Tổng hợp đội hình Genshin Impact theo tier list | Guide từng nhân vật Update 01/2025

Trong dòng game chiến đấu, việc kết hợp các yếu tố hay nhân vật trong đội hình tham chiến là chìa khóa mang lại thành công. Vậy nên, bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn các nguyên tắc tạo nên đội hình hoàn mỹ cũng như giới thiệu sơ qua những nhân vật và chi tiết một số đội hình mạnh nhất trong game Genshin Impact.

I. Các nguyên tắc để tạo nên một đội hình hoàn mỹ

1. Kết hợp nguyên tố

Trong trò chơi Genshin Impact, mỗi nguyên tố thành phần sẽ có một phản ứng. Và khi được sử dụng cùng nhau, chúng sẽ cho ra những hiệu ứng khác nhau với các mức độ sát thương, hồi phục,… riêng biệt. Việc hiểu được sự kết hợp giữa các nguyên tố là một phần thiết yếu giúp bạn và đội hình của mình giành được chiến thắng.

Tên Thành phần Hiệu ứng
Đốt cháy Mộc + Hỏa Gây sát thương Lửa theo thời gian.
Kết tinh Nham + 1 trong các nguyên tố còn lại (trừ Phong) Tạo ra một viên pha lê sẽ cung cấp một lá chắn khi được nhặt.
Tê liệt Lôi + Thủy Ưu đãi sát hệ Lội tăng theo thời gian.
Đông cứng Băng + Thủy Đóng băng mục tiêu.
Tan chảy Băng + Hỏa Gây thêm sát thương.
Quá tải Hỏa + Lôi Gây sát thương lửa lan lên các kẻ địch xung quanh.
Siêu dẫn Băng + Lôi Gây sát thương băng lan và giảm 50% Kháng vật lý của mục tiêu.
Xoáy Phong + 1 trong các nguyên tố còn lại (trừ Thổ) Gây thêm sát thương nguyên tố và hiệu ứng lan rộng.
Hóa hơi Thủy + Hỏa Gây thêm sát thương.

2. Cộng hưởng nguyên tố

Cộng hưởng nguyên tố là việc có 2 nguyên tố cùng loại có mặt trong đội hình kết hợp. Nguyên tắc này giúp cho bạn gia tăng được sức mạnh của nguyên tố đó, và tạo ra thêm những hiệu ứng đi kèm khác. Tuy nhiên, bạn cần chú ý áp dụng nguyên tắc cộng hưởng cho Nhân vật chính trong đội hình vì nguyên tố khi cộng dồn với nhau tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ hơn, nhưng cũng sẽ dễ bị ảnh hưởng với những thành phần khác.

Ví dụ: Bạn xây dựng đội hình dựa trên nhân vật Diluc hệ hỏa, thì bạn cần thêm một nhân vật hỗ trợ hệ hỏa để tăng sức mạnh cho đội hình.

Tên Yêu cầu Hiệu ứng
Đá bền bỉ Nham + Nham Tăng khả năng chống gián đoạn. Khi được bảo vệ bởi một lá chắn, tăng 15% thiệt hại tấn công.
Ngọn lửa nhiệt thành Hỏa + Hỏa Bị ảnh hưởng bởi nguyên tố Băng ít hơn 40%. Tăng 25% tấn công.
Nước nhẹ nhàng Thủy + Thủy Bị ảnh hưởng bởi nguyên tố Hỏa ít hơn 40%. Tăng 30% hồi máu nhận vào.
Gió mạnh Phong + Phong Giảm 15% tiêu hao Thể lực. Tăng 10% tốc độ di chuyển. Rút ngắn thời gian hồi kỹ năng đi 5%.
Điện cao thế Lôi + Lôi Bị ảnh hưởng bởi nguyên tố Thủy ít hơn 40%. Siêu dẫn, Quá tải và Tích điện có 100% cơ hội tạo ra Hạt nguyên tố điện (Thời gian hồi: 5s).
Băng tan vỡ Băng + Băng Bị ảnh hưởng bởi nguyên tố Lôi ít hơn 40%. Tăng Tỉ lệ bạo kích đối với những kẻ địch bị đóng băng hoặc bị ảnh hưởng bởi Hỏa lên 15%.
Tán bảo vệ 4 yếu tố bất kỳ Tăng thêm 15% kháng tất cả các nguyên tố còn lại.

3. Đội hình đủ vai trò

Ngoài việc kết hợp các nguyên tố khi chiến đấu, bạn còn phải xem xét khi kết hợp hợp các nhân vật trong đội hình tham chiến. Điều cần ưu tiên nhất là đội hình của bạn luôn luôn phải có ít nhất 2 DPS bao gồm 1 DPS chính và 1 DPS phụ, kèm với 1 Support để có thể phát huy sức mạnh toàn đội.

II. Bảng xếp hạng các nhân vật theo vai trò (Tier List)

1. Main DPS (DPS chính)

Đây là những nhân vật giữ nhiệm vụ gây sát thương theo thời gian, hoặc có thể hiểu là dame chính trong khi build đội hình chiến đấu.

Danh sách main DPS (DPS chính) sắp xếp theo cấp bậc

Danh sách main DPS (DPS chính) sắp xếp theo cấp bậc

2. Sub DPS (DPS phụ)

Đối với các DPS phụ, vai trò của họ trong đội hình là nguồn sát thương phụ, đồng thời tạo các phản ứng nguyên tố chính cho các thành viên cùng đội, đặc biệt là khi kết hợp với DPS chính. Ngoài ra khi build team chiến đấu, bạn nên chọn những nhân vật DPS phụ mạnh, thời gian hồi chiêu nhanh và khả năng của họ vẫn sẽ tồn tại khi chuyển ra ngoài. Một số ví dụ như Guoba của Xiangling, Fischl’s Oz, hay Glacial Waltz của Kaeya,…

Danh sách sub DPS (DPS phụ) sắp xếp theo cấp bậc

Danh sách sub DPS (DPS phụ) sắp xếp theo cấp bậc

3. Utility Support (Hỗ trợ đa dụng)

Đây là nhóm các nhân vật có khả năng khống chế hoặc hồi máu cho cả đội. Có thể trong đội hình, họ không phải nguồn tạo sát thương lớn hay tăng sức tấn công cho các DPS, song bạn vẫn nên có một hỗ trợ đa dụng khi build team chiến. Điều này sẽ cho phép bạn giữ cho các nhân vật của mình đầy máu mà không cần phải sử dụng thức ăn.

Danh sách Utility Support (Hỗ trợ đa dụng) sắp xếp theo cấp bậc

Danh sách Utility Support (Hỗ trợ đa dụng) sắp xếp theo cấp bậc

III. Đội hình Diluc (Nguyên tố Hỏa)

Đội hình Diluc (Nguyên tố Hỏa)

Đội hình Diluc (Nguyên tố Hỏa)

Nhân vật Diluc Bennett Mona Xingqiu
Vai trò Main DPS Utility Support Sub DPS Sub DPS
Số sao 5 4 5 5
Cấp bậc S S S S
Vũ khí chính Trọng kiếm Đơn kiếm Sách phép Đơn kiếm
Nguyên tố Hỏa Hỏa Thủy Thủy
Có thể thay thế Klee Xiangling Fischl hoặc Venti Mona

IV. Đội hình Keqing (Nguyên tố Lôi)

Đội hình Keqing (Nguyên tố Lôi)

Đội hình Keqing (Nguyên tố Lôi)

Nhân vật Keqing Fischl Qiqi Bennett
Vai trò Main DPS Sub DPS Utility Support Utility Support
Số sao 5 4 5 4
Cấp bậc A A S S
Vũ khí chính Đơn kiếm Cung Sách phép Đơn kiếm
Nguyên tố Lôi Lôi Băng Hỏa
Có thể thay thế Razor Không có Diona hoặc Kaeya Venti hoặc Xingqiu

V. Đội hình Venti (Nguyên tố Phong)

Đội hình Venti (Nguyên tố Phong)

Đội hình Venti (Nguyên tố Phong)

Nhân vật Venti Jean Klee Bennett
Vai trò Main DPS Utility Support Sub DPS Utility Support
Số sao 5 5 5 4
Cấp bậc A A S S
Vũ khí chính Cung Đơn kiếm Sách phép Đơn kiếm
Nguyên tố Phong Phong Hỏa Hỏa
Có thể thay thế Không có Sucrose Fischl hoặc Mona Không có

Bằng việc hiểu và áp dụng các nguyên tắc kết hợp nguyên tố, nhân vật sẽ giúp bạn tạo nên một đội hình với các hiệu ứng mạnh mẽ, đem lại những trải nghiệm thú vị hơn khi chơi Genshin Impact. Nếu vẫn còn thắc mắc về bài viết hay các tính năng trong game, bạn đừng ngại cho một bình luận bên dưới để mình có thể hỗ trợ thêm nhé!

Nguồn tham khảo: