Apple và LG Display hợp tác: “Kèo thơm” nhưng LG nên cẩn thận Update 04/2024

iPhone màn hình OLED

Apple muốn tăng hiệu suất sử dụng màn hình OLED, trong khi LG lại muốn trở thành nhà cung cấp màn hình OLED hàng đầu cho thiết bị di động. Liệu đây có phải là một sự kết hợp hoàn hảo?

Thương vụ trị giá hàng tỷ đô la

Thông qua MacRumors, tờ Korea Herald vừa công bố thông tin: Apple đang đàm phán với LG Display về việc đầu tư từ khoảng 2 đến 3 nghìn tỉ won (1,75 – 2,62 tỷ USD) vào nhà máy OLED của LG để có một dây chuyền sản xuất riêng.

Báo cáo cho biết, Apple và LG Display đã thống nhất kế hoạch đầu tư, mặc dù một số chi tiết như thời gian và quy mô đầu tư vẫn chưa được hoàn thành.

Rõ ràng, sự đầu tư của Apple vào nhà máy sản xuất OLED sẽ giúp LG giảm thiểu rủi ro về lợi nhuận. Nhưng chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn những lợi ích mà Apple và LG có được trong thương vụ này.

Apple và LG
Sẽ có sự hợp tác giữa Apple và LG?

Apple có nguồn cung OLED, trong khi LG Display có khách hàng VIP

Theo Fool phân tích: Apple dự kiến sẽ sử dụng màn hình OLED trên mẫu iPhone cao cấp nhất ra mắt trong thời gian tới. Tuy nhiên, Táo khuyết cũng được cho là sẽ giới thiệu hai mẫu iPhone trang bị màn hình tinh thể lỏng (LCD) có cùng mức giá với iPhone 7 và iPhone 7 Plus.

Khả năng lớn là Apple muốn sử dụng màn hình OLED cho tất cả iPhone (cũng như iPad) nhanh nhất có thể. Để ý tưởng này trở thành hiện thực, công ty cần chắc chắn có một nhà cung cấp đủ tiềm lực.

Bằng cách đầu tư vào các nhà máy sản xuất OLED sắp tới của LG, một số nhà máy sẽ được dành riêng để sản xuất cho Apple, từ đó hãng dễ dàng thực hiện được điều mình cần hơn.

iPhone màn hình OLED
Một bản dựng iPhone sử dụng màn hình OLED của tương lai

Thương vụ bù đắp rủi ro về vốn cho LG?

Trước hết, cần biết rằng, loại màn hình OLED mà Apple mong muốn cho những mẫu iPhone tương lai được chế tạo trong các cơ sở sản xuất cần nhiều chi phí để xây dựng.

Khi một nhà máy thiết lập năng lực sản xuất, họ cần rất nhiều vốn để mua trang thiết bị, nhưng máy móc, tất nhiên, thường bị khấu hao trong một khoảng thời gian nhất định, và là một dạng chi phí cố định bắt buộc.

Do đó, càng nhiều doanh thu tạo ra trong từng giai đoạn khấu hao của thiết bị, tỷ suất lợi nhuận đạt được càng cao.

iPhone màn hình OLED
Màn hình OLED đòi hỏi chi phí sản xuất cao – Ảnh minh họa

Trường hợp chưa nhận được đầu tư, nếu LG thiết lập công suất sản lượng OLED dành riêng cho đơn hàng của Apple, sẽ có khá nhiều rủi ro xảy đến:

– Đầu tiên, vị thế của một ông lớn cộng với việc chắc chắn sẽ mua rất nhiều màn hình khiến Apple tác động được vào giá bán, khiến nó giảm xuống đến mức thấp nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của LG.

– Trường hợp thứ hai, nếu Apple không mua số lượng lớn màn hình OLED của LG như dự kiến, LG sẽ không thể chạy các nhà máy sản xuất dành riêng cho Apple với công suất cao nhất.

Thế nhưng, chi phí khấu hao đã đề cập ở trên lại không thay đổi dựa vào mức sử dụng, nó sẽ là một phần trong chi phí bán hàng, không cần biết rằng họ bán được bao nhiêu màn hình.

Nghĩa là, sự kết hợp của khấu hao cố định và doanh thu thấp hơn dự kiến sẽ làm giảm khả năng sinh lời của LG nếu họ không tận dụng được hết công suất của nhà máy.

Trong trường hợp Apple chấp nhận đầu tư, rủi ro tiêu hao vốn của LG sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, mức độ tổng thể chưa được xác định khi những điều khoản thoản thuận giữa 2 bên (trong trường hợp họ hợp tác) chưa được công khai.

iPhone dùng màn hình OLED của LG
Thương vụ với Apple (nếu có) liệu sẽ mang về lợi nhuận cho LG Display?

Kết

Một thương vụ tỷ đô tưởng chừng sẽ mang lại lợi ích cho đôi bên, nhưng chưa biết chừng sẽ chỉ có Apple hưởng lợi. Vị thế của một “người khổng lồ” khiến Apple đôi khi có động thái chèn ép các nhà cung ứng.

Mới đây nhất, việc Táo khuyết từ bỏ hợp tác với một công ty đã khiến cổ phiếu của họ lập tức giảm đến 72% và thậm chí có thể phải bán mình. Vì vậy, LG hãy lấy đó làm bài học để dè chừng.

Hãng sản xuất GPU quyết định rao bán công ty khi bị Apple tuyên bố “nghỉ chơi”