Kinh nghiệm khám phá Tam Cốc – Bích Động Ninh Bình từ A-Z Update 04/2024

Tam Cốc – Bích Động nổi bật bởi cảnh sắc hữu tình được kiến tạo bởi thiên nhiên. Nơi đây, được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động” gắn liền với nhiều giai thoại về các vị vua của Việt Nam dưới triều đại nhà Trần. Hứa hẹn sẽ là một nơi khám phá đầy thú vị dành cho bạn. Dưới đây là kinh nghiệm khám phá Tam Cốc – Bích Động Ninh Bình. Hãy tham khảo bài viết bên dưới để biết thêm những thông tin hữu ích về địa điểm này nhé. 

Tam Cốc - Bích Động Ninh Bình

Tam Cốc – Bích Động Ninh Bình

I. Giới thiệu về Tam Cốc – Bích Động 

Tam Cốc – Bích Động là một quần thể thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đây là một trong những khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Được ví von là “Vịnh Hạ Long trên cạn” hay còn được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”. Tam Cốc – Bích Động bao gồm hệ thống các núi đá vôi và những di tích lịch sử gắn liền với hành cung Vũ Lâm thuộc triều đại nhà Trần.

Vẻ đẹp hùng vĩ của Tam Cốc - Bích Động vào sáng sớm

Vẻ đẹp hùng vĩ của Tam Cốc – Bích Động vào sáng sớm

Khi đến đây bạn sẽ được tham quan và khám phá các địa điểm thú vị như: Tam Cốc, đền Thái Vi, động Thiên Hương, Bích Động – Xuyên Thủy Động cùng động Tiên – Chùa Linh Cốc,…

II. Cách di chuyển đến Tam Cốc – Bích Động 

Nếu bạn ở các tỉnh thành khác, để di chuyển đến Tam Cốc – Bích Động trước hết bạn phải di chuyển đến Ninh Bình và từ Ninh Bình bạn mới có thể di chuyển đến Tam Cốc – Bích Động. Dưới đây, mình sẽ gợi ý một số cách di chuyển dành cho các bạn ở khu vực phía Nam và cả ở miền Hà Nội nữa nhé. 

1. Cách di chuyển đến Ninh Bình

Di chuyển bằng tàu hỏa

Từ Hà Nội – Ninh Bình bạn có thể tham khảo một số chuyến tàu sau:

  • SE7 06:00 – 08:14, thời gian di chuyển 2 giờ 14 phút.
  • SE5 09:00-11:17, thời gian di chuyển 2 giờ 17 phút.
  • SE9 14:30-17:13, thời gian di chuyển 2 giờ 43 phút.
  • SE3 19:20- 21:44, thời gian di chuyển 2 giờ 14 phút

Riêng TP.HCM – Ninh Bình thì chỉ có duy nhất một chuyến tàu phù hợp là SE8, xuất phát từ ga Sài Gòn với 5 chuyến/ngày gồm:

  • SE8 06:00 AM – 13:11 PM, thời gian di chuyển 31 giờ
  • SE6 09:00 AM – 17:24 AM, thời gian di chuyển 32 giờ
  • TN2 14:40 PM – 01:17 AM, thời gian di chuyển 11 giờ
  • SE2 19:30 PM – 02:27 AM, thời gian di chuyển 18 giờ 57 phút
  • SE4 22:00 PM – 03:18 AM, thời gian di chuyển 29 giờ

Di chuyển bằng xe khách: việc di chuyển bằng xe khách sẽ phù hợp đối với những bạn thuộc khu vực phía Trung và phía Bắc hơn. Trong đó, đối với Hà Nội để đến Ninh Bình thì bạn có thể bắt các hãng xe như: 

X.E Việt Nam

  • Giá vé: 135.000 đồng -165.000 đồng/ vé (tùy địa điểm đến)
  • Số điện thoại: 1900.17.31

Bình Minh

Khánh An

  • Giá vé: giao động từ 160.000 đồng – 350.000 đồng/vé (tùy địa điểm đón khách)
  • Số điện thoại: 1900.70.70

Di chuyển bằng máy bay: đối với việc di chuyển bằng máy bay sẽ phù hợp với những ai ở khu vực miền Nam hơn trong việc tiết kiệm thời gian đi lại. Bạn có thể tham khảo các hãng máy bay như: Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways, Vietnam Airlines,…

2. Cách di chuyển đến Tam Cốc – Bích Động

Sau khi di chuyển đến Ninh Bình, để đến được Tam Cốc – Bích Động bạn có thể di chuyển bằng các cách như sau: 

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: xuất phát từ trung tâm thành phố Ninh Bình bạn đi về hướng Nam lên Trần Hưng Đạo về phía Ngõ 44 Kim Đồng, khi đi đến Cửa Hàng Xe Đạp Điện Lợi May bạn rẽ phải vào ĐT491C (chú ý tại đây có các biển báo dành cho Tam Cốc/Bích Động). Tại vòng xuyến phía trước bạn đi theo lối ra thứ 2 và vào ĐT491C. Đi thẳng đến Tiệm Điện Tuấn Phú bạn rẽ phải đi thêm khoảng 2.1km sau đó bạn rẽ trái lần nữa là sẽ đến nơi.

Di chuyển bằng taxi: nếu không có phương tiện cá nhân bạn có thể lựa chọn việc di chuyển bằng taxi ở Ninh Bình với các hãng như:

III. Giá vé tham quan và các dịch vụ đi kèm ở Tam Cốc – Bích Động 

  • Giá vé tham quan Tam Cốc – Bích Động: 120.000 đồng/vé người lớn , 60.000 đồng/vé trẻ em
  • Vé đò: 150.000 đồng/vé (4 khách Việt Nam hoặc 2 khách nước ngoài), miễn phí vé cho trẻ em dưới 3 tuổi. 

IV. Tam Cốc – Bích Động có gì thú vị?

Để khám phá tất tần tật các địa điểm du lịch ở Tam Cốc – Bích Động bạn có thể lựa chọn 2 hình thức tham quan với các địa điểm tương ứng như:

1. Các địa điểm du lịch bằng thuyền ở Tam Cốc – Bích Động

Từ bến trung tâm, bạn sẽ men theo dòng sông Ngô Đồng uốn lượn, đi xuyên qua các hang đá, chiêm ngưỡng non nước hữu tình với cánh đồng lúa xanh bát ngát. Cuộc hành trình khám phá bằng thuyền kéo dài 2 giờ đồng hồ sẽ đưa bạn đi đến những địa điểm hấp dẫn như:

Đường vào Tam Cốc - Ninh Bình

Đường vào Tam Cốc – Ninh Bình

Tam Cốc: là điểm đến đầu tiên mà bạn sẽ đến, Tam Cốc bao gồm: hang Cả, hang Hai và hang Ba. 3 hang này được hình thành bởi dòng sông Ngô Đồng chảy xuyên qua núi. Trong đó, hang Cả có độ dài 127m, khi khám phá hang Cả bạn sẽ phải băng qua một quả núi lớn.

Bên trong hang cả - Tam Cốc

Bên trong hang cả – Tam Cốc

Khí hậu bên trong hang khá mát mẻ với các nhũ đá có muôn hình vạn trạng vô cùng đặc sắc. Hang Hai, cũng có các nhũ đá trên trần hang rủ xuống, tuy nhiên hang hai ngắn hơn hang Cả với độ dài chỉ khoảng 60m. Gần với hang Hai, hang Ba có độ dài 50m, trần hang Ba thấp hơn hang Hai nhưng không kém phần đặc sắc so với 2 hang động trước đó. 

Hành trình khám phá bằng thuyền ở Tam Cốc - Bích Động

Hành trình khám phá bằng thuyền ở Tam Cốc – Bích Động

Bích Động: là điểm đến thứ hai trên hành trình khám phá của bạn. Cái tên Bích Động là tên gọi được tể tướng Nguyễn Nghiễm, cha của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho nơi này vào năm 1773. Nơi đây được mệnh danh là “Nam thiên đệ tam động” đứng sau động Hương Tích. Bích Động có tất thảy 2 động bao gồm một động khô trên lưng chừng núi và một động nước đâm xuyên qua lòng núi hay còn gọi là Xuyên Thủy Động. Lối vào của Xuyên Thủy Động nằm ở phía sau núi, đối diện với đường dẫn vào chùa Bích Động.

Động nước ở Bích Động - Ninh Bình

Động nước ở Bích Động – Ninh Bình

Đây là một động tối, ngập nước nằm dọc theo chiều dài khối núi Bích Động có hình bán nguyệt bằng đá, dài khoảng 350m, chỗ rộng nhất của động là 15 m. Vào sâu bên trong, bạn sẽ thấy trần và vách động tương đối bằng phẳng tựa như mái hình vòm cung với nhiều hình thù đa dạng.

Khám phá động Tiên - Ninh Bình

Khám phá động Tiên – Ninh Bình

Động Tiên: là một hang động khô ráo nằm trong khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. Nhìn từ bên ngoài, hang động này như một tòa lâu đài tráng lệ, bước vào bên trong động các nhũ đá trên trần động tựa như những rễ cây rũ rượi, lấp lánh nhiều màu sắc cùng với các nhũ đá có hình thù kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng của bạn. Nhiều du khách còn tưởng tượng ra hình ảnh: cô tiên, con voi, con sư tử, con hổ, con kỳ đà, con rồng, con đại bàng, và cả những đám mây bay lượn, cây tiền, cây thóc, ông tiên,… Điều đặc biệt là khi bạn gõ nhẹ vào những khối đá trong động sẽ phát ra những âm thanh vô cùng thú vị đấy.

Đường lên chùa Linh Cốc

Đường lên chùa Linh Cốc

Chùa Linh Cốc: nằm ở phía Đông Nam của chùa Bích Động khoảng 500m. Để đến được chùa bạn phải leo lên 83 bậc đá ở sườn núi. Khi gặp cổng tam quan với dòng chữ “Cốc tiên linh” được viết bằng chữ Hán bạn tiếp tục đi thẳng sẽ thấy một ngôi chùa ở lưng chừng ngọn núi đây chính là chùa Linh Cốc. Ngôi chùa này, được xây dựng vào thời vua Trần Thánh Tông, tại chùa vẫn còn có một tấm văn bia ghi lại thời gian xây dựng. Sân chùa tương đối rộng nằm ngay dưới chân núi, hai bên sân chùa là nhà thờ tổ.

Toàn cảnh chùa Linh Cốc

Toàn cảnh chùa Linh Cốc

Với nhà 3 gian được đặt tượng thờ thánh tăng là đức A Nam Đà và Đức Tổ Tây. Hậu cung trong chùa Linh Cốc là nơi thờ Tam Toà Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thoải, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn. Khi đến đây bạn sẽ hiểu được vì sao ngôi chùa này lại nổi tiếng với phong cảnh “sơn thủy hữu tình” và linh thiêng đến vậy.

Khuôn viên của đền Thái Vi

Khuôn viên của đền Thái Vi

Đền Thái Vi: là một khu đền đặc biệt gắn liền với triều đại nhà Trần. Đây là nơi thờ vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông cùng hoàng hậu Thuận Thiên và các tướng lĩnh nhà Trần,… Được xây dựng vào năm 1258, sau khi giành thắng lợi trong kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

Lễ hội ở đền Thái Vi

Lễ hội ở đền Thái Vi

Theo tương truyền vị trí xây dựng của đền Thái Vi hiện tại được xây dựng trên nền cung điện của hành cung Vũ Lâm năm xưa. Về sau, vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông cũng đã xuất gia ngay tại đây. Khi đến đây, bạn có thể chiêm bái các vị vua đời đầu nhà Trần, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh bình, hưởng thụ được không gian yên tĩnh, nhẹ nhàng vốn có ở đây. 

Động Thiên Hương - Ninh Bình

Động Thiên Hương – Ninh Bình

Động Thiên Hương: là điểm đến cuối cùng trong hành trình du ngoạn bằng thuyền ở Tam Cốc – Bích Động. Hang động này có chiều cao lên đến 60m dài 40m và rộng 20m nằm ở lưng chừng núi Đồng Võ. Vòm động Thiên Hương trông giống như một chiếc chuông khổng lồ bao bọc lấy điện thờ Linh từ Quốc mẫu nơi thờ của Quốc mẫu Trần Thị Dung. Với lối kiến trúc độc đáo được trang trí bằng khánh tiết và các bức phù điêu, chạm khắc rồng, phượng vô cùng tinh xảo và đặc sắc.

2. Các địa điểm du lịch bằng đường bộ ở Tam Cốc – Bích Động

Ngoài việc di chuyển bằng thuyền bạn cũng có thể di chuyển bằng đường bộ để khám phá các địa điểm hấp dẫn ngay trên bờ như:

Du khách check in trước chùa Bích Động

Du khách check in trước chùa Bích Động

CHùa Bích Động: là một ngôi chùa cổ được xây dựng vào năm 1428, ban đầu ngôi chùa này có tên gọi là “Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng” đến năm 1774, trong một lần đến thăm chùa trước vẻ đẹp non nước hữu tình của nơi đây chúa Trịnh Sâm đã đổi tên chùa thành chùa Bích Động. Chùa có lối kiến trúc cổ theo kiểu chữ “Tam” Hán tự được dựng bởi gỗ lim, mái chùa lợp ngói, mũi lượn tròn, các góc của mái chùa đều có đầu cong vút tựa như lưỡi đao vô cùng uyển chuyển.

Cận cảnh chùa Bích Động

Cận cảnh chùa Bích Động

Điểm đặc sắc của ngôi chùa này là sự kết hợp giữa chùa, núi và động nơi đây có đủ 8 cảnh đẹp mà theo dân gian hay ví von là “Bích sơn bát cảnh”. Đến thời vua Lê Hiển Tông chùa Bích Động được xây dựng và mở rộng thêm các ngôi chùa gần đó như: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng được trải dài trên ba tầng của ngọn núi. 

Đường vào hang Tối

Đường vào hang Tối

Hang Tối: là một hang động gần như thẳng đứng, cửa động có hình dạng tựa như chiếc cầu vồng cong vút. Bên trong động có một chiếc chuông lớn được đúc vào năm 1707, hai bên được thắp sáng bằng đèn điện. Khi ra đến cửa hang bạn sẽ bắt gặp tượng Đức Phật Di Đà cùng tượng Văn Thù Bồ Tát.

Bên trong hang Tối

Bên trong hang Tối

Ở bên trái động là một hang động nhỏ bên trên được đặt tượng thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Điều đặc biệt là ở hang động nhỏ còn có các nhũ đá trông giống như hình rùa cùng hai khối đá, cứ hễ bạn gõ nhẹ vào là sẽ phát ra âm thanh vừa thanh, vừa bổng tựa như tiếng mỏ vậy. 

Làng Việt Cổ - Cố Viên Lầu

Làng Việt Cổ – Cố Viên Lầu

Làng Việt cổ – Cố Viên Lầu: là điểm đến tiếp theo mà bạn nên ghé qua. Đây vốn là khu nhà cổ được xây dựng vào thời nhà Nguyễn. Đây cũng là nơi mà bạn có thể tìm hiểu về nét văn hóa đặc trưng của nền kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam xưa. Vào năm 2008, khu nhà cổ Cố Viên Lầu đã được Văn hóa – Du lịch Ninh Bình bổ sung vào khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. Khu nhà này có tổng diện tích 20.000 m² bao gồm 22 ngôi nhà cổ. Bên trong những ngôi nhà này được bày trí nhiều dụng cụ: tràng kỷ, sập gụ, tủ chè,… Trong đó, có một số ngôi nhà cổ nổi bật mà bạn có thể ghé thăm như:

Nhà cổ Bắc Bộ

Nhà cổ Bắc Bộ

Nhà cổ Lưu Phương: là một ngôi nhà đã hơn 100 tuổi, có tổng diện tích là 90 m², với 5 gian chính và 2 chái. Hầu hết ngôi nhà được xây dựng bằng gỗ xoan rừng, mái nhà được lợp bằng ngói vẩy cá, gạch lát nền là gạch đỏ thủ công có tính nghệ thuật cao cùng các họa tiết được trạm trổ vô cùng tinh xảo. Hiện nay, nhà cổ Lưu Phương dùng làm nơi tiếp đón các du khách tham quan, làm văn phòng quản lý và cũng là nơi nghỉ chân của các du khách. Khi đến đây, bạn có thể chiêm ngưỡng một số tranh ảnh được trưng bày tại phòng lễ tân liên quan đến các cổ vật cùng hình ảnh về khu du lịch. 

Công trình kiến trúc độc đáo ở Cổ Viên Lầu

Công trình kiến trúc độc đáo ở Cổ Viên Lầu

Tương tự nhà cổ Lưu Phương, nhà cổ Ý Yên cũng nằm trong khu du lịch Cố Viên Lầu. Đây là nơi trưng bày các cổ vật thuộc triều đại nhà Lý bao gồm: men nâu, men tam thái, đĩa, bát, âu, thạp men ngọc,… Mỗi loại đều có một kiểu dáng khác nhau cho thấy sự tỉ mỉ của các nghệ nhân lúc bấy giờ.

Bên trong làng Việt Cổ

Bên trong làng Việt Cổ

Khác với nhà cổ Ý Yên, nhà cổ Thọ Xuân lại là nơi trưng bày chóe rồng thời Gia Long với 100 chiếc chóe hoàn toàn khác nhau vô cùng độc đáo và đặc sắc được xem là bộ sưu tập lớn nhất của Việt Nam. Thực chất ngôi nhà cổ Thọ Xuân này vốn là một ngôi nhà cổ đã hơn 200 tuổi của một thầy Mo sống ở vùng Thanh Hóa. Ngôi nhà này có kiến trúc khá đặc biệt so với các ngôi nhà cổ khác với tổng diện tích là 111.7 m², với lối kiến trúc theo kiểu “hiên tiền cổ ngỗng xà đùi bảy bóng” tức là 3 gian, 2 dĩ và 2 nhà ngang, tổng thể được xây dựng theo dạng hình chữ môn. 

Nằm trong khu du lịch Cố Viên Lầu còn có một khu làng cổ hay được gọi là Làng cổ nông thôn. Đây sẽ là nơi mà bạn có thể tìm hiểu về văn hóa cũng như những đặc trưng về đời sống làng quê Việt Nam xưa. Với hình ảnh ngôi nhà đất đã được phục chế nguyên bản từ ngôi nhà cổ của tầng lớp nông dân Việt Nam vào đầu thế kỷ 19.

Làng cổ Nông Thôn

Làng cổ Nông Thôn

Với lối kiến trúc tương tự như nhà gỗ gồm 3 gian chính và 2 chái, tuy nhiên vật liệu xây dựng ngôi nhà này có phần khác với nhà gỗ vì đa phần được cấu tạo bởi đất, rơm, rạ, kết hợp với tre, luồng. Trong đó, mái nhà được lợp bằng lá, nền đắp đất sét, trong sân được bày trí một đụn rơm cao, một chiếc chum đựng nước, một chiếc đơm đặt cá,… Đến đây, bạn sẽ cảm nhận mình đang được bước vào các câu chuyện cổ tích Việt Nam gắn liền với các ngôi nhà tranh vách đất với cuộc sống bình dị, chân quê. 

Đình cổ Thanh Liêm

Đình cổ Thanh Liêm

Đình cổ Thanh Liêm: nằm giữa khu du lịch Cổ Viên Lầu, đình có tổng diện tích lên đến 100 m². Đây là ngôi đình mang dấu ấn quen thuộc gắn liền với nét văn hóa đình làng Việt cổ. Với nét đặc trưng trong kiến trúc đình làng là hình ảnh mái đình có hình vòng cung tựa như đầu đao cong vút, lớp mái ngói đình có hình chữ “Thọ”, bên dưới là 28 cột lim được kê bởi những tảng đá xanh để chống mối, mọt. Ngoài ra, trên những cây cột đình còn được trạm trổ vô cùng tinh xảo và sống động trong đó nổi bật là bức tranh bốn mùa mang ý nghĩa vững mạnh lâu dài.

Vườn Chim Thung Nham

Vườn Chim Thung Nham

Vườn chim Thung Nham: là một khu du lịch sinh thái thuộc quần thể danh thắng Tràng An mà bạn có thể kết hợp cùng chuyến khám phá này. Đến đây bạn có thể vừa ngắm cảnh vừa có thể ngắm chim bay, tận mắt nhìn thấy những loài chim quý hiếm hiện cư ngụ tại đây. Ngoài ra bạn còn có thể hoà mình vào thiên nhiên, sông nước, tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, khám phá các hang động kỳ bí như: hang Chùa, động Thủy Cung,…

Trong chuỗi hành trình du lịch bằng đường bộ ở Tam Cốc – Bích Động bạn cũng có thể khám phá thêm một địa điểm nữa là động Thiên Hà nằm trên núi Tướng. Động Thiên Hà vốn là một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư khi xưa, đây cũng là địa điểm gắn liền với những địa danh lịch sử, văn hoá trong đó bao gồm: núi Phật Đầu Sơn, bến thuyền Nhà Lê, thửa ruộng đấu lính,…

Động Thiên Hà

Động Thiên Hà

Động có chiều dài 700m bao gồm 2 động là động khô và động nước, bên trong hang động Thiên Hà vô cùng xinh đẹp tựa như dãi ngân hà trong lòng núi bởi hệ thống nhũ đá. Sự đa dạng được tạo nên từ nhũ đá bên trong sẽ khiến bạn nảy ra nhiều tưởng tượng phong phú. Tạo nên sự tò mò thông qua những hình ảnh tương tự như: hổ rình mồi, khỉ leo cây, hình ảnh Đức Phật, thầy trò Đường Tăng,…

Hang Bụt - Ninh Bình

Hang Bụt – Ninh Bình

Cách chùa Bích Động khoảng 1 km là hang Bụt, nằm trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư. Hang Bụt có chiều dài khoảng 500 m, bên trong hang tương đối rộng có nhiều nhũ đá có hình thù vô cùng kỳ lạ. Nhưng đặc biệt nhất là tấm nhũ đá có độ cao 1.5 m rộng 2 m trông hệt như một ông Bụt đang ngồ. Bên trong hang còn có các vòm xoáy kỳ lạ, chắc chắn sẽ khiến bạn phải tò mò. Ngoài việc khám phá ở hang Bụt bạn còn có thể kết hợp việc di chuyển bằng xe đạp băng qua những con đường làng rợp bóng tre để tìm hiểu về tập tục trồng lúa nước của người dân nơi đây nói riêng và Việt Nam nói chung. Hay có thể ghé qua để chụp ảnh cùng các chú trâu trên đồng cỏ, ngồi trên lưng trâu như các cậu mục đồng ngày xưa,…

Hang Múa - Ninh Bình

Hang Múa – Ninh Bình

Ngoài những hoạt động thú vị ở hang Bụt bạn còn có thể đến với hang Múa để chơi các trò chơi mạo hiểm hơn chẳng hạn như trò leo núi. Hiện nay hang Múa đã được kết hợp thành một tour du lịch dành cho các du khách trong đó gồm: Bến Cây Đa – Bến Thánh – Hang Cả – Hang Múa – Hang Hai – Hang Ba – Suối Tiên – Khu Du lịch Hang động Tràng An. Theo dân gian tương truyền vào thời nhà Trần hang Múa là nơi biểu diễn văn nghệ, múa hát của các cung nữ. 

V. Mẹo du lịch

1. Thời gian tốt nhất để du lịch tại Tam Cốc – Bích Động 

Khí hậu của Tam Cốc – Bích Động có 2 mùa cơ bản là mùa mưa và mùa nắng trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Riêng mùa nắng thì kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4. Trong đó, thời điểm tuyệt vời nhất để bạn đi du lịch ở Tam Cốc – Bích Động là khoảng tháng 5 đến giữa tháng 6. Bởi vào thời gian này, lúa ở Tam Cốc – Bích Động vào mùa nên đâu đâu cũng vàng rực, khí hậu thì khô ráo, mát mẻ có phần dễ chịu lý tưởng để bạn có thể thực hiện vui chơi dã ngoại ngoài trời.

Ngoài ra, nếu bạn yêu thích không khí náo nhiệt của lễ hội thì bạn có thể đến Tam Cốc – Bích Động vào tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm. Vào thời điểm này, Ninh Bình thường sẽ tổ chức các lễ hội chào đón năm mới trong đó nổi bật nhất là lễ hội khai xuân chùa Bái Đính vô cùng nhộn nhịp đấy. 

2. Một số lưu ý cần thiết khi đến Tam Cốc – Bích Động 

  • Ở Tam Cốc – Bích Động để khám phá tất tần tật mọi địa điểm bạn có thể lựa chọn việc di chuyển bằng thuyền ở các bến như: bến Tam Cốc, thung Nắng, xuyên thuỷ động, bến Thạch Bích cùng nhiều khu vực khác. Ngoài ra, bạn còn có thể di chuyển bằng xe đạp đây là loại hình di chuyển phổ biến nhất ở đây. Bạn có thể thuê xe đạp ở hầu hết các địa điểm du lịch gần đó.
  • Vào mùa lễ hội Tam Cốc – Bích Động có rất đông du khách đến vui chơi nên bạn lưu ý bảo quản tư trang của mình để tránh kẻ gian trà trộn đánh cắp. 
  • Trong quá trình tham quan bằng thuyền bạn cần tuyệt đối nghe theo sự hướng dẫn của người chèo thuyền và đặc biệt ghi nhớ phải mặc áo phao để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình. 
  • Nếu đi du lịch vào mùa hè thì bạn nên tranh thủ đi sớm và phải xem thời tiết vì vào mùa này ở Tam Cốc – Bích Động thường xuyên có mưa giông nhất là vào buổi chiều sẽ làm gián đoạn chuyến đi của bạn đấy. 
  • Nếu bạn mong muốn đến những địa điểm chụp hình đẹp thì bạn có thể tìm kiếm một người lái đò có kinh nghiệm lâu năm và nhớ trao đổi trước để họ có thể đưa bạn đến những địa điểm tốt nhất nhé.
  • Đặc biệt trước khi đi tham quan bạn nhớ phải trang bị các vật dụng cần thiết như: Ô, mũ che nắng, áo khoác,… Đặc biệt là nên mang theo áo khoác vì vào trong các hang động nhiệt độ sẽ thay đổi thất thường đấy.

3. Các địa điểm ăn uống hấp dẫn gần Tam Cốc – Bích Động 

Sau khi vui chơi thỏa thích thì đừng quên nạp lại năng lượng cho bản thân bằng các món ăn ngon nhé. Dưới đây là các địa điểm ăn uống hấp dẫn gần Tam Cốc – Bích Động , bạn có thể tham khảo:

Hiếu Dê Restaurant

  • Địa chỉ: Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình
  • Số điện thoại: 098.87.88.966
  • Giờ mở cửa: 07:00 – 22:00
Thịt dê né - Hiếu Dê Restaurant

Thịt dê né – Hiếu Dê Restaurant

Bún chả Tình Mai

Bún chả Tình Mai

Bún chả Tình Mai

4. Những địa điểm lưu trú gần Tam Cốc – Bích Động 

Nếu bạn có nhu cầu lưu trú lại, bạn có thể tham khảo một số địa điểm lưu trú gần Tam Cốc – Bích Động như sau:

Tam Coc Happy Home

Tam Coc Happy Home

Tam Coc Happy Home

Tam Coc Friends Homestay

Tam Coc Friends Homestay

Tam Coc Friends Homestay

Trên đây là kinh nghiệm khám phá Tam Cốc – Bích Động Ninh Bình . Hy vọng qua bài viết này đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích phục vụ cho chuyến đi sắp tới của bạn. Chúc bạn sẽ có những phút giây thư giãn tuyệt vời bên người thân và bạn bè nhé.