Bước vào đợt tiêm vắc-xin Covid-19 lớn nhất trong lịch sử, TP.HCM sẽ áp dụng công nghệ để quản lý công tác tiêm chủng Update 03/2024

Bước vào đợt tiêm vắc-xin Covid-19 lớn nhất trong lịch sử, TP.HCM sẽ áp dụng công nghệ để quản lý công tác tiêm chủng

TP.HCM áp dụng công nghệ để quản lý công tác tiêm chủng Covid-19
Ảnh minh họa

Theo thông tin mới cập nhật thì Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, thành phố có áp dụng các nền tảng công nghệ trong đợt tiêm chủng phòng chống Covid-19. TP.HCM sẽ bắt đầu đợt tiêm chủng đại trà phòng chống Covid-19 từ chiều ngày 21/6. Đây được xem là đợt tiêm chủng lớn nhất lịch sử từ trước đến nay.

Theo Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức, có tổng cộng 836 ngàn liều vắc xin được phân bổ cho TP.HCM. Trong đó, 30 ngàn liều được giao hẳn cho Bộ Khoa học Công nghệ khu vực phía Nam để tiêm cho lực lượng vũ trang. 20 ngàn liều tiêm cho lực lượng công an, bao gồm công an TP.HCM và lực lượng của Bộ Công an khu vực phía Nam.

Thành phố phải chịu trách nhiệm tiêm 804 ngàn liều trong thời gian rất gấp. Quá trình chuẩn bị đã thực hiện trong hai ngày cuối tuần trước, đến chiều 21/6 sẽ bắt đầu triển khai tiêm. Dự kiến quá trình tiêm chủng sẽ hoàn thành trong 5 ngày.

Nếu tính cả đợt này và những đợt tiêm trước, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam cho biết TP.HCM sẽ đạt tỷ lệ tiêm cho 6% người dân, với 2 mũi 1 người.

TP.HCM áp dụng công nghệ để quản lý công tác tiêm chủng Covid-19
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức (nguồn: ICTNews)

Ông Đức bày tỏ cám ơn với trung ương trong việc hỗ trợ các liều vắc xin mới đây cho thành phố. Đồng thời đã có cử các cơ quan trung ương đến hỗ trợ thành phố trong đợt tiêm chủng này. Trong đó có Bộ Y tế và Bộ Thông tin & Truyền thông đã rất theo sát và cử lực lượng hỗ trợ TP.HCM trong tiêm chủng và chống dịch.

Phía Bộ Y tế có Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn hỗ trợ ngành y tế của thành phố. Phía Bộ Thông tin & Truyền thông cũng cử Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng thường trực ở TP.HCM, cùng Sở TT&TT thành phố triển khai hỗ trợ hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin.

Ngoài ra, theo Phó chủ tịch TP, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn cũng hỗ trợ đợt tiêm này với các công cụ hỗ trợ khác nhau.

Trước đó, trong chỉ thị khẩn ngày 19/6,  lãnh đạo UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở Y tế tập trung là đẩy nhanh kế hoạch triển khai tiêm chủng vaccine đảm bảo tiến độ, đối tượng và an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ngoài ra, còn giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT triển khai hệ thống quản lý tiêm chủng vắc xin Covid-19.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai các nền tảng, ứng dụng công nghệ trong công tác tiêm chủng, đại diện Bộ TT&TT cho biết, hai bộ TT&TT và Y tế đã chỉ đạo tập đoàn Viettel triển khai nền tảng quản lý công tác tiêm chủng và ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử.

TP.HCM áp dụng công nghệ để quản lý công tác tiêm chủng Covid-19
Nhân viên y tế tiêm chủng (nguồn: ICTNews)

Trong đó, Sổ sức khỏe điện tử cho phép người dân khai báo y tế, đăng ký tiêm chủng và nhận được thông tin về địa điểm tiêm, thời gian dự kiến tiêm. Mỗi người dân sẽ được cấp 1 mã QR nên khi đến tiêm chỉ cầm quét mã. Việc này giúp tiết kiệm thời gian cho người đến tiêm, hạn chế tập trung đông người tại cơ sở tiêm ở cùng 1 thời điểm, đảm bảo giãn cách phòng chống dịch.

Đại diện Bộ TT&TT cho hay, triển khai nền tảng quản lý công tác tiêm chủng và ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại TP.HCM sẽ giúp đạt được “mục tiêu kép” là vừa đảm bảo tiêm chủng được nhanh chóng, an toàn, thuận tiện, tiết kiệm thời gian cho người dân với số lượng lớn, giảm tải cho nhân viên y tế; vừa tạo lập được dữ liệu sức khỏe điện tử cho hơn 800 ngàn người dân tại TP.HCM.

Ông Đỗ Lập Hiển, thành viên thường trực Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch quốc gia cho biết, Trung tâm công nghệ ở Trung ương là điểm hội tụ, nơi 2 ngành y tế và TT&TT đồng chủ trì triển khai việc ứng dụng công nghệ vào phòng chống dịch trên toàn quốc.  Trung tâm ở Trung ương xây dựng các ứng dụng, hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật trên toàn quốc.

Còn Trung tâm ở địa phương sẽ triển khai cụ thể các giải pháp công nghệ tại địa phương mình, tuyên truyền, đôn đốc, giám sát thực thi trong xã hội. Bên cạnh đó, Trung tâm ở Trung ương đảm bảo vận hành chung các hệ thống; địa phương khai thác và sử dụng các giải pháp công nghệ vào thực tế chống dịch. 

“Dịch bệnh lây lan không phụ thuộc vào địa giới hành chính, nếu địa phương tự làm ứng dụng của mình thì chỉ có thông tin của riêng địa phương, sẽ không hiệu quả trong chống dịch. Trung tâm quốc gia có nhiều nguồn dữ liệu trên toàn quốc nên chắc chắn sẽ hiệu quả hơn”, đại diện Bộ TT&TT nhấn mạnh.

Bạn có đánh giá gì về mức độ nguy hiểm của đợt dịch lần này?

Nguồn: ICTNews

Xem thêm: Việt Nam sắp tiến hành cấp chứng nhận tiêm vắc xin Covid-19 điện tử