ ăn và thức uống có thể được bảo quản và lưu trữ lâu hơn, thì khái niệm và ngành F&B cũng được phát triển mạnh mẽ hơn cho đến ngày nay.

II. Ngành F&B là gì?

Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu kĩ hơn về ngành F&B sau khi tìm hiểu về khái niệm và nguồn gốc của ngành này.

Một số người vẫn hay bị nhầm lẫn giữa ngành dịch vụ nói chung và ngành F&B nói riêng, đây là 2 loại hình dịch vụ khác nhau và các vị trí công việc cũng không hề giống nhau. Nói về ngành dịch vụ, chúng ta có thể kể về một số ngành dịch vụ như: Dịch vụ kinh doanh bất động sản, dịch vụ giao thông – vận tải, dịch vụ kinh doanh bảo hiểm, tài chính,…

F&B đã xuất hiện từ thời trung cổ xa xưa

F&B đã xuất hiện từ thời trung cổ xa xưa

Khi nói đến F&B, chúng ta chỉ cần hiểu rằng đây là một ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn và các cửa hàng ăn – uống. F&B là một nhánh nhỏ trong bộ “rễ cây” của ngành dịch vụ nói chung. Vì thế, chúng ta phải hiểu rõ được sự khác nhau của ngành F&B và ngành dịch vụ.

III. Thị trường F&B là gì?

Để nói về thị trường của ngành F&B cũng giống như các ngành khác, đều có thị trường mở (những hình thức kinh doanh đã và đang rất phổ biến) và thị trường ngách (những hình thức kinh doanh chưa được biết đến rộng rãi) trong lĩnh vực này. Đây được xem là ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh và danh tiếng của các công ty trong lĩnh vực F&B ảnh hưởng ít nhiều từ hành vi khách hàng.

Thị trường F&B đầy sự cạnh tranh

Thị trường F&B đầy sự cạnh tranh

Ngoài quy trình 4P – Sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến truyền thống và F&B còn có những yêu cầu cao hơn là quy trình 3P về marketing dịch vụ – Con người (People), quy trình (Process), Môi trường vật chất (Physical Evidence). Thị trường F&B tuy có ít rào cản khi gia nhập, có nhiều cách để gia nhập thị trường nhưng phải cân nhắc đưa ra những chiến lược rõ ràng trước khi gia nhập vào lĩnh vực F&B – một môi trường có tốc độ đào thải cực cao.

IV. Vai trò của ngành F&B

1. Đáp ứng nhu cầu ăn uống và tăng trải nghiệm của khách hàng

Đây có thể được coi là vai trò tiên quyết trong ngành F&B này. Kể cả trong tháp nhu cầu của Maslow cũng đã nêu ra rằng: thở, ăn uống là nhu cầu tối thiểu của mỗi con người, khi bước vào lĩnh vực có thế mạnh về ăn uống thì điều đầu tiên là đáp ứng được nhu cầu ăn uống của khách hàng để gia tăng giá trị và nâng tầm thương hiệu lên một cấp độ mới.

Để nâng tầm thương hiệu thì phải chinh phục được khẩu vị của khách hàng

Để nâng tầm thương hiệu thì phải chinh phục được khẩu vị của khách hàng

Nếu nhà hàng – khách sạn phục vụ khách hàng tốt từ chất lượng ăn uống đến chất lượng phục vụ, thì hiệu ứng cánh bướm từ khách hàng sẽ nâng giá trị của thương hiệu đi lên và tạo động lực cho những thế hệ sau này.

2. Thúc đẩy doanh thu

Sự đổi mới trong ngành F&B luôn đi kèm theo nhiều yếu tố khác nhau, từ những sự kiện bên ngoài cho đến những trào lưu đang trở nên sôi nổi hoặc tạo ra một điều khi đó với mang đậm chất riêng biệt nhằm gia tăng lợi nhuận từ khách hàng. Một số nhánh nhỏ trong ngành F&B yêu cầu sự sáng tạo để tăng doanh thu như:

  • Khách sạn vào những mùa du lịch, những dịp lễ lớn nhằm thu hút thêm một lượng khách hàng nhất định, nếu mang đến chất lượng tốt về dịch vụ ăn uống – nghĩ dưỡng thì khách sạn đó sẽ có thêm được một lượng khách hàng, doanh thu và thương hiệu vì thế mà tăng lên.
  • Đối với nhà hàng thì đề cao về chất lượng đồ ăn – thức uống và thái độ phục vụ khách hàng, đồ ăn phải ngon – phục vụ phải tốt thì mới có thể khiến cho khách hàng quay lại thêm nhiều lần nữa và phải bổ sung những món ăn mới trong menu để mang đến nhiều sự lựa chọn hơn đến khách hàng.
  • Các quán coffee – bar thì yêu cầu cao về sự tỉ mỉ về cách trang trí đồ uống và phải luôn cập nhật những thức uống mới để mang đến những trải nghiệm mới lạ dành cho khách hàng.
Sự thay đổi về tiêu chí chọn nhà hàng theo thời gian của thực khách

Sự thay đổi về tiêu chí chọn nhà hàng theo thời gian của thực khách

3. Marketing 0 đồng

Để được nhiều người biết đến thì các doanh nghiệp (cá nhân) phải đẩy marketing để quảng bá thương hiệu đến mọi người. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí về marketing, bạn có thể làm một cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến khách hàng khi đến nhà hàng – khách sạn của bạn sử dụng dịch vụ. Nếu bạn làm đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất thì khách hàng sẽ luôn sẵn lòng giới thiệu thêm nhiều người khác đến sử dụng dịch vụ của bạn. Lúc đó, bạn không tốn 1 đồng nào để làm marketing mà vẫn được nhiều người biết đến. 

Chiến lược marketing 0 đồng

Chiến lược marketing 0 đồng

V. Các bộ phận trực thuộc dịch vụ F&B

1. Lobby bar

Là một quầy bar trong khuôn viên của nhà hàng hoặc khách sạn, đây là nơi chào đón những vị khách muốn thưởng thức các loại đồ uống và tận hưởng không gian tại khu vực bar.

2. Restaurant

Cái tên nói lên tất cả, nhà hàng (restaurant) là nơi cung cấp thức ăn và đồ uống cho khách hàng nhưng quy mô lớn hơn Lobby bar và mật độ người đến đây cũng nhiều hơn. Doanh thu ở các nhà hàng cũng không đồng đều do nhu cầu ăn uống của khách hàng.

3. Banquet 

Giống như những bữa tiệc tại các nhà hàng tiệc cưới, bộ phận yến tiệc cần phải sắp xếp lại không gian của hội trường, kiểm tra lại chất lượng đồ ăn – thức uống trước khi bữa tiệc bắt đầu. Doanh từ những sự kiện thuộc bộ phận Banquet cũng tăng mạnh và gần như là lợi nhuận chính của doanh nghiệp.

4. Kitchen 

Cũng giống như Lobby bar, thay vì bartender phải sáng tạo kết hợp với sự khôn khéo trong lời nói để mang đến cho thực khách những thức uống ngon nhất. Thì Bếp cũng vậy, họ sẽ phải kiểm tra chất lượng đồ ăn, nghiên cứu để cho ra những món ăn mới hoặc trang trí đồ ăn trước khi mang ra cho khách. Đây là một trong những mấu chốt quan trọng để biết được khách hàng quay lại đây nữa hay không.

5. Room service

Đây là bộ phận phải trực tổng đài 24/24 nhằm đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề của khách hàng bên trong khách sạn. Ngoài ra, đây cũng là một nơi để tiếp các order từ khách hàng khi họ muốn đặt đồ ăn mang đến tận phòng.

6. Executive Lounge

Đây được coi là nơi dành riêng cho khách hàng VIP (Very Important Person) – khách hàng cao cấp nhất khi đến khách sạn. Các bộ phận ở đây sẽ phục những khách hàng này cực kì chu đáo, đồ ăn thức uống cũng phải được đảm bảo và được chế biến theo yêu cầu của khách hàng.

Bài viết trên chia sẻ đến bạn khái niệm về ngành F&B và nguồn gốc của ngành F&B. Chúc bạn có những phút giây vui vẻ bên gia đình và bạn bè.