Chúng ta đang bước chân vào cuộc công nghiệp 4.0 với nhiều công nghệ mang tính đột phá và tiền điện tử là một trong số đó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem tiền điện tử là gì và phân biệt nó với tiền ảo, tiền kĩ thuật số nhé!
Tiền điện tử là gì?
I. Tiền điện tử là gì?
1. Khái niệm
Tiền điện tử là biểu hiện dưới hình thức điện tử của tiền pháp định, được sự công nhận của chính phủ. Nó không được biểu hiện dưới dạng tiền giấy hoặc tiền xu mà chúng ta có thể cầm nắm được; mà thông qua các thiết bị điện tử lưu trữ như thẻ ATM, ví điện tử, tài khoản ngân hàng….
Các hình thức ví điện tử hiện nay
2. Lịch sử hình thành
Vào những năm 90 của thế kỷ 20, thời điểm công nghệ thông tin và số hóa bùng nổ kéo theo hàng loạt nghiên cứu và chứng kiến rất nhiều những nỗ lực của con người trong việc thương mại hóa ý tưởng về tiền điện tử. Nhiều start-up từng tạo nên tiếng vang như DigiCash, Beenz, Flooz… Tuy vậy, các công ty này không tồn tại được lâu và bị sụp đổ. Nguyên nhân chính dẫn đến “thảm kịch” này là do các doanh nghiệp ấy quá tin tưởng vào bên thứ 3, họ nhờ một công ty khác đứng sau hệ thống để điều khiển và thúc đẩy các giao dịch.
Những năm sau đó, trên thị trường cũng có một start-up khác bật lên giữa thị trường tiền số tạo tạo tiếng vang rất lớn lúc bấy giờ, đó là doanh nghiệp E-Gold của Hoa Kỳ với khối lượng giao dịch mỗi tháng lên đến hàng tỷ USD. Tuy nhiên, vào những năm đầu của thế kỷ 21, doanh nghiệp gặp vấn đề về bảo mật khi bị hacker tấn công vào hệ thống và bị sử dụng cho mục đích xấu. Với tình trạng ấy E-Gold đã lao lốc không phanh và bị khai tử khỏi thị trường.
Mãi đến năm 2008, với sự ra đời của Bitcoin, đồng tiền mã hóa được phát triển dựa trên công nghệ chuỗi khối blockchain. Hệ thống này hoàn toàn không có sự can thiệp của bên thứ 3 với độ bảo mật siêu cao. Từ đó trở đi, bitcoin nói riêng và tiền kỹ thuật số nói chung đã phát triển rất nhanh và trở thành một “cơn sốt tài chính” khuynh đảo thị trường.
Bitcoin
II. Phân biệt tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hóa
1. Tiền điện tử pháp định
Tiền điện tử pháp định là biểu hiện dưới hình thức điện tử của tiền pháp định, được sự công nhận của chính phủ. Nó được lưu trữ thông qua các thiết bị điện tử lưu trữ như thẻ ATM, ví điện tử, tài khoản ngân hàng…. Tiền điện tử vẫn có giá trị trao đổi ngang bằng với tiền pháp định dạng tiền mặt.
Ví dụ: Ví thanh toán Momo, Airpay, VTC Pay, Internet banking, thẻ ATM,…
Đặc điểm:
- Được pháp luật công nhận.
- Do Ngân hàng Nhà nước phát hành, được Nhà nước bảo hộ và chịu sự quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước.
- Có thể dùng để định giá, trao đổi hàng hóa. Có giá trị tương đương với dạng tiền pháp định bằng giấy, polyme hoặc xu.
- Có thể đổi ra dạng tiền giấy, tiền polymer hoặc xu…
Có giá trị trao đổi ngang bằng với tiền mặt
2. Tiền ảo
Tiền ảo (vitual money) là dạng tiền điện tử không được chính phủ phát hành mà được tạo ra bởi những cá nhân hoặc tập thể. Tiền ảo thường được quản lý và kiểm soát bởi các nhà phát hành tư nhân, nhà phát triển hoặc tổ chức sáng lập. Và chỉ được công nhận và sử dụng trong một cộng đồng ảo cụ thể với những mục đích khác nhau. Loại tiền này “được các thể nhân hoặc pháp nhân chấp nhận như một phương tiện thanh toán và có thể được chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử “
Ví dụ: Tiền chơi trong game; các dạng xu, coin, token dùng để mua các sản phẩm, dịch vụ trên các website, ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ…
Đặc điểm
- Không được Ngân hàng Trung ương phát hành, không được nhà nước bảo hộ.
- Không có giá trị thực tiễn, chỉ được chấp nhận sử dụng trong một cộng đồng hoặc mô trường cụ thể.
- Không được đảm bảo khả năng chuyển đổi thành tiền pháp định.
- Tồn tại phụ thuộc vào môi trường kỹ thuật số.
- Không bị giới hạn số lượng.
Tiền ảo
3. Tiền mã hóa
Tiền mã hóa (cryptocurrency) là một dạng thức tài sản kỹ thuật số và là nhánh con của tiền ảo, có chức năng như công cụ trao đổi giá trị trong một hệ thống ngang hàng. Tiền mã hóa sử dụng kỹ thuật số và mật mã để bảo mật các giao dịch, đồng thời kiểm soát và xác minh các giao dịch mới.
Ví dụ: Bitcoin, Ethereum, LiteCoin,…
Đặc điểm:
- Không bị chi phối bởi chính phủ.
- Không bị lạm phát hay làm giả.
- Không qua trung gian, được kiểm soát bởi một hệ thống phi tập trung.
- An toàn và bảo mật.
Tiền kỹ thuật số
Bài viết trên vừa giới thiệu đến bạn khái niệm tiền điện tử và cách phân biệt tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hóa. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Hãy để lại bình luận nếu còn có thắc mắc và đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!
Nguồn tham khảo: Wikipedia, Luật Minh Khuê, Tạp chí Ngân hàng,