Kinh nghiệm khám phá chùa Hương chi tiết từ A-Z Update 04/2024

Chùa Hương từ lâu đã được biết đến thông qua những vần thơ hay các bài ca dao, tục ngữ quen thuộc. Đây cũng là một ngôi chùa cực kỳ nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam. Vậy vì đâu mà chùa Hương lại “nức tiếng” như thế? Hãy cùng tham khảo bài viết kinh nghiệm khám phá chùa Hương chi tiết nhất. Để biết thêm những điều thú vị về ngôi chùa này nhé.

Chùa Hương Sơn

Chùa Hương Sơn

I. Giới thiệu về chùa Hương

Chùa Hương thực chất là một quần thể văn hóa – tôn giáo với hơn 10 ngôi chùa thờ Phật cùng các ngôi đình và đền. Trung tâm của chùa nằm ở động Hương Tích hay còn được biết đến với tên gọi chùa Trong. Chùa được xây dựng vào khoảng thứ XV. Đến năm 1947, trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp thì bị hủy hoại, sau đó đến năm 1988 được phục dựng lại.

Không gian cổ kín ở chùa Hương

Không gian cổ kín ở chùa Hương

Theo dân gian kể lại, khi xưa vua Lê Thánh Tông đã từng đóng quân nghỉ tại thung lũng này. Tối hôm ấy, vua xem thiên văn vô tình nhìn thấy khu vực này nằm trong địa phận của sao Thiên Trù vì thế vua đã đặt tên cho ngôi chùa này là chùa Thiên Trù. Cũng vào đời vua Lê Thánh Tông có 3 vị hòa thượng đã tìm ra động Hương Tích, sau đó dựng lên thảo am Thiên Trù cũng từ đó mà động Hương tích mới có tên là chùa Trong còn riêng chùa Thiên Trù thì được gọi là chùa Ngoài. Về sau, người dân mới lấy tên chung cho cả hai ngôi chùa này là chùa Hương.

Cổng tam quan ở chùa Ngoài - Chùa Hương

Cổng tam quan ở chùa Ngoài – Chùa Hương

Nói về kiến trúc thì quần thể chùa Hương có khá nhiều công trình kiến trúc rải rác và tiêu biểu nằm ở thung lũng suối Yến. Vì thế khi đến với chùa Hương bạn có thể chiêm ngưỡng được những công trình kiến trúc đặc sắc mang phong cách cổ cùng tham gia vào Lễ hội chùa Hương nhộn nhịp. Và khám phá những địa điểm nổi tiếng trong cụm khu di tích văn hóa – lịch sử chùa Hương. 

II. Cách di chuyển đến chùa Hương

Để di chuyển đến chùa Hương bạn có thể tham khảo một số phương tiện cũng như cách di chuyển sau:

1. Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Xuất phát từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn di chuyển theo hướng Nguyễn Trãi – Hà Đông. Khi đến ngã ba Ba La bạn rẽ trái vào Vân Đình. Sau đó, bạn đi tiếp khoảng 40 km nữa sẽ đến được Tế Tiêu. Rồi rẽ trái, đến đây bạn có thể và hỏi đường người dân địa phương gần đó để đến chùa Hương nhé. 

2. Di chuyển bằng xe buýt

Ngoài việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân bạn còn có thể di chuyển bằng xe buýt để tiết kiệm hơn. Với các tuyến xe buýt sau: 

Xe buýt số 78 (BX Mỹ Đình – Tế Tiêu)

  • Thời gian hoạt động: 05:00 – 18:00
  • Giá vé: 20.000 đồng/vé/người
  • Thời gian giãn cách chuyến: 20 phút – 30 phút/chuyến

Xe buýt số 75 (BX Yên Nghĩa – BX Hương Sơn)

  • Thời gian hoạt động: 05:00 – 17:00
  • Giá vé: 25.000 đồng/vé/người
  • Thời gian giãn cách chuyến: 20 phút – 30 phút/chuyến

III. Giá vé vào cổng và các dịch vụ khác ở chùa Hương

  • Giá vé tham quan các thắng cảnh tại chùa Hương: 80.000 đồng/người/vé (đã có bảo hiểm du lịch)
  • Giá vé thuyền, đòTuyến chính Hương Tích: 50.000 đồng/người/vé (bao gồm 2 lượt vào và ra)
  • Giá vé thuyền, đòTuyến chùa: 35.000 đồng/người/vé (bao gồm các chùa: Thanh Sơn, Long Vân, Tuyết Sơn)

IV. Chùa Hương có gì đặc biệt?

Khi đến chùa Hương tuyệt nhiên bạn không nên bỏ lỡ việc khám phá các địa điểm thú vị cùng các hoạt động đặc sắc như:

1. Chiêm ngưỡng tổng quan kiến trúc chùa Hương

Quần thể kiến trúc chùa Hương bao gồm chùa Ngoài và chùa Trong. Trong đó, chùa Ngoài là ngôi chùa nằm gần bến Trò, có kiến trúc cổ với hình dáng khá độc đáo khi để lộ hai đầu hình tam giác trên tầng cao nhất. Nếu để ý, bạn sẽ thấy tháp chuông ở đây khá đặc biệt thực chất tháp chuông này là tháp chuông cổ đã được di chuyển từ chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông đến chùa Hương làm tháp chuông từ năm 1980 cho đến nay. 

Chùa Hương nhìn từ xa

Chùa Hương nhìn từ xa

Chùa Chính hay còn gọi là chùa Trong vốn dĩ là một động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang vào cổng chùa bạn sẽ nhìn thấy phía trên cổng có khắc 4 chữ “Hương Tích động môn” khá độc đáo. Để khám phá được ngôi chùa này bạn phải đi qua 120 bậc thang lát đá. Bước vào bên trong chùa bạn sẽ thấy vô số các bia đá và thi văn được tạc trên vách đá. Đây cũng là một trong những điều góp phần thú vị trong hành trình khám phá, tìm hiểu những di tích văn hóa – lịch sử đấy.  

2. Đi thuyền thưởng ngoạn trên sông ở chùa Hương

Đi thuyền trẩy hội chùa Hương

Đi thuyền trẩy hội chùa Hương

Một trong những hoạt động mà bạn không nên bỏ qua đó chính là ngồi thuyền ngắm cảnh. Chỉ với 50.000 đồng/chuyến khứ hồi, bạn có thể tha hồ ngồi trên chiếc thuyền độc mộc ngắm nhìn cảnh sắc hữu tình với những bông hoa đa sắc màu mọc ven bờ hay những bông hoa súng tim tím ẩn hiện trên mặt nước vô cùng thơ mộng đấy. 

3. Tham gia lễ hội đặc sắc ở chùa Hương 

Cứ vào mùng 6 tháng giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm khi đến chùa Hương bạn sẽ có thể tham gia trẩy hội ở chùa Hương vô cùng hoành tráng.

Hoạt động đặc sắc trong ngày lễ ở chùa Hương

Hoạt động đặc sắc trong ngày lễ ở chùa Hương

Đây được xem là lễ hội dài nhất trong năm ở địa phương này. Vào những ngày này, ở chùa Hương sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: dâng hương, lễ bái cùng các chương trình văn nghệ đặc sắc phục vụ các du khách thập phương gần xa. Đến đây vào dịp này, ngoài việc vui chơi bạn còn có thể tìm hiểu về các cách sinh hoạt văn hóa lễ hội của người Việt thông qua các trò chơi dân gian như: bơi thuyền, chiếu hát chèo, hát văn,…

V. Mẹo du lịch

1. Thời gian tốt nhất để du lịch tại chùa Hương

Nếu bạn mong muốn tham gia lễ hội chùa Hương bạn có thể đến đây vào mùng 06/01 – 30/03 (âm lịch) hàng năm. Trong đó, nếu yêu thích không khí sôi nổi và đông đúc thì nên đi vào tháng giêng. Vì thời điểm này là vào những ngày đầu năm mới mọi người thường đến cầu mong may mắn và phước lộc và tham gia các hoạt động đặc sắc diễn ra vào ngày hội chính. 

Còn nếu, bạn thích không khí yên ả hơn thì nên đi vào mùa thu chùa sẽ tương đối vắng nên bạn có thể đến thắp hương và chiêm ngưỡng vẻ đẹp yên bình nơi đây. 

2. Một số lưu ý khi tham quan ở chùa Hương

  • Khi đi vào những ngày lễ, Tết chùa Hương sẽ khá đông đúc, nên bạn cần cẩn trọng chú ý tài sản cá nhân tránh bị kẻ gian móc túi nhé. 
  • Vì chùa Hương là chốn tôn nghiêm nên khi viếng thăm bạn hãy mặc những bộ trang phục phù hợp tránh gây phản cảm. 

3. Các địa điểm ăn uống hấp dẫn gần chùa Hương

Sau khi vui chơi thỏa thích thì đừng quên nạp lại năng lượng cho bản thân bằng các món ăn ngon nhé. Dưới đây là các địa điểm ăn uống hấp dẫn gần , bạn có thể tham khảo:

Bún đậu Việt

Bún đậu Việt

Bún đậu Việt

Phở cuốn Hương Mai

Phở cuốn Hương Mai

Phở cuốn Hương Mai

4. Những địa điểm lưu trú gần chùa Hương

Nếu bạn có nhu cầu lưu trú lại, bạn có thể tham khảo một số địa điểm sau

Khách sạn Omerta

Khách sạn Omerta

Khách sạn Omerta

Thanh Dat Hotel Dong Van

Thanh Dat Hotel Dong Van

Thanh Dat Hotel Dong Van

Trên đây là kinh nghiệm khám phá chùa Hương chi tiết nhất . Hy vọng qua bài viết này đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích phục vụ cho chuyến đi sắp tới của bạn. Chúc bạn sẽ có những phút giây thư giãn tuyệt vời bên người thân và bạn bè nhé.