Có thể bạn chưa biết: Lý do cáp quang biển thường hay bị đứt, tại sao không đặt trên cạn để dễ dàng sửa chữa nhỉ? Update 12/2024

Cáp quang biển
Ảnh minh hoạ

Việc cáp quang biển gặp sự cố chắc không còn xa lạ gì với chúng ta. Vậy có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi tại sao cáp quang lại liên tục đứt và vì sao cáp quang lại đặt dưới biển mà không đặt trên bờ cho dễ sửa chữa? Hãy cùng mình giải đáp ngay sau bài viết này nhé.

Tại sao cáp quang lại liên tục đứt?

Về cấu tạo, mỗi sợi cáp quang có đường kính khoảng 69 mm, nặng khoảng 10 kg/m và được kết hợp với nhau tạo thành từng bó nhiều sợi cáp quang nhỏ cùng rất nhiều lớp vỏ để bảo vệ nhằm đảm bảo sự an toàn cho những sợi cáp trong môi trường biển.

Tuy vậy, về cơ bản cáp quang biển chỉ có thể chống lại nồng độ muối, mặc dù trông dày đặc thép bao bọc bên ngoài nhưng nếu bị mỏ neo của 1 con tàu chở hàng cỡ vài chục nghìn tấn móc phải và rê đi thì sợi cáp đó cũng không khác sợi chỉ là bao. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tới 70% các vụ đứt cáp quang trên biển.

Trong khi đó, 30% còn lại dẫn đến đứt cáp quang biển là do con người (cụ thể là các hoạt động đánh bắt cá của ngư dân, đặc biệt là khi họ sử dụng hệ thống lưới cào) và do thiên tai.

Cấu tạo cáp quang biển
Ảnh minh hoạ

Vậy tại sao cáp quang lại đặt dưới biển mà không đặt trên cạn?

Câu trả lời rất đơn giản là vì việc lắp cáp quang ở trên cạn hay dưới biển đều có thể dễ dàng bị đứt, hư hỏng như nhau.

Bên cạnh đó, để có thể truyền tải được lượng thông tin khổng lồ thì đòi hỏi những sợi cáp phải có chiều dài rất lớn và cần điện áp rất cao. Vì vậy, nếu lắp cáp quang ở trên cạn thì sẽ vừa gây mất thẩm mỹ, vừa nguy hiểm đến đời sống của mọi người.

Xem thêm: Thánh soi công nghệ: Quên mất mình đang hợp tác với Samsung, BTS sơ ý đăng tweet bằng iPhone