Hàm AVERAGEIFS trong Excel: Tính trung bình cộng nhiều điều kiện cực đơn giản có ví dụ dễ hiểu Update 01/2025

Hàm tính trung bình AVERAGE là 1 hàm được sử dụng phổ biến trong Excel, thế nhưng vẫn còn các hàm khác để tính trung bình rất hiệu quả mà còn có thể lọc ra theo điều kiện để tính, đó chính là hàm AVERAGEIFS. Vậy nên hãy cùng mình theo dõi bài viết sau để biết cách sử dụng hàm AVERAGEIFS trong Excel nhé!

Cách sử dụng hàm AVERAGEIFS trong Excel cực đơn giản có ví dụ dễ hiểu

Cách sử dụng hàm AVERAGEIFS trong Excel cực đơn giản có ví dụ dễ hiểu

I. Hàm AVERAGEIFS là gì? Ứng dụng của hàm AVERAGEIFS trong Excel

Hàm AVERAGEIFS hay hàm tính trung bình nhiều điều kiện là hàm tính giá trị trung bình của tất cả các ô dựa trên các điều kiện có sẵn do người dùng nhập vào với cú pháp =AVERAGEIFS(range, criteria, [average_range]).

Trong đó:

  • Range (Bắt buộc): Một hoặc nhiều ô để tính giá trị trung bình, bao gồm các số hoặc tên, mảng hoặc tham chiếu có chứa số.
  • Criteria_range1 (bắt buộc), các đối số criteria_range tiếp theo (tùy chọn): Phạm vi 1 đến 127 để đánh giá các tiêu chí liên quan.
  • Criteria1 (bắt buộc), các đối số criteria tiếp theo (tùy chọn): 1 đến 127 tiêu chí dưới dạng số, biểu thức, tham chiếu ô hoặc văn bản xác định các ô sẽ tính giá trị trung bình.

Bạn cũng có thể hiểu hàm này là do 2 hàm AVERAGE và IFS kết hợp lại với nhau.

II. Cách sử dụng hàm AVERAGEIFS tính trung bình nhiều điều kiện trong Excel

Ví dụ 1: Tính trung bình với 2 điều kiện là số

Đề: Tính điểm trung bình HK1 của những học sinh có điểm HK1 lớn hơn 6 và nhỏ hơn 9.

Bước 1: Nhập công thức =AVERAGEIFS(D2:D7;D2:D7;”>6″;D2:D7;”<9″) ở ô tính trung bình.

Giải thích hàm:

  • D2:D7: Là vùng cần tính trung bình (Điểm HK1).
  • D2:D7;”>6″: Là điều kiện đầu tiên (Điểm HK1 lớn hơn 6).
  • D2:D7;”<9″: Là điều kiện thứ 2 (Điểm HK1 nhỏ hơn 9).
Nhập công thức như trên hình

Nhập công thức như trên hình

Bước 2: Nhấn Enter để hiển thị kết quả được tính.

Giải thích kết quả:

  • Ở đây ví dụ lấy số điểm >6 và <9 có nghĩa là lấy 7 điểm và 8 điểm.
  • Ở HK1 có 3 bạn thỏa mãn điều kiện là Nguyễn Văn A, Lê Thị B và Mai Thị H nên sẽ lấy số điểm của 3 bạn để tính trung bình.
Nhấn Enter để hiển thị kết quả được tính

Nhấn Enter để hiển thị kết quả được tính

Ví dụ 2: Tính trung bình với 2 điều kiện số và chữ

Đề: Tính điểm trung bình HK2 của những học sinh Nam có số điểm HK2 lớn hơn 7.

Bước 1: Nhập công thức =AVERAGEIFS(E2:E7;C2:C7;”Nam”;E2:E7;”>7″) ở ô tính trung bình.

Giải thích hàm:

  • E2:E7: Là vùng cần tính trung bình (Điểm HK2).
  • C2:C7;”Nam”: Là điều kiện đầu tiên (Học sinh Nam).
  • E2:E7;”>7″: Là điều kiện thứ 2 (Điểm HK2 lớn hơn 7).
Nhập công thức như trên hình

Nhập công thức như trên hình

Bước 2: Nhấn Enter để hiển thị kết quả được tính.

Giải thích kết quả:

  • Ở đây ví dụ lấy điều kiện là học sinh Nam và điểm HK2 >7 có nghĩa là lấy 8 và 9 điểm.
  • Ở HK2 có 3 bạn Nam thỏa mãn điều kiện là Lê Văn C, Huỳnh Văn D, Nguyễn Văn M nên sẽ lấy số điểm của 3 bạn để tính trung bình.
Nhấn Enter để hiển thị kết quả được tính

Nhấn Enter để hiển thị kết quả được tính

Ví dụ 3: Tính trung bình với 3 điều kiện

Đề: Tính điểm trung bình HK1 của những học sinh Nữ có điểm HK1 > 6điểm HK2 < 10.

Bước 1: Nhập công thức =AVERAGEIFS(D2:D7;C2:C7;”Nữ”;D2:D7;”>6″;E2:E7;”<10″) ở ô tính trung bình.

Giải thích hàm:

  • D2:D7: Là vùng cần tính trung bình (Điểm HK1).
  • C2:C7;”Nữ”: Là điều kiện đầu tiên (Học sinh Nữ).
  • D2:D7;”>6″: Là điều kiện thứ 2 (Điểm HK1 lớn hơn 6).
  • E2:E7;”<10″: Là điều kiện thứ 3 (Điểm HK2 nhỏ hơn 10).
Nhập công thức như trên hình

Nhập công thức như trên hình

Bước 2: Nhấn Enter để hiển thị kết quả được tính.

Giải thích kết quả:

  • Ở đây ví dụ lấy điều kiện là học sinh Nữ và điểm HK1 >6 và điểm HK2 <10 có nghĩa là lấy 7, 8, 9 điểm.
  • Ở HK2 có 2 bạn Nữ thỏa mãn điều kiện là Lê Thị B và Mai Thị H nên sẽ lấy số điểm của 2 bạn để tính trung bình.
Nhấn Enter để hiển thị kết quả được tính

Nhấn Enter để hiển thị kết quả được tính

Ví dụ 4: Tính trung bình với 3 điều kiện

Đề: Tính điểm trung bình HK2 của học sinh Nam có điểm HK1 < 9 và điểm HK2 > 5.

Bước 1: Nhập công thức =AVERAGEIFS(E2:E7;C2:C7;”Nam”;D2:D7;”<9″;E2:E7;”>5″) ở ô tính trung bình.

Giải thích hàm:

  • E2:E7: Là vùng cần tính trung bình (Điểm HK2).
  • C2:C7;”Nam”: Là điều kiện đầu tiên (Học sinh Nam).
  • D2:D7;”<9″: Là điều kiện thứ 2 (Điểm HK1 nhỏ hơn 9).
  • E2:E7;”>5″: Là điều kiện thứ 3 (Điểm HK2 lớn hơn 5).
Nhập công thức như trên hình

Nhập công thức như trên hình

Bước 2: Nhấn Enter để hiển thị kết quả được tính.

Giải thích kết quả:

  • Ở đây ví dụ lấy điều kiện là học sinh Nam, điểm HK1 <9  điểm HK2 >5 có nghĩa là lấy từ 1 đến 8 ở HK1 và từ 6 đến 10 ở HK2.
  • Ở HK1 có 2 bạn Nam thỏa mãn điều kiện là Nguyễn Văn A và Huỳnh Văn D.
  • Ở HK2 thì tất cả các bạn Nam đều thỏa mãn điều kiện.
  • Cuối cùng cả Nguyễn Văn A và Huỳnh Văn D đều thỏa mãn điều kiện nên sẽ lấy số điểm HK2 của 2 bạn này để tính trung bình.
Nhấn Enter để hiển thị kết quả được tính

Nhấn Enter để hiển thị kết quả được tính

III. Các lỗi thường gặp khi sử dụng hàm AVERAGEIFS

1. Lỗi #DIV/0!

Đây là 1 lỗi cực kỳ phổ biến khi bạn áp dụng hàm AVERAGEIFS trên 1 file có nhiều dữ liệu.

Lỗi #DIV/0

Lỗi #DIV/0!

Nguyên nhân: Do không tìm thấy giá trị của điều kiện đã cho (Criteria_range) trong dữ liệu.

Nguyên nhân gây ra lỗi #DIV/0!

Nguyên nhân gây ra lỗi #DIV/0!

Cách khắc phục: Thay đổi lại điều kiện.

2. Không nhận ô trống

Nếu như bạn sử dụng hàm AVERAGEIFS lên 1 ô trống không có dữ liệu thì hàm AVERAGEIFS sẽ mặc định xem dữ liệu trong ô đó là 0 và không sử dụng để tính.

Và đó là cách để sử dụng hàm AVERAGEIFS trong Excel cực đơn giản, chi tiết có ví dụ minh họa. Nếu bạn có thắc mắc về cách làm hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!!